Các ngân hàng trung ương lớn đang nới lỏng chính sách tiền tệ chậm hơn nhiều so với đà tăng lãi suất từ cuối năm 2021 để kiềm chế lạm phát tăng vọt.
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) ngày 18/7 đã giữ nguyên lãi suất như dự kiến và không đưa ra gợi ý nào về động thái tiếp theo, sau khi cắt giảm lần đầu tiên hồi tháng 6/2023. Ngân hàng này cho rằng sức ép giá trong nước vẫn ở mức cao và lạm phát sẽ vượt mục tiêu cho đến tận năm sau.
Thị trường đang đoán định khoảng 64% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Lạm phát tại Mỹ giảm đã thuyết phục các nhà giao dịch rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 9 sau khi chúng được giữ trong phạm vi 5,25-5,5% trong gần một năm, và do giá cả, việc làm và tiền lương dường như quay trở lại mức cân bằng. Thị trường tin tưởng sẽ có 1 đợt cắt giảm vào tháng 9 và 63% khả năng cắt giảm thêm một lần nữa ngay sau cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11.
Sức ép lạm phát dịch vụ vẫn ở mức cao khiến các nhà giao dịch giảm tỷ lệ đặt cược cho việc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cắt giảm lãi suất vào ngày 1/8. Thị trường đang đặt cược khoảng 44% khả năng ngân hàng này giảm 25 điểm cơ bản, so với mức 50-50 của tuần trước. BoE đã giữ lãi suất ở mức cao của 16 năm là 5,25% trong tháng 6.
Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) là một trường hợp ngoại lệ, khi đưa lãi suất từ mức âm lên dương vào tháng 3/2024, lần tăng đầu tiên trong 17 năm. Cuộc họp của ngân hàng này sẽ diễn ra vào ngày 30-31/7 và dữ liệu gần đây cho thấy việc tăng lương đang lan khắp trên toàn nền kinh tế, củng cố khả năng tăng lãi suất trở lại trong thời gian sớm. Thị trường đặt cược khoảng 43% khả năng BoJ tăng lãi suất 10 điểm cơ bản vào tháng 7 và một lần nữa vào tháng 9.
Tại Canada, dự kiến Ngân hàng trung ương nước này sẽ nhanh chóng cắt giảm lãi suất lần thứ hai vào ngày 24 /7 sau khi hạ lãi suất vay xuống mức 4,75% trong tháng 6 do các doanh nghiệp báo cáo nhu cầu yếu.
Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) chưa sẵn sàng tham gia cắt giảm lãi suất. Biên bản cuộc họp tháng 6 cho thấy RBA đã cân nhắc xem có cần tăng lãi suất thêm hay không để kiềm chế lạm phát. Lãi suất chủ chốt của Australia ở mức 4,35%, trong khi lạm phát đang ở mức 4%, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2-3%.
Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) giữ nguyên lãi suất ổn định ở mức 5,5% tại cuộc họp tuần trước nhưng mở ra khả năng nới lỏng lãi suất nếu lạm phát giảm. Lạm phát hàng năm đã giảm xuống mức thấp nhất 3 năm trong quý II xuống còn 3,3% so với mức 4% trong quý I. Các nhà giao dịch dự đoán hơn 50% khả năng RBNZ cắt giảm 25 điểm cơ bản vào tháng 8 và cắt giảm một lần nữa vào tháng 10.
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB), ngân hàng trung ương đầu tiên trong các nền kinh tế phương Tây thực hiện cắt giảm lãi suất trong chu kỳ này hồi tháng 3/2024, đã một lần nữa hạ lãi suất xuống 1,25% trong tháng 6/2024 và đang dự định một đợt cắt giảm khác vào tháng 9. Lạm phát của Thụy Sỹ đã giảm xuống còn 1,3%, hoàn toàn nằm trong phạm vi mục tiêu của SNB.
Một sự cố công nghệ toàn cầu đã khiến các chuyến bay bị hoãn, nhiều ngân hàng ngừng hoạt động và các phương tiện truyền thông ngắt sóng trong ngày 19/7. Đây là sự gián đoạn lớn ảnh hưởng đến nhiều công ty và dịch vụ trên toàn thế giới và cho thấy sự phụ thuộc vào phần mềm từ một số ít nhà cung cấp.
Sự cố máy tính quy mô lớn này đã gây ra tình trạng gián đoạn nghiêm trọng trên các máy tính được trang bị Windows, hiển thị màn hình lỗi màu xanh đặc trưng của hệ điều hành này. Báo cáo đầu tiên vào đêm 18 và rạng sáng 19/7 tại Australia, sự cố đã làm ảnh hưởng đến các hệ thống máy tính trên toàn thế giới, buộc nhiều hãng hàng không và sân bay phải tạm dừng các chuyến bay. Các lĩnh vực khác cũng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sự cố toàn cầu này.
Công ty an ninh mạng CrowdStrike cho biết, nguyên nhân gây ra sự cố nói trên không phải là sự cố bảo mật hoặc tấn công mạng. Sự cố này đã ảnh hưởng đến các ứng dụng và dịch vụ Microsoft 365 và tình trạng gián đoạn vẫn lan rộng hàng giờ sau khi Microsoft cho biết đang dần khắc phục.
Mùa báo cáo tài chính quý II đã bắt đầu vào tuần trước và tiếp diễn vào ngày 15/7 khi Goldman Sachs (NYSE:GS) và BlackRock (NYSE:BLK) công bố báo cáo về hiệu quả tài chính của họ.
Tới cuối tuần, đến lượt các tên tuổi lớn như Bank of America (NYSE:BAC), Morgan Stanley, ASML (AS:ASML) và Netflix (NASDAQ:NFLX) cũng công bố kết quả kinh doanh. Giới đầu tư mong đợi một mùa báo cáo tài chính rất khả quan, phần lớn trong số kỳ vọng này đã được đưa vào định giá cổ phiếu hiện tại.
Doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 6 không thay đổi so với tháng 5, trong khi mức tăng của tháng 5 cũng được điều chỉnh tăng từ 0,1% lên 0,3%. Trước đó, các nhà kinh tế đã dự báo doanh số bán lẻ sẽ giảm 0,3%.
So với cùng kỳ năm 2023, doanh số bán lẻ đã tăng 2,3% và chậm lại đáng kể so với mức tăng 7,7% được ghi nhận vào tháng 1/2023.
Doanh số bán lẻ cốt lõi - tương ứng chặt chẽ nhất với thành phần chi tiêu tiêu dùng trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - tăng 0,9% trong tháng 6 sau khi tăng 0,4% trong tháng 5.
Lạm phát tại Anh bất ngờ giữ ở mức 2% trong tháng 6, cao hơn dự báo của các nhà kinh tế và làm gia tăng khả năng BoE sẽ trì hoãn việc cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2020.
Lạm giá cơ bản, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, duy trì ở mức 3,5% trong 12 tháng tính đến tháng 6. Lạm phát giá dịch vụ vẫn giữ ở mức 5,7% so với tháng 5. Dự báo trước đó của Reuters là 5,6%.
Sau khi số liệu lạm phát được công bố, các nhà đầu tư đã giảm tỷ lệ đặt cược BoE sẽ cắt giảm lãi suất vào ngày 1/8, xuống còn khoảng 35% so với mức gần 50% trước đó.
ECB) đã giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 3,75% như dự báo trong cuộc họp chính sách vào ngày 18/7. Khi lạm phát vẫn ở mức cao và tăng trưởng lương tiếp tục, ECB có thể thận trọng hơn trong lộ trình đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%.
Chủ tịch ECB Christine Lagarde nhắc lại lộ trình lãi suất sẽ không được định trước mà các quyết định sẽ tùy thuộc vào số liệu.
Các thị trường nhận định ECB sẽ hạ lãi suất 2 lần từ nay đến cuối năm nay và thêm 5 lần cho đến cuối năm tới.
Tỷ lệ lạm phát tại Nhật Bản trong tháng 6 tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái, bằng với mức dự báo và cũng là mức của tháng 5. Tỷ lệ lạm phát cốt lõi tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức dự báo 2,7%, nhưng cao hơn mức 2,5% của tháng 5.
Việc lạm phát tại Nhật Bản tiếp tục tăng nhanh tháng thứ hai liên tiếp khiến thị trường duy trì kỳ vọng rằng, BoJ có thể sớm tăng lãi suất trong thời gian tới. Các dữ liệu lạm phát sẽ được giới chức BoJ xem xét kỹ lưỡng tại cuộc họp chính sách vào các ngày 30 - 31/7.
Những sự kiện kinh tế quan trọng trong tuần qua đã tác động đáng kể đến thị trường tài chính toàn cầu và chiến lược giao dịch của các nhà đầu tư. Hãy tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin nhanh nhất, mới nhất và chính xác cùng Investo.