ROIC (Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn) là một trong những đơn vị hàng đầu dùng để đánh giá một cổ phiếu tiềm năng tăng giá. Tuy nhiên, để ứng dụng và tính tỷ suất này, nhà đầu tư sẽ cần nắm vững một số kiến thức nhất định. Vậy, dưới đây hãy cùng Investo tìm hiểu chi tiết hơn về chỉ số ROIC, và nhà đầu tư có thể ứng dụng ROIC như thế nào nhé!
ROIC là từ viết tắt của Return On Invested Capital. Đây có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn đầu tư ban đầu. Thông qua chỉ số này, nhà đầu tư có thể xác định chính xác khối lượng lợi nhuận của doanh nghiệp là bao nhiêu so với số vốn đầu tư ban đầu. Hay đánh giá về kế hoạch sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ROIC sẽ không xem xét việc đây là vốn đi vay hay vốn có sẵn.
Theo đó, dựa trên cách hiểu đơn giản, nhà đầu tư có thể dựa vào tỷ lệ ROIC để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá việc sử dụng vốn hiện tại có đang tạo ra lợi nhuận hay không.
Ngoài ra, tỷ lệ ROIC cũng được sử dụng để đánh giá các cổ phiếu, doanh nghiệp cùng ngành. Bởi, với mỗi ngành nghề khác nhau, các doanh nghiệp có thể gặp nhiều khó khăn không liên quan. Nhà đầu tư nên chú ý đến điều này khi so sánh các cổ phiếu tiềm năng.
ROIC là gìTrong một báo cáo tài chính doanh nghiệp, tỷ lệ ROIC sẽ được thể hiện bằng phép chia của khoản lợi nhuận hoạt động ròng sau thuế trên tổng số vốn đầu tư.
Lợi nhuận hoạt động ròng sau thuế (NOPAT - Net Operating Profit After Tax). Đây là một giá trị quan trọng được sử dụng để đánh giá nhiều vấn đề của doanh nghiệp và có bao gồm tính chỉ số ROIC.
Nhà đầu tư có thể dựa trên các tỷ suất lợi nhuận để đánh giá hiệu quả hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có lợi nhuận / năm càng cao. Chứng tỏ các hoạt động kinh doanh đang có kết quả tích cực. Đây là một cổ phiếu tiềm năng để nhà đầu tư đánh giá thêm.
Lưu ý: Trong chỉ số ROIC, khoản lợi nhuận được sử dụng để tính toán là lợi nhuận ròng sau thuế.
NOPAT và vốn hai thành phần chính trong tỷ suất ROICLà tỷ suất chia khi tính ROIC, tổng số vốn đầu tư ban đầu là thước đo cơ bản để xác định mức độ hiệu quả của các hoạt động kinh doanh. Trong đó, khi lợi nhuận thu về trên tổng vốn càng lớn. Cổ phiếu càng có tiềm năng tăng giá tốt và cần được chú ý.
Lưu ý: Chỉ số ROIC sẽ không quan tâm nguồn gốc của vốn là khoản vay của doanh nghiệp hay khoản tiền có sẵn.
Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp là một thành phần quan trọng để xác định ROIC.ROIC là một chỉ số quan trọng để giúp nhà đầu tư đánh giá một doanh nghiệp. Cụ thể, hãy tìm hiểu về những ưu điểm mà chỉ số ROIC mang lại cho người chơi nhé!.
Thông thường, ROIC sẽ không giúp nhà đầu tư xác định rõ phân khúc nào của doanh nghiệp đang tạo ra giá trị. Đặc biệt là với các chỉ số ROIC được tính trên mức thu nhập ròng. Điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Khiến họ khó xác định rõ đâu là ưu thế thực sự của doanh nghiệp.
ROIC có thể khiến nhà đầu tư khó xác định ưu điểm khi sở hữu cổ phiếu.Dưới đây là cách tính ROIC mà bạn có thể tham khảo thêm. Lưu ý, chỉ số ROIC trên hầu hết các báo cáo doanh nghiệp đều được tính toán sẵn. Nhà đầu tư tham khảo công thức này có thể dùng để xác minh lại hoặc hiểu rõ hơn về bản chất của các con số trong báo cáo tài chính.
Công thức tính chỉ số ROIC.Trong đó:
Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể tham khảo thêm công thức tính tỷ suất ROIC khác. Cụ thể như sau:
(1) ROIC = EBIT / (Tổng tài sản - Nợ phải trả ngắn hạn - Tiền và các tài sản tương đương tiền) bq.
(2) ROIC = EBIT / (Nợ vay ngắn hạn + Nợ vay dài hạn + Vốn CSH) bq.
Xem thêm: Chỉ số EBIT là gì
ROIC là chỉ số quan trọng đối với các nhà phân tích chứng khoán và cả bản thân doanh nghiệp. Theo đó, nó thể hiện rõ mức độ hiệu quả các hoạt động kinh doanh của tổ chức trong một thời gian cụ thể. Vậy, chỉ số ROIC sẽ có các nhà đầu tư biết điều gì? ROIC bao nhiêu là tốt.
Khi cùng đánh giá tỷ giá ROIC của các doanh nghiệp cùng ngành với vốn đầu tư ngang nhau. Doanh nghiệp nào có ROIC cao hơn nghĩa là tổ chức đấy có vị thể tiềm năng hơn. Khi này, bạn có thể đánh giá thêm về khả năng tạo giá trị bền vững của doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư cá nhân nên lưu ý tham khảo giá trị ROIC trong dài hạn, Từ đó mới xác định độ ổn định của doanh nghiệp rồi mới đầu tư.
Ví dụ: Một doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để hỗ trợ kế hoạch “Tăng trưởng nóng”. Tuy nhiên, trong năm đầu tiên, khoản tiền lãi ngân hàng lại cao hơn so với lợi nhuận thu về của doanh nghiệp. Khi này, nhà phân tích thực hiện phép trừ chi phí sử dụng vốn lợi nhuận sau thuế (NOPAT). Bạn sẽ nhận thấy rõ chỉ số ROIC sẽ âm, hoặc giảm đi. Điều này có nghĩa giá trị của doanh nghiệp đang suy giảm.
Ngược lại, khi giá trị ROIC càng cao, nghĩa là doanh nghiệp đang có khả năng hoạt động rất tốt và có tạo ra giá trị cho các nhà đầu tư.
ROIC là chỉ số thể hiện trực tiếp cho khả năng phân bổ nguồn vốn của các nhà lãnh đạo. Theo đó, để xử lý tốt vấn đề này, ban lãnh đạo cần có đủ kiến thức và tầm nhìn hợp lý để chứng tỏ độ hiệu quả của việc phân bổ vốn.
Khi chỉ số ROIC của một tổ chức đang ở mức thấp. Tức, doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cơ hội đầu tư dài hạn và gia tăng tài sản cổ đông. Chiến lược làm việc khi này sẽ là chi trả cổ tức đều đặn để giữ chân các cổ đông trước khi giá trị doanh nghiệp suy giảm. Trong khoảng thời gian đó, công ty sẽ nghiên cứu và tìm kiếm một thời điểm mới để tái đầu tư và nâng cấp giá trị ROIC.
Như bạn biết, chỉ số ROIC không giúp xác định phân khúc nào của doanh nghiệp đang tạo ra giá trị. Tuy nhiên, với các nhà đầu tư “lão làng”, chỉ số ROIC có thể xác định rất rõ các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác thông qua mô hình hoạt động và các chiến lược kinh doanh hiện tại.
ROIC giúp phân tích nhiều mặt và xác định giá trị của một cổ phiếu.Thông thường, ROIC càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp càng có khả năng phân bổ nguồn vốn tốt và có tạo giá trị lợi nhuận.
Tuy nhiên, khi đánh giá trên từng doanh nghiệp riêng lẻ, điều này lại không giúp ích nhiều. Đặc biệt là khi phải đánh giá mức ROIC nào là tốt, hay xấu với mỗi tổ chức khác nhau.
Vì vậy, với các nhà phân tích chuyên sâu, chỉ số ROIC sẽ được phân tích và đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn kinh doanh riêng. Các tiêu chuẩn này cũng được kết hợp thêm giữa các doanh nghiệp khác cùng ngành.
Một cách để đánh giá ROIC là sử dụng WACC (Chi phí sử dụng vốn bình quân) của doanh nghiệp. Trong đó:
Ngoại trừ WACC (Chi phí sử dụng vốn bình quân) của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể tìm hiểu thêm về điểm khác biệt giữa ROIC với các chỉ số ROI, ROE hay ROCE ở dưới đây để có thể đưa ra các phân tích toàn diện nhất về cổ phiếu doanh nghiệp.
ROI (Return on Investment) là lợi tức đầu tư dành cho các cổ đông của doanh nghiệp. Theo đó, điểm khác biệt giữa 2 khái niệm này là, chỉ số ROIC có bao gồm tất cả các hoạt động của doanh nghiệp có tạo ra doanh thu. Trong khi đó, ROI chỉ tập trung vào phép tính dựa trên một hoạt động xác định duy nhất của doanh nghiệp.
ROE (Return Equity), đây là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hay lợi nhuận trên vốn. Trong đó, ROE là chỉ số đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của một doanh nghiệp. Điểm khác biệt giữa ROIC và ROE là, chỉ số ROE được tính với giá trị tài sản vốn đã trừ hết các khoản nợ, còn ROIC được tính trên tỷ giá vốn có bao gồm cả tiền vay nợ, góp vốn,...
ROCE (Return On Capital Employed) đây là tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng. Chỉ số ROCE được dùng để đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận dựa trên lượng vốn đã sử dụng. Điểm khác biệt giữa ROIC và ROCE là, chỉ số ROCE được tính bằng lợi nhuận hoạt động ròng chia vốn sử dụng, và ROIC sẽ tính trên tổng vốn đã đầu tư. Hơn nữa, ROCE là giá trị thường sử dụng trên sổ sách sau thuế, còn ROIC lại là chỉ số tính toán trước thuế.
Cách phân biệt ROIC với ROI, ROE và ROCE.
Trên đây là các kiến thức cơ bản để giúp bạn đọc hiểu hơn về chỉ số ROIC là gì và bản chất của ROIC trong các báo cáo tài chính. Mong rằng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về thị trường và có thêm các phương án giao dịch chứng khoán mới. Đừng quên tiếp tục theo dõi Investo để đón đọc các bản tin thị trường mỗi ngày nhé!
Phương Sơn