Trong thời gian qua, những tin tức hot nhất có lẽ là Brexit và những vấn đề liên quan. Một quá trình dai dẳng khởi đầu từ năm 2016 đến nay. Những thuyết âm mưu đứng đằng sau Brexit, những nguồn tin nội bộ, chúng ta khó mà bắt nhịp được. Tuy nhiên, về mặt ''bề nổi'' cũng như những lý do ''chính đáng'' để hiệu triệu thiên hạ, thì chúng ta cũng cần nắm qua để có thể hiểu được phần nào sự kiện chính trị hót hòn họt này. Sau đây là những lời giải thích đơn giản nhất, được minh họa bởi những hình ảnh đơn giản nhất.
Lật lại lịch sử, tìm hiểu một chút nào anh em:
Anh đã bỏ phiếu để rời Liên minh châu Âu - một lần nữa, một quyết định đi kèm với đó là những hậu quả vẫn còn chưa rõ ràng. Chúng ta không biết rõ điều này có ý nghĩa gì đối với tương lai của nền kinh tế Anh, các chính sách và mối quan hệ với các nước châu Âu khác. Đã có nhiều khúc quanh và bước ngoặt trong chính trị Anh dẫn đến sự kiện đặc biệt này. Nhưng bạn không nhất thiết phải theo dõi tất cả những vấn đề đấy để hiểu lý do tại sao người Anh muốn rời khỏi Liên minh châu Âu và những vấn đề phía bên trong của khối liên minh đó.
Với bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu EU xuất hiện như thế nào và nước Anh quyết định không tham gia vào đó như thế nào. Điều này sẽ làm sáng tỏ câu hỏi lớn nhất, và cũng lờ mờ nhất: Điều gì xảy ra tiếp theo?
Châu Âu là một lục địa lâu đời và là một tập hợp các quốc gia đã từng trải qua rất nhiều cuộc chiến. Ví dụ, trong Thế chiến II, các quốc gia ở châu Âu đã chiến đấu chống lại nhau và điều đó làm tổn thương rất nhiều đến lục địa này.
LbImage aligncenter" Vì vậy, sau Thế chiến II, nhiều quốc gia cảm thấy cần phải tập hợp các nước châu Âu lại với nhau - bắt đầu với các ngành công nghiệp than và thép để rồi sau đó mở rộng sang một loạt các vấn đề thương mại rộng lớn hơn.
Các quốc gia thường đưa ra các luật lệ riêng về những mặt hàng được nhập khẩu vào đất nước của họ. Ví dụ, nếu bạn sản xuất một chiếc xe hơi ở Pháp và nhập khẩu nó vào Anh, bạn sẽ phải trả một mức thuế cho Anh để làm điều đó.
LbImage aligncenter" Hoặc giả sử bạn là người Pháp và bạn muốn sống và làm việc ở Anh. Bạn sẽ phải trải qua một quy trình dài để làm như vậy một cách hợp pháp.
LbImage aligncenter" Tây Âu có hàng chục quốc gia, mỗi quốc gia có chính sách thương mại, nhập cư và kinh tế riêng. Nếu cố gắng điều hướng và tuân theo tất cả các quy tắc này là rất không hiệu quả và phức tạp. Liên minh châu Âu hình thành về cơ bản bắt đầu từ một câu hỏi: Điều gì xảy ra nếu tất cả các quốc gia đều có cùng một quy tắc? Điều gì nếu tất cả các rào cản được gỡ bỏ xuống?
Và đó là cách mà EU đã hình thành.
LbImage aligncenter" Hầu hết mọi quốc gia Tây Âu đã tham gia nhóm để hợp nhất các luật lệ về kinh tế của họ vào năm 1993. Họ đã làm điều này bằng cách cho phép người dân, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt là nguồn vốn vốn tự do di chuyển giữa các quốc gia thành viên. Nó giống như cách các tiểu bang ở Mỹ làm việc. EU đã giúp thúc đẩy thời kỳ thịnh vượng kinh tế lâu dài, và nó đã giúp giữ cho khu vực hòa bình cũng như ổn định.
Phần hấp dẫn của EU là nó giúp các nước châu Âu chia sẻ sự thịnh vượng của nhau dễ dàng hơn. Nhưng, như với bất kỳ liên minh nào, sự hợp tác có nghĩa là nếu có sự suy thoái diễn ra, họ sẽ suy thoái cùng nhau - Hiện tượng này anh em ta gọi là "Chìm thuyền''!
Lấy ví dụ, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Nhiều nhà kinh tế đồng ý rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu đã không đáp ứng hiệu quả, dẫn đến suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn nhiều so với mức cần thiết. Thất nghiệp tăng, doanh thu thuế giảm. Các ngân hàng cần tiền cứu trợ, và nợ ở một số nước EU tăng vọt.
LbImage aligncenter" Nhìn thấy EU trong cuộc khủng hoảng như vậy, một số người đã bắt đầu suy nghĩ về việc giống như đang có một cái ''ách'' đặt lên cổ vậy - và lo lắng đã xuất hiện, gia tăng giữa các quốc gia giàu có (như ="color: #000000;" ) rằng họ có thể phải giúp đỡ các nước ít giàu hơn.
Liên minh châu Âu mới giúp công dân của một quốc gia di cư sang một quốc gia khác dễ dàng hơn nhiều. Và ''dân số sinh ra ở nước ngoài'' của Anh tăng vọt sau khi gia nhập liên minh châu Âu.
LbImage aligncenter" Các chuyên gia nhìn thấy hai lực lượng chính thúc đẩy xu hướng này:
Như Zack Beauchamp viết: "="color: #000000;" lao động Anh tương đối dễ xâm nhập và rất nhiều người trên khắp châu Âu nói tiếng Anh, vì vậy đó là mục tiêu tự nhiên của những người Nam, Đông Âu này."
LbImage aligncenter"
Hai mươi năm trước, hầu như không ai nghĩ rằng quan hệ nhập cư hay chủng tộc là một trong những vấn đề quan trọng nhất của Anh Quốc.
Và thời gian đã thay đổi.
Trong một cuộc khảo sát được thực hiện năm 2015, 45% người Anh xác định "quan hệ nhập cư/chủng tộc" là vấn đề hàng đầu của đất nước.
LbImage aligncenter" Bảy mươi bảy phần trăm người Anh ngày nay tin rằng mức độ nhập cư vào nước này nên được giảm xuống.
Năm 2015, Thủ tướng Anh David Cameron đã công bố một cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh có nên ở lại Liên minh châu Âu hay không?
Đó là Brexit, cuộc bỏ phiếu đã tiến hành lần đầu tiên vào 23/06/2016.
Và bằng một tỷ lệ nhất định, người Anh đã bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu.
Điều này gây ra nhiều hỗn loạn ở Anh; không ai biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Thủ tướng Anh Cameron tuyên bố từ chức vì ông không muốn rời bỏ liên minh EU và ông tin rằng đất nước nên có một nhà lãnh đạo đưa Anh Quốc theo hướng mà cử tri đã chọn. Cuộc bỏ phiếu không nhất thiết bắt buộc Anh rời khỏi EU, nhưng hầu như là thế, bởi vì bất chấp ý chí của người dân sẽ ảnh hưởng rất tồi tệ đến chính trị.
Vương quốc Anh và EU có hai năm để tìm ra các điều khoản cho vấn đề này (Nay đã gần 4 năm) - những quy tắc nào vẫn sẽ áp dụng cho Anh và những đặc quyền nào mà Anh vẫn sẽ nhận được.
Nếu không có một thỏa thuận nào đó làm dịu tình hình - điều đó cho phép Anh tiếp tục tận dụng ít nhất một số chính sách hợp tác của Liên minh châu Âu trước, điều mà quốc gia này rất thích - thì sẽ rất tệ đối với Anh Quốc.
Nhà kinh tế Jacob Funk Kirkegaard nói với đã trao đổi vơi Timothy B. Lee: Các nhà sản xuất ô tô ở Anh có thể cảm thấy khá an toàn khi họ có thể bán xe của họ ở bất kỳ quốc gia EU nào, bởi vì mọi người, mọi công ty đều có chung tiêu chuẩn. Nhưng nếu không có thỏa thuận, việc bán chiếc xe đó trên khắp EU có thể trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
LbImage aligncenter" Và điều này không chỉ là về ô tô - các sản phẩm khác như dược phẩm, công nghệ, thực phẩm hoặc bất cứ thứ gì khác mà Anh sản xuất có thể dễ dàng đi vào các nước châu Âu khác.
LbImage aligncenter" Khoảng 1,2 triệu người Anh hiện đang sống ở các quốc gia EU khác. Họ có thể làm việc ở các quốc gia khác mà không gặp nhiều rắc rối. Điều đó sẽ thay đổi sau Brexit.
LbImage aligncenter" Ý tưởng ở đây là để người Anh thực hiện một thỏa thuận với EU cho phép họ giữ các đặc quyền kinh tế của mình, giống như Na Uy. Nhưng đây cũng là vấn đề, EU có thể sẽ không tha thứ, vì Anh Quốc chỉ bỏ phiếu để ra đi, mà không suy nghĩ đến toàn cục của liên minh.
EU đã làm cho vấn đề thương mại với châu Âu trở nên dễ dàng hơn đối với Mỹ và các đồng minh. Điều đó cũng khiến việc tình hình địa chính trị cũng như các vấn đề về địa chính trị sẽ dễ dàng hơn. Thay vì nói chuyện với hàng chục quốc gia khác nhau, các quan chức Mỹ có thể đến EU và đàm phán với một lục địa.
LbImage aligncenter" Bây giờ Anh có thể không phải là một phần của cuộc thảo luận đó.
LbImage aligncenter" Sự ra đi của Anh có thể sẽ tạo một hiệu ứng gợn sóng trên khắp châu Âu, và đây cũng là hiệu ứng có thể tạo nên những cơn sóng thần
LbImage aligncenter" Brexit của Anh là một vấn đề lớn. Nhưng nó cũng có thể là khởi đầu của một cái gì đó lớn hơn. Đây có thể là mầm mống biểu hiện chính trị bất mãn giữa các nước EU, có khả năng gây ra sự tan rã của liên minh châu Âu.
Đây là một bài viết mang tính "Khái quát hóa'' vấn đề Brexit vốn đã tồn tại 3 năm trở lại đây. Bài viết dành cho những anh chị không theo dõi và cũng chưa hiểu lắm về sự kiện này. Đây là một sự kiện mang dấu ấn của ''Sắc tộc và lợi ích'' trong nền một liên minh lớn.
Brexit là một sự kiện mang tính chất ''phân kỳ'' trong lợi ích nhóm. Khi Anh Quốc vừa không muốn giúp đỡ các ''nước nghèo'' trong liên minh, vừa muốn các lợi ích về xuất khẩu và thương mại của mình được giữ nguyên. Liệu rằng, tương lai Brexit sẽ như thế nào? Và nó còn giày vò anh chị em Traders đến đâu nữa? Nhưng có một câu thần chú mà chúng ta vẫn có thể sử dụng mỗi khi giao dịch: "Còn Brexit, không trade Bảng Anh''!
Theo Traderviet