logo
1170X250-investo.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ bảy, 24/08/2024

Nhìn lại Tuần 34: Kinh tế số toàn cầu dự báo đạt 16.500 tỷ USD vào năm 2028

  • Thái Lan rót hơn 300 tỷ baht kích cầu kinh tế
  • Hàn Quốc tiếp tục "đóng băng" lãi suất cơ bản ở mức 3,5%
  • Xuất khẩu của Panama giảm tới 73,6% trong 6 tháng đầu năm 2024
  • Ấn Độ nhập kỷ lục 2,07 triệu thùng dầu/ngày từ Nga
  • Fed có thể hạ lãi suất 25 điểm cơ bản tại 3 cuộc họp còn lại trong năm 2024
  • Châu Á đang dẫn đầu xu hướng bùng nổ du lịch trên toàn cầu
  • Đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và nhà hàng tại Cuba tăng 112%
  • Alipay cung cấp dịch vụ bằng 16 ngôn ngữ tại Trung Quốc
  • “Ông lớn” bán dẫn TSMC xây dựng nhà máy đầu tiên tại châu Âu
  • EC giảm thuế xe điện Tesla sản xuất tại Trung Quốc

Công ty tư vấn và nghiên cứu Forrester báo cáo, nền kinh tế số toàn cầu dự kiến đạt 16.500 tỷ USD vào năm 2028, chiếm 17% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

Forrester dự báo, quy mô nền kinh tế số sẽ tăng trưởng trung bình 6,9% mỗi năm trong giai đoạn 2023 - 2028. Hai lĩnh vực chính đóng góp vào sự tăng trưởng này là thương mại điện tử và du lịch trực tuyến, với mức tăng lần lượt 9% và 7% mỗi năm.

Mỹ và Trung Quốc sẽ chiếm gần 70% nền kinh tế số toàn cầu. Trong đó, Mỹ dẫn đầu về chi tiêu công nghệ (42%) và Trung Quốc thống trị lĩnh vực thương mại điện tử, với dự báo 41% tổng doanh số bán lẻ sẽ diễn ra trực tuyến vào năm 2028.

Nhà phân tích dự báo chính Michael O’Grady của Forrester cho biết, theo ước tính của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), gần 70% giá trị mới được tạo ra trong thập kỷ tới sẽ đến từ các nền tảng kỹ thuật số.

Để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số, các quốc gia cần tập trung vào các doanh nghiệp kỹ thuật số, dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số, nghiên cứu và phát triển, cũng như đầu tư vào công nghệ ảnh hưởng đến các hoạt động phi kỹ thuật số.

Theo Forrester, Hàn Quốc là quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho nghiên cứu và phát triển, với trọng tâm vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn cho AI, 5G và 6G, metaverse và an ninh mạng. Ngược lại, đầu tư kỹ thuật số ở châu Âu còn chậm chạp, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm từ năm 2024 đến năm 2027 dự kiến đạt 83 tỷ euro (91,8 tỷ USD), thấp hơn đáng kể so với mức 125 tỷ euro mà Ủy ban châu Âu (EC) đề ra.

Mỹ, Trung Quốc, Anh, Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc sẽ là những nền kinh tế số lớn nhất thế giới.

Tâm điểm thị trường: Giá vàng thỏi lần đầu cán mốc 1 triệu USD

Giá một thỏi vàng (khoảng 400 ounce) đã lần đầu tiên đạt mức 1 triệu USD, nhờ đà tăng vọt của giá kim loại quý này lên mức cao kỷ lục mới cuối tuần trước.

Trong phiên giao dịch 20/8, giá vàng giữ vững trên mốc 2.500 USD/ounce, do tình hình căng thẳng ở Trung Đông, sự yếu đi của đồng USD và kỳ vọng ngày càng tăng vào khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ hạ lãi suất vào tháng 9. Có thời điểm, giá vàng giao ngay vọt lên 2.531,60 USD/ounce, mức cao kỷ lục. Chốt phiên, giá vàng giao dịch kỳ hạn tại Mỹ neo ở mức 2.550,6 USD/ounce.

Giá vàng đã tăng hơn 20% kể từ đầu năm 2024 và đang trên đà hướng đến năm tăng mạnh nhất kể từ năm 2020. Giá kim loại quý tăng có thể là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư dự đoán Fed sẽ sớm giảm lãi suất. So với hôm 20/8, thị trường hiện thấy khả năng Fed cắt giảm lãi suất tới 0,50 điểm phần trăm cao hơn một chút, mặc dù nhiều nhà đầu tư vẫn kỳ vọng mức cắt giảm sẽ chỉ khoảng 0,25 điểm.

Các ngân hàng trung ương, dẫn đầu là Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), cũng đang mua vàng để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD. Các ngân hàng trung ương và giới đầu tư xem kim loại quý này là một công cụ lưu trữ giá trị lâu dài và đáng tin cậy trong những thời kỳ bất ổn kinh tế.

Chuyên gia Aakash Doshi tại tổ chức nghiên cứu Citi Research dự đoán, giá vàng có thể vọt lên 2.600 USD/ounce vào cuối năm nay và 3.000 USD/ounce vào giữa năm tới.

Một số tin tức thị trường quan trọng trong tuần

Thị trường năng lượng toàn cầu đã trải qua những biến động trong bối cảnh những yếu tố rủi ro trái chiều chưa có dấu hiệu lắng dịu trong ngắn hạn. Những lo ngại về xung đột leo thang ở Trung Đông đã đẩy giá dầu vượt 80 USD/thùng, phản ánh nỗi lo về khả năng gián đoạn nguồn cung từ khu vực này.

Đồng thời, những bất ổn liên quan đến nhu cầu dầu, đặc biệt là từ Trung Quốc, đang hạn chế việc giá dầu thô tăng cao hơn nữa.

Giá khí đốt bán buôn của châu Âu cũng biến động đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine. Giao tranh đang diễn ra gần thị trấn Sudzha (Nga) - một điểm trung chuyển chính cho khí đốt chảy vào Ukraine, đã làm dấy lên lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung trước khi thỏa thuận kéo dài 5 năm giữa châu Âu với Gazprom hết hạn.

Tỷ lệ lạm phát trong tháng 7 ở Canada đã hạ xuống còn 2,5%, mức thấp nhất trong vòng 40 tháng qua kể từ tháng 3/2021.

Số liệu cũng cho thấy lạm phát ở cường quốc G7 đang giảm dần từ đầu năm cho đến nay và phù hợp với các dự báo của những chuyên gia kinh tế về việc Ngân hàng trung ương Canada (BoC) sẽ cắt giảm thêm lãi suất vào tháng 9.

Các chuyên gia cho rằng, các biện pháp cốt lõi của lạm phát, dữ liệu mà BoC xem xét khi đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ, cũng đã chậm lại trong tháng 7, trong đó chỉ số giá tiêu dùng tiêu chuẩn (CPI) vào khoảng 2,2%, CPI lõi là 2,7% và CPI trung bình là 2,4%.

Nhật Bản đã ghi nhận thâm hụt thương mại 621 tỷ yen (4,3 tỷ USD) vào tháng 7, do giá hàng nhập khẩu tăng vọt. Kim ngạch nhập khẩu của nước này tăng gần 17% so với cùng kỳ năm ngoái lên 10.200 tỷ yen, trong khi xuất khẩu tăng 10% lên 9.600 tỷ yen (66 tỷ USD).

Nhập khẩu tăng đối với mặt hàng thịt và thực phẩm khác, cũng như sắt, cho thấy nền kinh tế trong nước tương đối khỏe mạnh, khi chi tiêu tiêu dùng cải thiện nhờ lương tăng.

Xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ, Trung Quốc và Brazil tăng, nhưng xuất khẩu ô tô tiếp tục gặp khó khăn giữa lúc bê bối gian lận trong thử nghiệm xe làm đình trệ hoạt động sản xuất tại một số công ty, trong đó có nhà sản xuất ô tô hàng đầu Toyota.

Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ trong tuần trước đang ổn định ở mức phù hợp với sự nới lỏng dần của thị trường lao động, tạo tiền đề cho Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9.

Trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ đã tăng 4.000 đơn, lên mức 232.000 đơn trong tuần tính đến ngày 17/8. Số đơn xin tiếp tục nhận trợ cấp sau tuần thất nghiệp đầu tiên cũng tăng 4.000 đơn, lên mức 1,863 triệu đơn trong tuần tính đến ngày 10/8. Tuy nhiên, tình trạng sa thải vẫn ở mức thấp trong lịch sử.

Dữ liệu thất nghiệp mới sẽ tiếp tục xoa dịu nỗi lo thị trường lao động Mỹ đang xấu đi nhanh chóng, sau khi báo cáo việc làm yếu hơn kỳ vọng vào tháng 7 và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao nhất sau đại dịch là 4,3%.

Trong những năm trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã sử dụng bài phát biểu tại Jackson Hole để phác thảo những sáng kiến chính sách và cung cấp các gợi ý về đường hướng chính sách trong tương lai.

Tại lần xuất hiện đầu tiên vào năm 2018, ông đã thể hiện quan điểm về mức lãi suất và tỷ lệ thất nghiệp được coi là "trung lập" hay ổn định. Năm 2019, ông cho biết lãi suất sẽ giảm. Năm 2020, ông công bố một cách tiếp cận mới cho phép lạm phát diễn biến “nóng” hơn bình thường, mà không tăng lãi suất, nhằm thúc đẩy một thị trường việc làm bao trùm hơn.

Tuy nhiên, sau khi áp dụng "mục tiêu lạm phát trung bình linh hoạt" đó là một thời kỳ giá cả tăng vọt, khiến ông Powell trong 3 năm sau đó phải điều hướng một chính sách tiền tệ đầy rủi ro.

Lần này, nhiệm vụ của người đứng đầu Fed là xác nhận những dự đoán của thị trường, đồng thời cũng thể hiện quan điểm của ông về nền kinh tế, nhất là sự hạ nhiệt của lạm phát và những lo ngại về thị trường lao động.

Những sự kiện kinh tế quan trọng trong tuần qua đã tác động đáng kể đến thị trường tài chính toàn cầu và chiến lược giao dịch của các nhà đầu tư. Hãy tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin nhanh nhất, mới nhất và chính xác cùng Investo.

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

banner-5-1.jpg