Các nhà phân tích kỹ thuật và nhà giao dịch thường rất quan tâm đến đường xu hướng tăng và xu hướng giảm bởi chúng mô tả các điều kiện thị trường cơ bản đang hoạt động có lợi cho vị thế của nhà giao dịch. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn Trendline là gì, giúp bạn khám phá cách sử dụng và vẽ Trendline của riêng mình, tăng cơ hội giao dịch thành công trong tương lai.
Trendline (Đường xu hướng) là đường nối giữa các đỉnh hoặc các đáy để diễn tả hướng đi hiện tại của giá.
Trendline được sử dụng như một công cụ để xác định xu hướng thị trường và giúp các trader đưa ra quyết định giao dịch chính xác.
Cả trendline, hỗ trợ (Support) và kháng cự (Resistance) đều chủ yếu cho trader thấy các vùng áp lực mua bán, vùng cung cầu tiềm năng. Chỉ có điều nếu hỗ trợ và kháng cự là các đường thẳng thì trendline sẽ là những đường dốc.
Sở dĩ nó phải có độ dốc là bởi khi nối giữa các đỉnh lại với nhau thì đỉnh sau phải luôn cao hơn đỉnh trước.
Có 3 loại trendline gồm:
Được xác nhận khi đỉnh giá sau cao hơn các đỉnh giá cũ và đáy mới cáo hơn đáy cũ. Đường xu hướng sẽ nối các đáy lại với nhau tạo thành đường xu hướng tăng.
Được xác nhận bởi các đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ và các đáy mới thấp hơn các đáy cũ. Đường trendline sẽ nối các đỉnh lại với nhau thành đường xu hướng giảm.
Là khi tỷ giá giao động trong một kênh ngang, các đỉnh và đáy thường bằng nhau, bị hạn chế trong một kênh hẹp.
Hiểu được hướng đi của đường Trendline là một trong những cách cơ bản nhất để tăng xác suất giao dịch thành công vì nó đảm bảo rằng các yếu tố thị trường cơ bản đang hoạt động theo hướng có lợi cho bạn. Vậy, ý nghĩa của đường Trendline là gì và các nhà đầu tư có thể có được thông tin gì nhờ đường Trendline?
Đường xu hướng là một công cụ tương đối đơn giản được sử dụng để đánh giá hướng đi tổng thể của một tài sản nhất định, nhưng quan trọng hơn, chúng cũng có thể được các nhà giao dịch sử dụng để giúp dự đoán các khu vực hỗ trợ và kháng cự. Thông tin này có thể rất hữu ích cho các nhà giao dịch đang tìm kiếm các mức nhập chiến lược hoặc được sử dụng để quản lý rủi ro hiệu quả, bằng cách xác định các khu vực để đặt lệnh cắt lỗ.
Các nhà giao dịch kỹ thuật đặc biệt chú ý đến vùng giá tiếp cận đường Trendline bởi những khu vực này thường đóng vai trò chính trong việc xác định hướng ngắn hạn của giá. Khi giá gần đến mức hỗ trợ / kháng cự chính, có hai kịch bản khác nhau có thể xảy ra: Giá sẽ chạm đường xu hướng và tiếp tục theo hướng của xu hướng trước đó hoặc sẽ di chuyển qua đường xu hướng, một dấu hiệu cho thấy xu hướng hiện tại đang đảo ngược hoặc suy yếu.
Kênh giá được cấu thành từ đường Trendline và một đường thẳng song song với nó vẽ từ một đỉnh (trong trường hợp tăng giá) hay từ một đáy (trong trường hợp giảm giá). 2 đường đó được vẽ song song với nhau, cùng hướng, ở giữa kênh là các nến với các biến động giá khác nhau.
Có 3 dạng kênh giá:
Trong một kênh xu hướng, đường giá sẽ đi dọc theo kênh và khi đường giá chạm vào các đường kênh dưới sẽ là mức hỗ trợ và trạm đường kênh trên sẽ là mức kháng cự.
Trường hợp giá phá vỡ kênh xu hướng có thể là tín hiệu đảo chiều xu hướng hoặc tiếp tục tăng hoặc giảm một cách mãnh liệt hơn, nhà đầu tư cần quan sát thêm nhiều chu kỳ nến của đường giá để xác định một cách chính xác nhất. Các điểm sau quá trình phá vỡ cũng là thời điểm nhà đầu tư có thể xem xét đặt lệnh mua bán cổ phiếu.
Để vẽ được 1 trendline cho đúng các bạn cần phải xác định xu thế thị trường trước đã, sau đó sẽ căn cứ vào các đỉnh và đáy để nối chúng lại với nhau. Cần ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy để vẽ 1 đường Trendine.
Đáy được sử dụng để vẽ trendline tăng bắt buộc phải là điểm bắt đầu một đoạn giá tăng có đỉnh cao hơn đỉnh cũ. Ngược lại, đỉnh được sử dụng để vẽ trendline giảm bắt buộc phải là một điểm bắt đầu một đoạn giá giảm có đáy thấp hơn đáy cũ. Đường xu hướng càng dốc thì độ tin cậy càng thấp và khả năng bị phá vỡ càng cao.
Giá chạm vào đường xu hướng càng nhiều lần thì càng có giá trị, bởi vì có nhiều nhà giao dịch sẽ sử dụng chúng như là các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự. Nhưng đừng cố gắng vẽ đường xu hướng “vừa vặn” với thị trường. Nếu đường xu hướng không đúng với thị trường tức là nó đã bị sai, vì thế không cần phải cố điều chỉnh cho vừa vặn.
Ở phần này mình sẽ hướng dẫn vẽ 2 đường xu hướng chính:
Cách vẽ và xác định đường trendline cơ bản khá đơn giản:
Bạn hãy vẽ thật nhiều theo góc nhìn của mình rồi quan sát cách giá phản ứng với đường xu hướng bạn vẽ. Nếu giá phản ứng tốt - đảo chiều khi chạm vào thì bạn đã vẽ đúng.
Theo mình thì trendline có bản chất khá giống với một hỗ trợ kháng cự. Một đường xu hướng mạnh cũng phải thỏa 3 yếu tố:
Trendline nâng cao trong xu hướng tăng là đường thẳng đi qua:
Trendline nâng cao trong xu hướng giảm là đường thẳng đi qua:
Trong đó, yếu tố đầu tiên (được tô đậm) là quan trọng nhất.
Khi đường xu hướng được xác nhận bởi 2 đỉnh hoặc hai đáy, bạn sẽ tìm được 1 điểm vào rõ ràng cho lệnh giao dịch.
Khi giá chạm Trendline cần phải đóng cửa trên/dưới đường trendline tăng/giảm trong khung thời gian nhất định mới thể hiện lực hồi bị cản. Nếu giá Vượt mạnh đường xu hướng sẽ xảy ra khả năng đảo chiều, hoặc sẽ là đảo chiều giả, điều đó cần xác nhận bởi lực nến và mô hình nến, và nếu giá vượt mạnh thì nên thoát lệnh. Mục tiêu sẽ là các mức kháng cự hỗ trợ trước đó hoặc dựa vào các công cụ như Fibonacci để chốt lời.
Một xu hướng điều chỉnh là một động thái thường diễn ra khi mà xu hướng chính tăng hoặc giảm quá nhiều, chúng sẽ có xu thế đưa giá quay trở lại xu hướng ban đầu. Và 1 xu hướng điều chỉnh nên nhỏ hơn xu hướng chính. Ngoài ra, trong hầu hết các trường hợp, giai đoạn điều chỉnh xu hướng sẽ mất nhiều thời gian để hoàn thành hơn so với giai đoạn ổn định. Kết quả là, giao dịch theo xu hướng điều chỉnh chắc chắn sẽ rủi ro hơn.
Thông thường khi giá phá vỡ đường xu hướng rất nhiều người tin rằng đảo chiều sẽ diễn ra. Tuy nhiên, vì đường xu hướng được xem như là một khu vực, vùng chứ không phải là một đường nên chúng thực sự rất khó xuyên thủng chỉ bằng 1 cây nến.
Trendline là một công cụ cơ bản của mọi nhà giao dịch, trendline có thể kết hợp với hiều chỉ báo khác để hình thành nhiều chiến lược giao dịch chính xác hơn.
Trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cấu trúc của một giao dịch lướt sóng (swing) và thảo luận về các công cụ cùng với phương pháp được sử dụng để xây dựng một thiết lập giao dịch cơ bản. Mặc dù không có một chiến lược nào là hoàn hảo, nhưng các phương pháp sau đây có thể được sử dụng cùng với chiến lược giao dịch của riêng bạn để xác định các điểm vào và ra thuận lợi hơn trong một thị trường có xu hướng.
Đường xu hướng (trendline) là công cụ đơn giản nhất và quan trọng nhất (và phần lớn chưa được tận dụng hết) trong kho vũ khí giao dịch của bạn. Kéo dài một đường thẳng nối các mức đỉnh và đáy chính trên biểu đồ là một cách khách quan để đánh giá hướng và xung lực của thị trường có xu hướng. Bước quan trọng này có thể giúp xác định nơi giá có khả năng tìm thấy vùng hỗ trợ hoặc kháng cự.
Lưu ý rằng phân tích đường xu hướng có thể được xem như một hình thức nghệ thuật hơn là khoa học vì nó đòi hỏi một số góc nhìn chủ quan. Điều đó nói lên rằng, khi vẽ các đường xu hướng càng có nhiều điểm tiếp xúc, thì đường xu hướng càng có độ chính xác cao. Điều này có nghĩa là phản ứng giá tại các đường xu hướng càng trở nên hiệu quả.
Trong ví dụ về Chỉ số dollar Mỹ (DXY), độ dốc dương tạo ra tín hiệu tăng giá với kế hoạch giao dịch là mua khi đã xác định đường xu hướng này. Vậy điểm vào của chúng ta nên ở đâu? Nếu giá điều chỉnh về đường hỗ trợ đường xu hướng thì đây sẽ là điểm mua thuận lợi nhất.
Ngược lại, khi đường xu hướng bị phá vỡ, đây được cho là tín hiệu đảo chiều đáng tin cậy. Một khi vùng hỗ trợ của đường xu hướng bị phá vỡ, đường xu hướng bây giờ trở thành kháng cự đối với giá và thường báo trước sự thay đổi trong hành vi giá. Đường xu hướng này bây giờ có thể được coi là một kháng cự với động thái giá giảm.
Tương tự như vậy, việc phá vỡ ngưỡng kháng cự trên đường xu hướng coi như đường đó chuyển thành ngưỡng hỗ trợ cho việc tăng giá tiếp theo lên cao hơn. Ví dụ AUD/NZD ở trên cho thấy cách một đường xu hướng có thể trở thành hỗ trợ và kháng cự. Khi đường xu hướng bị phá vỡ vào tháng 12, nó đã trở thành mức kháng cự mạnh trong đợt phục hồi tiếp theo đầu năm 2015 trước khi giảm xuống. Tương tự như vậy, sự tăng giá vượt phá vỡ đường kháng cự này vào tháng 6 đã thúc đẩy một xu hướng tăng mạnh hơn và đường xu hướng này một lần nữa trở thành đường hỗ trợ.
Một số khía cạnh quan trọng cần lưu ý khi vẽ Trendline:
Điều quan trọng cần lưu ý là bất kỳ hai điểm đáy hoặc đỉnh nào cũng có thể vẽ thành một đường xu hướng. Tuy nhiên, giá phản ứng lần thứ ba mới được tính là Trendline được xác nhận. Do đó, trước khi xác nhận bất kỳ một đường xu hướng nào, hãy tìm điểm mà giá phản ứng lần thứ ba để tăng tính hiệu quả của đường xu hướng.
Về cơ bản, giá chạm vào đường xu hướng càng nhiều lần thì càng có giá trị, bởi vì có nhiều nhà giao dịch sẽ sử dụng chúng như là các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự.
Bạn nên giao dịch với giả định Trendline sẽ giữ vững, nhưng khi xác định Trendline đó có bị phá vỡ hay không, một trong những điều quan trọng nhất cần xem xét là khung thời gian. Theo quy tắc chung, thông thường các nhà giao dịch sẽ tìm giá đóng cửa hàng ngày để xác nhận điểm breakout của một trendline nhất định. Tuy nhiên, khi xem xét hành vi giá trong khung thời gian ngắn thì bạn sẽ thấy giá phản ứng liên tục khi tiếp xúc với trendline, các nhà giao dịch sẽ thấy giá liên tục kiểm tra đường xu hướng, dẫn đến các tín hiệu bị nhiễu.
Chỉ có hai loại đường xu hướng, đường xu hướng giảm và đường xu hướng tăng, khi thị trường sideway (đường xu hướng nằm ngang) thì không được xem là đường xu hướng.
Và dù cho ở bất kỳ tình huống nào sẽ có 2 khả năng xảy ra:
Khi một xu hướng đóng vai trò là kháng cự hoặc hỗ trợ bị phá vỡ, động thái tiếp theo sẽ thấy giá đi qua theo hướng của sự phá vỡ. Nếu giá phá vỡ và không tăng tốc theo hướng đó, thường thì đây sẽ là dấu hiệu của một kịch bản “phá vỡ giả” (fake breakout). Các hành vi giá này là điển hình trong các xu hướng và thường có thể xảy ra trước các đợt đảo chiều quan trọng về giá.
Phương pháp giao dịch hiệu quả là đợi giá điều chỉnh và kiểm tra Trendline như là một mức hỗ trợ, điểm dừng lỗ là nằm ngay dưới đáy vừa tạo. Tương tự như vậy, nếu giá phá vỡ đường hỗ trợ, hãy đợi giá phục hồi và kiểm tra lại đường xu hướng như là mức kháng cự, đỉnh trước đó sẽ đóng vai trò như một điểm dừng lỗ.
Bởi vì để xác nhận được 1 xu hướng chúng cần phải chạm ít nhất vào 3 điểm giá, và 3 điểm này đều nằm trong khoảng thời gian cùng các mức giá khác nhau, như với trendline sẽ là các đáy cao hơn (trong xu thế tăng) hoặc đỉnh thấp hơn (trong xu thế giảm) nên dù là 1 đường thẳng nhưng đó là cả 1 vùng, 1 phạm vi cụ thể.
Một điểm quan trọng cũng cần lưu ý là khi các đường xu hướng càng cứng, sẽ có nhiều lần giá tìm cách “bounce” nẩy lên hoặc xuống khu vực này với mục đích test lại, chính vì thế khi không thể phá vỡ sẽ rất dễ hình thành nến rút chân tại đây.
Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, việc của bạn không phải là học tất cả các phương pháp nhưng bạn cần hiểu phương pháp của chúng để vận dụng linh hoạt hơn trong quá trình xây dựng hệ thống giao dịch chuẩn.
Như vậy Investo đã chia sẻ đến bạn về Trendline là gì và cách vẽ hay giao dịch theo xu hướng như thế nào. Nếu bạn muốn trở thành một Trader nhưng vẫn chưa biết nên bắt đầu từ đâu, đừng quên Follow và bỏ lỡ bất kỳ bài viết nào trong chuyên mục Kiến thức của Investo để trang bị các kiến thức thật vững cho bản thân.
Theo Investing