Sự suy yếu của đồng dollar Mỹ dường như là mối quan tâm hàng đầu trong tuần này. Nhưng liệu có phải các nhà giao dịch chỉ đơn giản là đang chuẩn bị đón nhận một loạt chất xúc tác quan trọng khác?
Sau đây là những tin tức đã tác động đáng kể đến thị trường trong phiên giao dịch vừa qua:
Sản lượng công nghiệp Mỹ ghi nhận mức tăng nhẹ theo tháng là 0,2% trong tháng 11 (thấp hơn mức dự báo 0,3%). Trước đó, trong tháng 10, sản lượng công nghiệp giảm 0,9% (điều chỉnh so với mức giảm 0,6% trong báo cáo ban đầu).
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) sản xuất của Mỹ theo khảo sát sơ bộ, giảm từ 49,4 xuống 48,2 trong tháng 12, thấp hơn mức dự báo 49,5. Chỉ số PMI dịch vụ sợ bộ tăng từ 50,8 lên 51,3, cao hơn mức dự báo 50,7, phản ánh sự mở rộng hoạt động mạnh mẽ hơn.
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng New Zealand của Westpac tăng từ 80,2 lên 88,9 trong quý IV/2023, cho thấy các hộ gia đình đã bớt bi quan trong mùa mua sắm cuối năm.
Chỉ số dịch vụ New Zealand của BusinessNZ tăng từ 49,2 lên 51,2 trong tháng 11, cho thấy ngành dịch vụ đã mở rộng trở lại.
Phó Thủ tướng Nga Alekxander Novak cho biết, nước này đang cân nhắc cắt giảm sản lượng xuất khẩu thêm 50 nghìn thùng ngày, hoặc có thể hơn. Trước đó, Nga dự kiến cắt giảm mức xuất khẩu 300 nghìn thùng/ngày trong năm nay theo thỏa thuận với Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+).
Hầu hết các cặp ngoại hối đều đang trong trạng thái củng cố, khi giới đầu tư chuẩn bị chờ đón một đợt biến động thị trường tiềm năng khác vào cuối tuần.
Đồng bạc xanh đã khởi đầu tuần mới không mấy ổn định, khi sụt giảm so với các đồng tiền hàng hóa có lợi suất cao hơn trong phiên giao dịch châu Á.
Đặc biệt, đồng dollar Mỹ đã giảm mạnh nhất so với đồng dollar New Zealand. NZD đã nhận được cú hích đáng kể từ sự cải thiện trong chỉ số tâm lý người tiêu dùng và kinh doanh vừa công bố hồi cuối tuần..
Chỉ số môi trường kinh doanh Đức của Viện kinh tế Ifo (09:00 GMT)
Thành viên ban lãnh đạo BOE Ben Broadbent có bài phát biểu (10:30 GMT)
Chỉ số Thị trường nhà ở Mỹ NAHB (15:00 GMT)
Biên bản họp của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) (12:30 GMT ngày 19/12)
Cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ)
Các nhà giao dịch đồng dollar Mỹ đã khởi đầu tuần mới với nhiều khó khăn, khi tâm lý chấp nhận rủi ro đang dần gia tăng. Cho đến nay vẫn chưa có nhiều thông tin kinh tế mới. Điều đó có nghĩa là các nhà giao dịch có thể đang phản ứng với dữ liệu có phần ảm đạm của Mỹ vào thứ Sáu tuần trước.
Hôm nay là một ngày yên ắng khi thiếu vắng các dữ liệu hàng đầu từ Mỹ. Điều này khiến các nhà giao dịch phải điều chỉnh đặt cược vào chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) trước khi chỉ số giá PCE cốt lõi của Mỹ được công bố vào thứ Sáu.
Hiện tại, USD/CHF vẫn đang di chuyển an toàn dưới đường xu hướng giảm ngắn hạn và có vẻ cặp tỷ giá sẽ sớm kiểm tra mức kháng cự.
Công cụ thoái lui Fibonacci cho thấy rằng cặp tiền này đã kiểm tra mức 50% và có thể sẵn sàng tiếp tục giảm xuống các vùng hỗ trợ gần đó tại S1 (0,8670) hoặc S2 (0,8630) phù hợp với mức dao động thấp.
Tuy nhiên, các chỉ báo kỹ thuật đang phản ánh sự hiện diện của tín hiệu tăng giá vì đường SMA 100 vừa vượt lên trên đường SMA 200 trong khi chỉ báo dao động Stochastic đang đi lên từ vùng quá bán.
Ngoài ra, các đường trung bình động có thể giữ vai trò mức hỗ trợ xung quanh điểm xoay (0,8690) và đưa USD/CHF thoái lui mạnh hơn về mức Fib 61,8% gần R1 (0,8720). Hãy tính đến khả năng xảy ra một đợt phục hồi lên mức R2 (0,8750) trong trường hợp tỷ giá vượt qua mức trần này!
Thanh Hiệp-Theo babypips