logo
1170X250-investo.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ sáu, 24/05/2019

Cuộc Chiến Thương Mại Mỹ - Trung Giáng Đòn Nặng Nề Lên Một Loại Hàng Hóa Của Mỹ

“Cuộc chiến sẽ tiếp tục kéo dài hơn so với suy nghĩ của mọi người, nhưng không có lý do gì để chúng ta quá rầu lo về nó cả,” Craig Turner, môi giới mua bán hàng hóa cao cấp tại Daniels Trading, một công ty môi giới hàng hóa giao trong tương lai có trụ sở tại bang Chicago, nói. “Bạn có thể lo lắng – không có gì sai khi có một ít lo lắng cả - nhưng bản thân tôi sẽ không hoảng loạn.”

Mặc dù các kim loại công nghiệp như đồng đã được bán hết kể từ khi bất đồng thương mại của hai quốc gia tái leo thang hồi đầu tháng Năm, hậu quả về lâu dài sẽ không nghiêm trọng, ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

“Một cách tổng quát, tôi cho rằng các mặt hàng công nghiệp là dấu hiệu cho thấy rõ nhất hoạt động của nền kinh tế toàn cầu,” Mark Luschini, trưởng bộ phận hoạch định chiến lược đầu tư tại Janney Montgomery Scott. Nếu Mỹ tăng thêm 25% thuế cho toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, và Trung Quốc cũng áp thêm thuế tương tự với hàng hóa từ Mỹ, ông nhận thấy sự phát triển của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm 2,5%, con số này trong năm nay theo ông dự đoán là 3,5%.

Vì thế nên trong khi đồng có thể đối mặt với áp lực khi chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai từ ảnh hưởng kìm hãm của cuộc chiến thương mại đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu, điều đó không có nghĩa là giá của đồng sẽ giảm mạnh trong thời gian sắp tới.

Ông Turner nói điều tương tự cũng diễn ra với dầu thô, mặt hàng nhạy cảm với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu nhưng khả năng cao sẽ bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp của các yếu tố địa chính trị, bao gồm tình hình hiện nay tại Iran, Venezuela và Libya, hơn là bị ảnh hưởng bởi các động thái thương mại của Mỹ hay Trung Quốc. Sự thiếu hụt nguồn cung bất ngờ tại bất kỳ lãnh thổ nào trong số này đều có thể làm cho giá dầu tăng cao.

Đậu nành lại là một câu chuyện khác. “Trung Quốc nỗ lực có chủ đích làm giảm giá đậu nành bằng cách đe dọa ngừng mua chúng,” ông Luschini nói. “Điều này giáng đòn trực tiếp lên Farm Belt, vốn là cơ sở ứng cử quan trọng đối với ông Trump.”

Theo ông Turner, vào năm 2017 nông dân Mỹ đã sản xuất khoảng bốn tỷ giạ đậu nành, trong đó hai tỷ được lên kế hoạch xuất khẩu – một nửa trong số này đã được xuất sang Trung Quốc. Nhưng sau khi Trung Quốc áp thuế trả đũa làm đậu nành của Mỹ trở nên đắt đỏ hơn, việc xuất khẩu đậu nành không còn được thực hiện, và các quốc gia Nam Mỹ, bao gồm Brazil, đã san lấp được phần lớn sự thiếu hụt này. Giá tương lai của đậu nành đã giảm xuống dưới 8 đô la Mỹ một giạ trong tuần trước, lần đầu tiên kể từ năm 2008, từ khoảng 18 đô la Mỹ vào năm 2012 và gần 11 đô la Mỹ ở thời điểm cách đây một năm.

“Nông dân trồng đậu nành đang thật sự hứng chịu sự ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại, bởi vì, chúng ta hãy đối mặt với sự thật, rằng một phần tư nhu cầu đậu nành đã bị cắt giảm,” ông Turner nói. “Đó là sự ảnh hưởng trực tiếp nặng nề đối với riêng nông dân trồng đậu nành.”

Ông Turner cũng nói thêm, trong khi chương trình cứu trợ liên bang trị giá 12 tỷ đô la Mỹ năm ngoái, được dự định sẽ giúp bù đắp cho lượng nhu cầu giảm đi, có khả năng đã giúp nhiều nông dân thoát khỏi cảnh phá sản, chương trình này cũng đã khuyến khích họ trồng nhiều đậu nành hơn trong năm nay, mà họ đáng lẽ đã làm ngược lại nếu đối mặt với tình trạng lượng nhu cầu từ Trung Quốc giảm.

Điều đó sẽ làm cho thị trường bội thực nguồn cung đậu nàh và giá đậu nành thấp cho đến khi hai quốc gia đạt được một thương vụ, hoặc diện tích trồng đậu nành sẽ giảm một cách đáng kể.

Tương tự, cây bông cũng chịu ảnh hưởng từ việc lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc bị cắt giảm, cho dù nó chiểm một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với đậu nành trong tổng sản lượng nông nghiệp của Mỹ.

Ông Turner cho rằng giá thịt heo sẽ nhận được sự hỗ trợ nhờ vào sự bùng phát dịch tả lợn châu Phi tại Trung Quốc đe dọa giết chết đến một phần ba tổng sản lượng lợn của quốc gia này, nhưng sẽ không cao như khi không có chiến tranh thương mại.

Mặt hàng giành được phần thắng trong cuộc chiến thương mại dai dẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có lẽ là vàng, có vai trò là nơi lưu trữ giá trị khi sự phát triển của nền kinh tế bị yếu đi. Cả ông Luschini và ông Turner đều gọi nó là tài sản an toàn và có thể tăng giá trị nếu lạm phát tăng hay nhà đầu tư lo sợ những tài sản rủi ro hơn trong trường hợp tình hình thương mại suy yếu.

Gợi ý về ảnh hưởng của một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài đối với giá bạc thì khó xác định hơn. Nó là một kim loại quý giá tương tự như vàng và có thể đóng vai trò là nơi lưu trữ giá trị, tuy nhiên bạc cũng có các công dụng sản xuất, làm cho nó nhạy cảm với tình hình kinh tế thế giới hơn vàng, nghĩa là cuộc chiến có khả năng ít gây ảnh hưởng đến giá bạc.

Thu Hiền - Theo Barrons

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

banner-5-1.jpg