logo
1170X250-investo.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ bảy, 10/08/2024

Nhìn lại Tuần 32: Khối tài sản của các quỹ thị trường tiền tệ đạt mức kỷ lục

  • Kinh tế Nhật Bản tháng 6 giảm 0,3% mặc dù tiêu dùng phục hồi
  • Kinh tế Canada tăng trưởng trì trệ nhất trong số 50 nền kinh tế phát triển
  • Thiên tai đã gây thiệt hại 120 tỷ USD về kinh tế trong nửa đầu năm 2024
  • Tổng thống Nga ký ban hành luật về tiền số
  • Ai Cập đặt mục tiêu thu về tới 2,5 tỷ USD từ IPO doanh nghiệp nhà nước
  • Hãng hàng không Cathay Pacific chi 11 tỷ USD mua máy bay Airbus0
  • Disney rót 5 tỷ USD vào sản xuất phim tại châu Âu
  • TSMC lên kế hoạch sử dụng 100% năng lượng tái tạo tại các nhà máy
  • Samsung đưa 1 triệu bếp điện tại Mỹ về sửa chữa
  • Xuất khẩu mỳ ăn liền của Hàn Quốc 7 tháng đầu năm tăng 34%

Giá trị tài sản của các quỹ thị trường tiền tệ đã tăng lên mức kỷ lục mới khi đợt bán tháo tài sản rủi ro trên toàn cầu vào đầu tuần khiến các nhà đầu tư đổ xô vào tiền mặt. 

Quỹ thị trường tiền tệ là một loại quỹ tương hỗ chỉ đầu tư vào các công cụ có tính thanh khoản cao như tiền mặt, chứng khoán tương đương tiền và chứng khoán nợ có xếp hạng tín dụng cao với thời gian đáo hạn ngắn.

Theo quỹ đầu tư Investment Company Institute, có khoảng 52,7 tỷ USD chảy vào các quỹ thị trường tiền tệ của Mỹ trong tuần tính đến ngày 7/8, ghi dấu mức hàng tuần cao nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 3/4. Tổng tài sản đã tăng từ mức 6.135 tỷ USD trong tuần trước lên 6.190 tỷ USD.

Các dấu hiệu ngày càng tăng cho thấy tăng trưởng kinh tế chững lại nhanh hơn dự kiến đã châm ngòi cho một đợt tăng giá mạnh mẽ của trái phiếu toàn cầu khi các nhà giao dịch đặt cược vào khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác trở nên quyết liệt hơn trong việc cắt giảm lãi suất.

Trước biến động mạnh trên thị trường toàn cầu, có tới 60% khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong tuần tới, trước cuộc họp tiếp theo vào tháng 9. Ngay cả sau khi Fed bắt đầu giảm lãi suất, tiền mặt dự kiến sẽ tiếp tục chảy vào các quỹ thị trường tiền tệ khi các tổ chức có xu hướng nhờ bên thứ ba quản lý tiền mặt.

Trong khi đó, các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã đổ xô vào các quỹ thị trường tiền tệ kể từ khi Fed bắt đầu một trong những chu kỳ thắt chặt mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ vào năm 2022. Trong tuần tính đến ngày 7/8, các quỹ chính phủ đã chứng kiến giá trị tài sản tăng 51,7 tỷ USD lên 5.000 tỷ USD.

Tâm điểm thị trường: Thỏa thuận giữa hai đại gia công nghệ Mỹ có thể đổ vỡ

Thỏa thuận “béo bở” giữa Apple và Google có thể gặp rủi ro sau khi một thẩm phán Mỹ phán quyết rằng “gã khổng lồ” tìm kiếm thuộc sở hữu của Alphabet đang vi phạm quy định về chống độc quyền. 

Các nhà phân tích nhận định, để tránh những hành động vi phạm quy định chống độc quyền tiềm tàng của Google, một biện pháp khắc phục có thể được đưa ra, chẳng hạn như chấm dứt thỏa thuận để công cụ tìm kiếm của Google trở thành công cụ mặc định trên các thiết bị Apple.

Theo các nhà phân tích của ngân hàng Morgan Stanley, Google trả cho Apple 20 tỷ USD hàng năm, tương đương khoảng 36% doanh thu từ quảng cáo tìm kiếm thông qua trình duyệt Safari, để có được đặc quyền này.

Ước tính nếu thỏa thuận này bị hủy bỏ, nhà sản xuất iPhone có thể bị ảnh hưởng lợi nhuận từ 4% đến 6%. Theo một tài liệu của Bộ Tư pháp trong vụ kiện chống độc quyền, thỏa thuận này kéo dài ít nhất đến tháng 9/2026 và Apple có quyền đơn phương gia hạn thêm hai năm.

Các nhà phân tích của Evercore ISI cho biết kết quả khả dĩ nhất bây giờ là thẩm phán phán quyết Google không được trả tiền để đặt mặc định hoặc các công ty như Apple phải chủ động nhắc nhở người dùng chọn công cụ tìm kiếm của họ thay vì đặt mặc định và cho phép người tiêu dùng thay đổi cài đặt nếu họ muốn.

Nếu thỏa thuận hợp tác bị hủy bỏ, Apple sẽ có một số lựa chọn, bao gồm cung cấp cho khách hàng các lựa chọn thay thế như Microsoft Bing hoặc có thể là một sản phẩm tìm kiếm mới được hỗ trợ bởi OpenAI.

Một số tin tức thị trường quan trọng trong tuần

Trong khi hầu hết các công ty giá trị vốn hóa lớn đã công bố báo cáo tài chính trong tuần trước, kết quả kinh doanh từ nhiều công ty lớn khác sẽ là điều giới đầu tư chờ đợi trong tuần này.

Báo cáo từ công ty công nghiệp hàng đầu Caterpillar và “gã khổng lồ” ngành truyền thông và giải trí Walt Disney sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng sức khỏe của ngành sản xuất và người tiêu dùng Mỹ.

Thị trường cũng sẽ chờ đợi báo cáo từ một số tên tuổi lớn khác, bao gồm nhà sản xuất thuốc giảm cân Eli Lilly và hãng công nghệ Super Micro Computer, một trong những công ty hưởng lợi từ làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI) trên thị trường.

Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) đã quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất ở mức 4,35% - mức cao nhất trong 13 năm qua, trong bối cảnh lạm phát tại nước này vẫn cao dai dẳng.

Giới chức RBA cho biết, lạm phát dù đã hạ nhiệt đáng kể so với mức đỉnh vào năm 2022, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với phạm vi mục tiêu 2- 3% và có xu hướng dai dẳng. Do vậy, đưa lạm phát về mức mục tiêu vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới.

Nhiều chuyên gia dự báo, RBA sẽ đợi đến gần cuối năm 2024, hoặc phải đến quý đầu năm 2025 mới bắt đầu cắt giảm lãi suất do áp lực lạm phát vẫn còn lớn.

  • Ngày 7/8: Xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong 3 tháng

Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 3 tháng. Số liệu làm gia tăng lo ngại về triển vọng của ngành sản xuất.

Các nhà phân tích nhận định, các nhà máy tại Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt với sức ép lớn trong những tháng tới, do hàng rào thuế quan của các nước và nhu cầu sụt giảm. Ngoài ra, biến động trên thị trường tài chính và nỗi lo suy thoái kinh tế ở Mỹ đặt ra những thách thức mới cho các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng thúc đẩy đà phục hồi kinh tế mong manh.

Trong tháng 7, lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng 7% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức tăng 8,6% của tháng 6 và cũng thấp hơn con số dự báo tăng 9,7%. Lĩnh vực nhập khẩu tăng 7,2%, đảo ngược mức giảm 2,3% trong tháng 6 và đánh dấu tốc độ tăng mạnh nhất trong 3 tháng, đồng thời vượt qua kỳ vọng của các nhà phân tích về mức tăng 3,5%.

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã giảm xuống mức 233,000, thấp hơn dự kiến và mang lại tín hiệu tích cực cho thị trường lao động Mỹ. Con số này đã giảm 17,000 đơn so với tuần trước đó và thấp hơn mức dự báo 240,000 đơn của Dow Jones.

Tin tức này đã mang lại một tia hy vọng giữa bầu không khí lo lắng về sự suy yếu của tăng trưởng việc làm và nguy cơ suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, bức tranh không hoàn toàn tươi sáng. Số lượng đơn đề nghị tiếp tục trợ cấp thất nghiệp đã tăng lên 1.875 triệu đơn - mức cao nhất kể từ cuối tháng 11/2021.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 7 tăng 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 0,2% trong tháng 6, trong khi các nhà kinh tế tham gia một khảo sát của Reuters dự báo tăng 0,3%.

Lạm phát lõi ở mức 0,4% trong tháng 7, giảm so với mức 0,6% trong tháng 6. So với tháng trước, CPI tăng 0,5% trong tháng 7, so với mức giảm 0,2% trong tháng 6 và mức tăng dự báo 0,3%. Chỉ số giá của nhà sản xuất giảm 0,8% trong tháng 7, không đổi so với tháng 6, trong khi được dự báo giảm 0,9%.

Số liệu lạm phát được công bố sau khi hoạt động chế tạo giảm sút, gây lo ngại về triển vọng xuất khẩu trong thời điểm nhu cầu trong nước thấp.

Những sự kiện kinh tế quan trọng trong tuần qua đã tác động đáng kể đến thị trường tài chính toàn cầu và chiến lược giao dịch của các nhà đầu tư. Hãy tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin nhanh nhất, mới nhất và chính xác cùng Investo.

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

banner-5-1.jpg