logo
1170X250-investo.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ bảy, 27/07/2024

Nhìn lại Tuần 30: Kinh tế Nhật Bản phát tín hiệu trái chiều trước thềm cuộc họp BoJ

  • Nga tăng lãi suất chủ chốt lên 18% để kiềm chế lạm phát
  • Ukraine tránh được nguy cơ vỡ nợ vào phút cuối
  • Trung Quốc rót 300 tỷ NDT để thúc đẩy kinh tế phục hồi
  • Trung Quốc tạo mới gần 7 triệu việc làm trong nửa đầu năm 2024
  • Sự cố máy tính toàn cầu gây thiệt hại ước tính 5,4 tỷ USD
  • Giá vàng có thể đạt tới 2.680 USD/ounce vào cuối năm nay
  • Báo cáo sai, Citigroup lĩnh án phạt 136 triệu USD
  • BMW đưa về xưởng sửa chữa hơn 291.000 xe SUV tại Mỹ
  • Apple rớt khỏi Top 5 thương hiệu smartphone hàng đầu ở Trung Quốc
  • Tỷ phú Elon Musk cân nhắc đầu tư 5 tỷ USD vào công ty khởi nghiệp AI

Nhìn lại Tuần 30: Kinh tế Nhật Bản phát tín hiệu trái chiều trước thềm cuộc họp BoJ

Một chỉ số quan trọng về thể trạng lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản đã phục hồi vào tháng 7, trong khi một thước đo hoạt động chế tạo lại cho thấy có sự sụt giảm. Đây là những dấu hiệu mới nhất thể hiện sự tăng trưởng không đồng đều của nền kinh tế Nhật Bản.

S&P Global cho biết, Chỉ số các nhà quản trị mua hàng (PMI) của au Jibun Bank cho lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản đã tăng từ mức 49,4 vào tháng 6 lên 53,9 trong tháng 7, mức cao nhất trong 3 tháng qua. Đây là một dấu hiệu đáng khích lệ cho thấy nhu cầu nội địa có thể đủ mạnh để hỗ trợ tăng trưởng và lạm phát.

Chỉ số PMI cho lĩnh vực chế tạo lại cho thấy sự thu hẹp từ mức 50 trong tháng 6 xuống 49,2 trong tháng 7.

Những con số tương phản này cho thấy hoạt động không đồng đều của nền kinh tế, trong bối cảnh Nhật Bản đang vật lộn để quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng vững chắc, sau khi ghi nhận 5 quý tăng trưởng âm trong 11 quý gần đây.

Tuy nhiên, sự cải thiện trong lĩnh vực dịch vụ là dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nền kinh tế có thể mạnh hơn so với mức được thể hiện qua số liệu chi tiêu tiêu dùng. Đó sẽ là một diễn biến tích cực đối với các nhà hoạch định chính sách.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ họp vào tuần tới để quyết định chính sách và kế hoạch cắt giảm chương trình mua trái phiếu của mình. Các quan chức BoJ cho rằng sự sụt giảm chi tiêu tiêu dùng đang khiến họ khó đưa ra quyết định về việc có tăng lãi suất hay không.

Tâm điểm thị trường: Kinh tế Trung Quốc giảm tốc gây tổn thất cho doanh nghiệp châu Âu

Các công ty châu Âu từ các thương hiệu xa xỉ đến các nhà sản xuất ô tô, đang chịu ảnh hưởng từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, và các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào nhu cầu tại “gã khổng lồ” kinh tế châu Á này đang gặp nhiều rắc rối hơn.

Hugo Boss AG, Burberry Group Plc và Daimler Truck Holding AG là những tên tuổi nổi tiếng nằm trong số những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng do sự thận trọng ngày càng tăng của khách hàng Trung Quốc.

Nhìn lại Tuần 30: Kinh tế Nhật Bản phát tín hiệu trái chiều trước thềm cuộc họp BoJ

Tập đoàn xa xỉ phẩm LVMH cũng báo cáo doanh số bán hàng tại châu Á, trong đó có Trung Quốc, giảm 14% trong quý II. Giá cổ phiếu của LVMH đã giảm 23% trong 12 tháng qua.

Việc người dân Trung Quốc chi tiêu ít hơn cho hàng hóa châu Âu đang có những tác động nghiêm trọng đến lợi nhuận, cũng như tạo ra rủi ro cho giá cổ phiếu, mức định giá và cả việc làm. Swatch Group đã chứng kiến doanh số bán hàng tại Trung Quốc giảm 30% trong nửa đầu năm và doanh nghiệp này đang phải cắt giảm sản xuất.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể hy vọng thực trạng trên chỉ diễn ra trong ngắn hạn, song vẫn không rõ Trung Quốc sẽ xoay chuyển tình thế như thế nào. Quốc gia châu Á này đang đối mặt với nhiều vấn đề, từ khủng hoảng bất động sản đến chi tiêu tiêu dùng sụt giảm và căng thẳng thương mại gia tăng.

Trước tình hình trên, các chiến lược gia của Goldman Sachs đang khuyến nghị các nhà đầu tư bán bớt những cổ phiếu của doanh nghiệp châu Âu có phần lớn doanh thu đến từ Trung Quốc.

Một số tin tức thị trường quan trọng trong tuần

Khi mùa báo cáo tài chính bước vào giai đoạn cao trào, các nhà đầu tư lạc quan hy vọng kết quả kinh doanh vững chắc sẽ ngăn chặn sự sụt giảm của cổ phiếu công nghệ - yếu tố đang hạ nhiệt đà tăng của chứng khoán Mỹ trong năm nay.

Lĩnh vực công nghệ của S&P 500 đã giảm gần 6% chỉ sau hơn một tuần khi kỳ vọng ngày càng tăng về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất và nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 của ông Donald Trump đã khiến dòng tiền dịch chuyển từ các cổ phiếu công nghệ sang các lĩnh vực khác.

Các báo cáo tài chính quý II có thể giúp cổ phiếu công nghệ lấy lại sự chú ý. Tesla và Alphabet đều công bố báo cáo kết quả vào ngày 23/7, mở màn cho loạt báo cáo từ nhóm cổ phiếu giá trị vốn hóa lớn - động lực thúc đẩy thị trường từ đầu năm 2023. IBM, Ford và General Motors là một số công ty có tên tuổi lớn khác sẽ công bố báo cáo trong tuần tới.

Doanh số bán nhà hiện có ở Mỹ đã giảm mạnh hơn dự kiến trong tháng 6 do giá nhà trung bình tăng cao, song nguồn cung cải thiện và lãi suất thế chấp giảm mang lại hy vọng thị trường nhà đất có thể phục hồi trong những tháng tới.

Nhìn lại Tuần 30: Kinh tế Nhật Bản phát tín hiệu trái chiều trước thềm cuộc họp BoJ

Trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà ở Mỹ, đã giảm 5,4% trong tháng 6, xuống mức 3,89 triệu căn, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2023. Giá nhà đã qua sở hữu trung bình đã tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức cao kỷ lục là 426.900 USD/căn.

Lượng tồn kho nhà ở tăng 3,1%, lên mức 1,32 triệu căn trong tháng 6, trong khi nguồn cung tăng 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Với tốc độ bán hàng của tháng 6, sẽ phải mất khoảng 4,1 tháng để bán hết số nhà hiện đang được rao bán trên thị trường, mức cao nhất trong hơn 4 năm. Nguồn cung từ 4 tháng đến 7 tháng được coi là sự cân bằng lành mạnh giữa cung và cầu.

Ngày 24/7, Ngân hàng trung ương Canada (BoC) đã cắt giảm lãi lần thứ 2 liên tiếp, với lý do chi tiêu hộ gia đình giảm đối với cả hàng hóa tiêu dùng và nhà ở, nên phải hạ lãi suất xuống còn 4,5% bất chấp những áp lực về giá cả nhà đất và dịch vụ vẫn tiếp tục khiến lạm phát tăng cao.

Việc cắt giảm lãi suất lần này được cho là phù hợp với những gì các nhà kinh tế và thị trường Canada đang mong đợi và báo hiệu sẽ có thêm một vài đợt cắt giảm nữa trong tương lai.

BoC dự báo GDP sẽ tăng 1,5% trong nửa cuối năm nay, nhưng dân số sẽ tăng 3%, khiến GDP bình quân đầu người vẫn sẽ ở mức âm. Dự báo GDP dự kiến cho năm 2025 và 2026 sẽ lần lượt tăng trưởng ở mức 2,1% và 2,4%.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đã tăng với tốc độ 2,8% trong quý II/2024, cao hơn dự báo GDP tăng trưởng 2% mà các nhà kinh tế tham gia khảo sát của hãng tin Reuters đưa ra. Nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng với tốc độ 1,4% trong quý I.

Nhìn lại Tuần 30: Kinh tế Nhật Bản phát tín hiệu trái chiều trước thềm cuộc họp BoJ

Nền kinh tế Mỹ tiếp tục thể hiện sự vượt trội bất chấp việc Fed tăng lãi suất mạnh mẽ trong năm 2022 và 2023. Điều này là nhờ sự hỗ trợ từ thị trường lao động "kiên cường", ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên mức cao nhất 2 năm rưỡi là 4,1%.

Fed đã giữ lãi suất chủ chốt trong phạm vi 5,25% - 5,5% trong năm qua. Fed đã tăng lãi suất 525 điểm cơ bản kể từ năm 2022. Thị trường tài chính dự kiến sẽ có 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024, bắt đầu từ tháng 9.

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) giảm xuống mức 2,5% trong tháng 6, so với mức 2,6% trong tháng 5. 

Tổng thống Joe Biden nhận định số liệu mới cho thấy tiến triển trong nỗ lực kiểm soát lạm phát. Số liệu lạm phát tháng 6 cũng được các quan chức Fed xem là tiến triển tích cực, nhưng vẫn vượt mức mục tiêu dài hạn là 2%.

Trong khi đó, thị trường lao động Mỹ có thể tiến tới cân bằng hơn giữa người tìm việc làm và người tuyển dụng lao động, và nền kinh tế vẫn mạnh, với mức tăng trưởng 2,8% trong quý II/2024. 

Những sự kiện kinh tế quan trọng trong tuần qua đã tác động đáng kể đến thị trường tài chính toàn cầu và chiến lược giao dịch của các nhà đầu tư. Hãy tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin nhanh nhất, mới nhất và chính xác cùng Investo.

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

banner-5-1.jpg