Các cặp yen Nhật đang tiếp tục biến động.
Liệu GBP/JPY có trải qua thêm một đợt giảm nữa khi Anh công bố số liệu việc làm?
Sau đây là những tin tức đã tác động đáng kể đến thị trường trong phiên giao dịch vừa qua:
Theo Hiệp hội bán lẻ Vương quốc Anh (BRC), doanh số bán lẻ của nước này trong tháng 6 tăng 4,0% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự phục hồi nhẹ của chi tiêu tiêu dùng. Con số này cao hơn mức 3,7% trong tháng 5 nhưng thấp hơn mức dự báo 4,2%.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Cleveland Loretta Mester cho biết, vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra cho động thái lãi suất tháng 7. Tuy nhiên, bà lưu ý rằng, FED cần phải thắt chặt tiền tệ đến một mức độ nào đó để kiềm chế lạm phát.
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Australia của Westpac trong tháng 7 tăng 2,7%, cho thấy sự cải thiện đáng kể so với mức 0,2% trong tháng 6.
Chỉ số tâm lý kinh doanh Australia của NAB cũng cho thấy sự cải thiện từ mức -3 trong tháng 5 lên 0 trong tháng 6, phản ánh các điều kiện đã không còn xấu đi.
Số đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp tại Anh trong tháng 6 đã tăng 25,7 nghìn, cao hơn mức dự báo 20,5 nghìn và vượt xa mức giảm 22,5 nghìn trong tháng 5. Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3,8% lên 4,0%.
Chỉ số thu nhập trung bình của Vương quốc Anh đã tăng tốc từ 6,7% lên 6,9% trong giai đoạn 3 tháng kết thúc vào tháng 5, vượt mức dự báo 6,8% và cho thấy áp lực dai dẳng từ tiền lương lên lạm phát.
Mặc dù thiếu các chất xúc tác quan trọng, đồng yen Nhật đã đạt mức tăng mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác trong phiên giao dịch ngày hôm nay tại châu Á.
Những người theo dõi thị trường đã nghiêng về khả năng có sự can thiệp vào thị trường tiền tệ, sau khi giới chức Nhật Bản đưa ra các tuyên bố cứng rắn và cho biết đang theo dõi sát biến động tỷ giá.
Đồng yen đạt mức tăng mạnh nhất so với các loại tiền tệ hàng hóa, do nhu cầu trú ẩn an toàn tăng lên sau khi một số quan chức FED đề cập đến khả năng tăng lãi suất trong tháng 7.
Chỉ số tâm lý kinh tế ZEW của Đức và Eurozone lúc 9:00 GMT
Quyết định lãi suất của Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) lúc 2:00 GMT (12/7)
Cặp tiền đang có xu hướng giảm dần, với các đỉnh thấp hơn được kết nối bằng một đường xu hướng giảm duy trì từ cuối tuần trước.
Một sự kiểm tra vùng kháng cự, tương ứng với điểm xoay (182,00) và mức hỗ trợ ngắn hạn trước đây, có thể đang diễn ra.
Tuy nhiên, các số liệu việc làm trái chiều vừa công bố của Vương quốc Anh, với số người đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp cao hơn dự kiến đã làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Điều này có thể dẫn tới sự suy yếu của đồng bảng Anh, đưa cặp tiền này xuống dưới mức hỗ trợ ngắn hạn tại S1 (180,79) và kiểm tra mức sàn tiếp theo tại S2 (179,88).
Mặt khác, việc vượt qua ngưỡng kháng cự của đường xu hướng có thể tạo ra một đợt phục hồi tới các mức kháng cự tiếp theo tại R1 (182,92) và R2 (184,13) nếu dòng tiền đổ vào các tài sản rủi ro tăng trở lại.
Nhà đầu tư cần lưu ý mức biến động trung bình hàng ngày của GBP/JPY là 150 pip khi tiến hành giao dịch cặp tiền này!
Thanh Hiệp-Theo babypips