logo
Top-trang-Danh-sach-san-desktop-840x154-px.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ năm, 03/12/2020

"Dịch Chuyển Mảng Kiến Tạo" Trên Thị Trường Tài Chính

Xu hướng chung của thị trường tài chính đang có dấu hiệu chuyển đổi.

“Dịch Chuyển Mảng Kiến Tạo” Trên Thị Trường Tài Chính “Dịch Chuyển Mảng Kiến Tạo” Trên Thị Trường Tài Chính

Các chỉ số thị trường chung như S&P 500 vẫn đang tăng chậm như thường lệ. Thế nhưng phía sau vẻ ngoài đó lại đang âm ỉ một làn sóng chuyển đổi rất lớn trên thị trường chứng khoán kể từ khi dịch Covid bùng phát.

Giới tài phiệt Phố Wall đã rục rịch chuẩn bị cho đợt phục hồi trong năm 2021 bằng cách thoái vốn khỏi các cổ phiếu phất lên nhờ dịch Covid và bơm vốn vào các ngành mang tính chu kỳ như năng lượng, giao thông vận tải (GT-VT) và tài chính.

Ảnh dưới đây cho thấy rõ khác biệt giữa hai nhóm cổ phiếu vừa nêu.

“Dịch Chuyển Mảng Kiến Tạo” Trên Thị Trường Tài Chính “Dịch Chuyển Mảng Kiến Tạo” Trên Thị Trường Tài Chính

Vậy thì nguyên nhân nào gây ra cuộc chuyển đổi này? Nhà đầu tư quan tâm điều gì nhất ở thị trường tài chính? Họ nên có chiến lược gì trong giai đoạn hiện nay? Những cổ phiếu nào có khả năng phục hồi và được Phố Wall săn đón nhiều nhất?

Trước khi giải đáp những thắc mắc đó, chúng ta cần phải hiểu…

Khái niệm về cổ phiếu mang tính chu kỳ

Hiện nay có hai hướng đầu tư chủ đạo. Một là vào cổ phiếu phòng thủ, hai là vào cổ phiếu mang tính chu kỳ.

Cổ phiếu phòng thủ thuộc những ngành cung ứng các loại hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết nhất mà ai cũng phải tiêu thụ hàng ngày như: thức ăn, vật dụng vệ sinh, điện, nước…

Dựa vào bản chất vốn có mà những cổ phiếu này trở nên “miễn nhiễm” với các đợt suy thoái kinh tế, và giới đầu tư thường sẽ mua chúng khi nền kinh tế đi xuống. Các cổ phiếu tiêu biểu trong nhóm này gồm có Procter & Gamble (PG) và Johnson & Johnson (JNJ).

Cổ phiếu mang tính chu kỳ thì ngược lại vì họ chỉ tập trung bán những mặt hàng không quá trọng yếu mà người tiêu dùng vẫn có thể sống tốt nếu thiếu các mặt hàng đó. Hoặc đó cũng có thể là các công ty trong các lĩnh vực như năng lượng và vật liệu, vốn đi liền với các hoạt động kinh tế.

Những cổ phiếu này phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn thị trường chung khi nền kinh tế đang bùng nổ.

(Lưu ý rằng trước thời Covid, cổ phiếu công nghệ đã từng được xem là cổ phiếu mang tính chu kỳ. Nhưng trong giai đoạn này, công nghệ trở thành một thứ vô cùng cần thiết.)

Có nên đầu tư vào cổ phiếu chu kỳ ở thời điểm này?

Trong phần lớn năm 2020, giới đầu tư chỉ nhắm vào cổ phiếu phòng thủ an toàn như hàng tiêu dùng thiết yếu, tiện ích và công nghệ. Nhưng tất cả đã nghịch đảo 180 độ trong tháng này.

Sau khi có tin tốt về vaccine, giới đầu tư đã đánh hơi được tín hiệu tích cực và bắt đầu đổ tiền vào các cổ phiếu chu kỳ.

Cho đến lúc này, hầu hết các ngành mang tính chu kỳ đều đang có diễn biến rất tốt. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều điều chưa thể nào đoán định trước được.

Dịch Covid đang lan rộng ở Mỹ và châu Âu, doanh nghiệp ở những xứ đó thì sa thải hàng loạt, và số người thất nghiệp lại đang tăng cao hơn. Hiện nay có rất nhiều giả thuyết trái chiều về con đường phục hồi hậu Covid, cho nên tùy vào nhận định cá nhân, nhà đầu tư có thể cân nhắc đến ba chiến lược sau đây.

Chiến lược 1: Chuyển sang những quỹ ETF chuyên đầu tư với tỷ trọng đồng đều vào các chỉ số thị trường chung

Cổ phiếu công nghệ đã vươn lên mạnh mẽ trong thời dịch Covid.

Lúc này, các cổ phiếu công nghệ chiếm đến 37% chỉ số S&P 500. Con số đó gần như gấp đôi so với tỷ trọng trung bình trong 20 năm qua.

Trong khi đó, các quỹ ETF chuyên đầu tư mô phỏng theo chỉ số S&P lại thu hút được thị hiếu nhất. Hầu hết mọi người đều đánh cược vào các quỹ đầu tư dạng này. Nghĩa là có rất nhiều nhà đầu tư đã rót vốn quá đà vào mảng công nghệ và đầu tư ít hơn cho các loại cổ phiếu khác, bao gồm cả cổ phiếu chu kỳ.

Chiến lược này vẫn đang có vẻ khá ổn. Nhưng khi thị trường tăng tốc đà chuyển đổi sang các cổ phiếu có năng lực phục hồi mạnh thì những quỹ ETF như thế này có thể sẽ ì ạch hơn so với các kênh đầu tư khác.

Có một cách để bạn tái cân bằng lại danh mục đầu tư là chuyển sang những quỹ ETF chuyên đầu tư mô phỏng theo các chỉ số thị trường với tỷ trọng phân bổ vốn đồng đều như nhau (ví dụ như RSP). Không giống như các quỹ đầu tư truyền thống, các quỹ tỷ trọng đều này rót nguồn vốn bằng nhau cho từng cổ phiếu bất kể vốn hóa thị trường của chúng có khác nhau ra sao.

Đây là chiến lược có ít rủi ro nhất và rẻ nhất để giảm tỷ trọng khối công nghệ và tăng tỷ trọng cho các cổ phiếu có năng lực phục hồi. Quả thực chiến lược này đã mang lại hiệu quả cao kể từ khi quá trình chuyển đổi bắt đầu diễn ra:

Chiến lược 2: đầu tư “nước đôi”

Công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới BlackRock gợi ý nhà đầu tư nên thử chiến lược tiếp cận kiểu “nước đôi”. Với chiến lược này, bạn có thể phân chia nguồn vốn của mình sang hai thái cực: cổ phiếu phòng thủ “thời Covid” và cổ phiếu phục hồi.

Để lý giải những huyền cơ trong chiến lược này, có thể thấy nền kinh tế Mỹ sẽ chậm lại trước những quy định giãn cách và phong tỏa và thậm chí có thể tăng giảm bấp bênh. Nhưng khi vaccine được tung ra, có thể các cổ phiếu chu kỳ sẽ lên ngôi.

Với cách làm này, bạn có thể giữ cho danh mục đầu tư của mình ổn định. Nhất là trong khi thị trường tài chính còn nhiều điều vẫn còn chưa chắc chắn.

Có một cách khác nữa là tìm đến các công ty lớn và có hiệu quả hoạt động tốt trong cả thời kỳ giãn cách và thời kỳ kinh tế phục hồi. Ví dụ điển hình là như Disney (DIS).

Disney có thể hưởng lợi nhờ được phép mở cửa trở lại và gia tăng doanh thu từ các công viên giải trí. Nhưng đồng thời, dịch Covid cũng giúp dịch vụ phát trực tuyến Disney+ thăng hoa đến chóng mặt. Disney thậm chí đã lên hẳn một kế hoạch để hái tiền tỷ (USD) từ mảng này trong thời gian sắp tới.

Chiến lược 3: Mua “cổ phiếu có năng lực phục hồi” nhưng đã mất giá nặng nề (ẩn chứa rủi ro cao)

Theo chiến lược cuối cùng, bạn có thể chọn cách đánh cược lớn vào những cổ phiếu mất giá nặng trong các ngành như hàng không, khách sạn hoặc dầu mỏ. Nhưng nên nhớ rằng hiện nay trên thị trường tài chính còn rất nhiều điều vẫn đang bỏ ngỏ. Mặc dù lợi nhuận tiềm tàng có thể rất lớn nhưng đánh cược kiểu này sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn “chơi tới bến” thì hãy điểm qua danh sách 10 cổ phiếu S&P mang tính chu kỳ sau đây. Đây là những cổ phiếu được phần lớn Phố Wall nhận định là có khả năng tăng giá nhất.

Mã

Doanh nghiệp

Tiềm năng tăng giá (cập nhật 27/11/2020)

Mức giá mục tiêu thống nhất

FE

FirstEnergy

55%

41,5 USD

HFC

HollyFrontier

31%

32,6 USD

FANG

Diamondback Energy

29%

56 USD

NRG

NRG Energy

25%

40,5 USD

EOG

EOG Resources

24%

63,7 USD

COP

ConocoPhillips

24%

52,9 USD

AIV

Apartment Investment and Management

22%

37,6 USD

C

Citigroup

20%

68 USD

MRO

Marathon Oil

20%

7,6 USD

VNT

Vontier

18%

40,2 USD

 

Phạm Khoa - Theo Forbes

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

370x700.png