logo
Top-trang-Danh-sach-san-desktop-840x154-px.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ năm, 25/07/2024

Chứng khoán Mỹ bốc hơi 1,1 nghìn tỷ USD trong phiên giao dịch hôm nay

Thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến đợt bán tháo mạnh mẽ trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (24/7), với các chỉ số chính như S&P 500 và Nasdaq ghi nhận phiên tồi tệ nhất kể từ năm 2022. Nguyên nhân chính được cho là do các nhà đầu tư thiếu lòng tin vào kết quả kinh doanh của một số công ty công nghệ lớn (Big Tech), dẫn đến đợt bán tháo cổ phiếu diện rộng.

chung-khoan-my-giam-manh-hom-nay-investo-1

Chỉ số S&P 500 đóng cửa với mức giảm 2,31%, xuống còn 5.427,13 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq lao dốc 3,64%, dừng ở mức 17.342,41 điểm. Chỉ số Dow Jones cũng không thoát khỏi cơn bán tháo khi mất 504,22 điểm, tương đương mức giảm 1,25%, còn 39.853,87 điểm.

Cổ phiếu của Alphabet - tập đoàn công nghệ sở hữu nền tảng tìm kiếm Google - ghi nhận mức giảm mạnh 5% trong phiên giao dịch, đánh dấu một trong những phiên sụt giảm mạnh nhất kể từ đầu năm, sau khi trước đó đã giảm tới 7,5% vào ngày 31/1. Mặc dù Alphabet đã công bố kết quả kinh doanh quý 2 tốt hơn so với kỳ vọng của thị trường, bao gồm cả doanh thu và lợi nhuận, nhưng nhà đầu tư vẫn nhanh chóng bán tháo cổ phiếu này. Nguyên nhân chính là do doanh thu quảng cáo từ nền tảng video YouTube của Alphabet thấp hơn mức dự báo trước đó của giới phân tích.

Cổ phiếu của hãng xe điện Tesla đã chứng kiến đợt bán tháo mạnh mẽ, giảm tới 12,3% trong phiên giao dịch, đánh dấu một trong những phiên sụt giảm sâu nhất của mã cổ phiếu này kể từ năm 2020. Nguyên nhân chính đến từ kết quả kinh doanh của Tesla không như kỳ vọng của thị trường, đặc biệt là doanh thu từ mảng ô tô giảm 7% so với cùng kỳ năm trước.

chung-khoan-my-giam-manh-hom-nay-2

Đà giảm của Tesla còn kéo theo nhiều cổ phiếu công nghệ lớn khác cùng chịu "vạ lây". Cổ phiếu của Nvidia và Meta Platforms lần lượt giảm 6,8% và 5,6%, trong khi Microsoft cũng mất mốc 3,6% giá trị.

Tính từ đầu tháng này, chỉ số Dow Jones đã ghi nhận mức tăng lên tới 1,9%. Tuy nhiên, trong cùng giai đoạn này, S&P 500 và Nasdaq lại có diễn biến ngược lại, với mức giảm lần lượt là 0,6% và 2,2%.

Chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng ghi nhận mức giảm mạnh, là mức sụt giảm lớn nhất tính theo tỷ lệ phần trăm kể từ tháng 10 năm 2022. Chỉ số này đóng cửa ở mức thấp nhất kể từ ngày 10 tháng 6 vừa qua. Đồng thời, chỉ số Công nghiệp Dow Jones cũng lần đầu tiên trong vòng 2 tuần qua đóng cửa dưới ngưỡng 40.000 điểm.

chung-khoan-my-giam-manh-hom-nay-3

Điều đáng nói là trước sự lao dốc này, các nhà đầu tư không cảm thấy bất ngờ do đã có sự chuẩn bị từ trước.  Đợt bán tháo mạnh mẽ diễn ra trong phiên giao dịch thứ Tư vừa qua có thể được coi là kết quả của một "bão hoàn hảo" các yếu tố. Trước đó, thị trường đã tăng quá mức (overbought), khiến kỳ vọng về lợi nhuận trở nên quá lớn so với thực tế. Đồng thời, thời điểm này cũng vốn dĩ là giai đoạn thường ảm đạm với các thị trường tài chính.

Dù báo cáo tài chính của các công ty công nghệ lớn khiến nhiều người thất vọng, nhưng mùa báo cáo tài chính này trên Phố Wall lại đang có một khởi đầu khá tốt. Theo dữ liệu từ FactSet, hơn 25% các công ty thành viên của chỉ số S&P 500 đã công bố kết quả, và khoảng 80% trong số đó có kết quả tốt hơn so với kỳ vọng.

Tuy nhiên, các số liệu kinh tế công bố ngày thứ Tư lại cho thấy nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu suy yếu. Chỉ số PMI (Purchasing Managers' Index) của lĩnh vực sản xuất giảm xuống mức 49,5 điểm trong tháng 7, thấp hơn ngưỡng 50 điểm, phản ánh sự suy giảm hoạt động. Trước đó, giới phân tích dự báo chỉ số này sẽ ở mức 51,5 điểm.

Ngoài ra, doanh số bán nhà mới ở Mỹ trong tháng 6 cũng giảm, theo một báo cáo khác. Những số liệu kinh tế kém khả quan này có thể khiến lo ngại về tình hình kinh tế Mỹ gia tăng, song đồng thời cũng tăng cơ hội Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ hạ lãi suất vào tháng 9 tới.

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến

370x700.png