Quyết định lãi suất sắp công bố của ECB sẽ ảnh hưởng lớn đến các cặp tiền EUR.
Liệu EUR/CHF có thể tiếp cận vùng kháng cự quan trọng?
Sau đây là những tin tức đã tác động đáng kể đến thị trường trong phiên giao dịch vừa qua:
Chỉ số Giá sản xuất (PPI) của Mỹ trong tháng 5 ghi nhận mức giảm theo tháng là 0,3%, thấp hơn mức dự báo tăng 0,1% của giới chuyên gia và mức tăng 0,2% trong tháng 4. Chỉ số PPI cốt lõi tăng 0,2%, cao hơn mức dự báo 0,1% và bằng với mức của tháng 4.
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5 – 5,25%. Tuy nhiên, các quan chức cho biết, việc thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa vẫn là điều cần thiết (có thể thêm 2 đợt tăng nữa, và không có tín hiệu cắt giảm lãi suất trong năm 2023)
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng 7,9 triệu thùng trong tuần kết thúc vào 9/6, thay vì giảm 510 nghìn thùng như dự kiến.
New Zealand đã rơi vào suy thoái kỹ thuật, với GDP quý I/2023 ghi nhận mức giảm hàng quý 0,1%. Trước đó, trong quý IV/2022, GDP của New Zealand giảm 0,7%.
Xuất khẩu Nhật Bản trong tháng 5 tăng 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng chậm nhất kể từ tháng 2/2021. Nhập khẩu giảm 9,9%, chủ yếu do giá nhiên liệu hạ nhiệt.
Số đơn đặt hàng máy móc cốt lõi của Nhật Bản trong tháng 4 đạt mức tăng hàng tháng 5,5% - lần tăng đầu tiên sau 3 tháng. So với cùng kỳ năm ngoái, số liệu này giảm 5,9%, ít hơn so với mức giảm dự báo 8,0%.
Viện nghiên cứu Melbourne cho biết, kỳ vọng lạm phát tại Australia trong tháng 6 duy trì ở mức 5,2%. Tiền lương được kỳ vọng tăng 1,6% trong vòng 12 tháng tới.
Tỷ lệ thất nghiệp tại Australia giảm từ mức 3,7% xuống 3,6%. Số nhân sự được tuyển dụng tăng 75,9 nghìn, cao hơn nhiều so với mức dự báo 18,6 nghìn và mức giảm 4 nghìn trong tháng trước, chủ yếu là do nhu cầu đối với lao động có tay nghề gia tăng.
Các dữ liệu tại Trung Quốc tiếp tục cho thấy sự hạ nhiệt của nền kinh tế:
Giá nhập khẩu và sản xuất của Thụy Sĩ trong tháng 5 lần lượt tăng 0,3% và 0,2% so với tháng trước. Giới chức Thụy Sĩ cho biết, giá tiêu dùng sẽ tăng 2,3% trong năm nay, thấp hơn mức 2,8% của năm 2022.
Nhật Bản không công bố các số liệu kinh tế hàng đầu tỏng ngày hôm nay, nhưng đồng yen Nhật vẫn là một trong những đồng tiền biến động lớn nhất.
Đà giảm giá của đồng yen gần như bắt đầu ngay sau khi các nhà đầu tư tại thị trường châu Á có cơ hội đánh giá quyết định lãi suất và triển vọng chính sách của FED.
USD/JPY ghi nhận mức tăng mạnh, tuy nhiên, xu hướng bán tháo đồng nội tệ Nhật Bản cũng diễn ra rộng khắp. Đồng yen đang giảm trên diện rộng, trong đó mức giảm đáng kể nhất là với AUD, NZD và GBP.
Dữ liệu kinh tế Trung Quốc lúc 2:00 GMT
Chỉ số sản xuất BusinessNZ lúc 10:30 GMT
Quyết định chính sách của ECB lúc 12:15 GMT
Doanh số bán lẻ của Mỹ lúc 12:30 GMT
Số đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ lúc 12:30 GMT
Chỉ số sản xuất NY Mỹ lúc 12:30 GMT
Chỉ số sản xuất FED Philadelphia lúc 12:30 GMT
Cuộc họp báo của ECB lúc 12:45 GMT
Quyết định lãi suất của BOJ trong phiên giao dịch tại châu Á (16/6)
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sắp công bố quyết định lãi suất tháng 6!
Thị trường đang kỳ vọng rằng, Chủ tịch ECB Christine Lagarde và ban lãnh đạo ECB sẽ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm % lên 4,00% để ứng phó với tỷ lệ lạm phát vẫn đang ở mức cao.
Điều có thể mang lại thêm sự biến động cho EUR là mức độ diều hâu của giới chức ECB, khi các dữ liệu công bố gần đây đã chỉ ra những điểm yếu của nền kinh tế khu vực.
Nếu các nhà giao dịch phớt lờ các mối đe dọa về việc tăng lãi suất hơn nữa, đồng EUR có thể đánh mất một phần đà tăng trong tuần.
EUR/CHF, đang tiến gần kháng cự tháng 6 và R2 (0,9790) của Điểm xoay tiêu chuẩn ngày hôm nay, có thể giảm thấp hơn.
Tùy vào mức độ giảm của EUR sau quyết định của ECB, cặp tiền có thể nhắm tới mức R1 (0,9780) của Điểm xoay tiêu chuẩn hôm nay hoặc điểm uốn trước đó ở mức 0,9760.
Thanh Hiệp-Theo babypips