logo
Theo dõi investo trên google news

thứ năm, 20/07/2023

ROI là gì? Ưu nhược điểm, công thức tính và vai trò ý nghĩa ROI

ROI là một chỉ báo thường xuất hiện trong các báo cáo tài chính. Đây cũng là thành phần quan trọng giúp đánh giá lợi nhuận và sức mạnh hoạt động của một doanh nghiệp. Vậy cụ thể ROI là gì? ROI có ý nghĩa và vai trò ra sao? Cùng Investo giải mã chi tiết qua bài viết dưới đây!

  • ROI là gì ?

ROI (Return on Investment) nghĩa là lợi tức đầu tư hay tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư. ROI là chỉ số phổ biến trong tài chính, nhằm đo lường tỷ suất hoàn vốn và tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư.

Cụ thể:

  • Trong kinh doanh, chỉ số ROI giúp đo lường hiệu quả các hoạt động quảng cáo, chiến dịch tiếp thị vào tổng thể doanh thu của toàn doanh nghiệp. Thông qua chỉ số lợi tức đầu tư ROI, ban lãnh đạo sẽ đánh giá được hiệu suất của các chiến dịch đã được thực hiện, từ đó dự trù ngân sách cho các dự án mới trong tương lai.
  • Trong đầu tư, lợi tức đầu tư ROI còn được coi là phần “chi phí cơ hội”, chỉ phần lợi nhuận nhận được cho số vốn đầu tư bỏ vào công ty hay các dự án.
roi
ROI là gì?
  • Cách tính chỉ số ROI

Công thức tính chỉ số ROI:

cong-thuc-tinh-roi Cách tính ROI là gì? Công thức tính ROI là gì?

Ví dụ minh hoạt thực tế về cách tính ROI: 

Anh A sở hữu một cửa hàng bánh ngọt, anh nhận thấy hiệu suất hoạt động kinh doanh của mình đang ở mức thấp và tự hỏi “Làm thế nào để tăng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của mình?”. 

Nhận thấy, để đáp ứng được nhu cầu mong đợi về chất lượng bánh ngọt của khách hàng, anh A quyết định mua lò nướng bánh hiện đại nhất để thay thế cho chiếc lò nướng bánh ngọt cũ. Cụ thể, chi phí đầu tư mua lò nướng mới là 10 triệu đồng. Thống kê hiệu suất hoạt động kinh doanh cuối năm, tiệm bánh của anh A thu về nhiều hơn 60 triệu đồng so với năm trước.

Trong trường hợp này, lợi tức đầu tư ROI trong năm nay được tính như sau:

ROI = (60.000.000 / 10.000.000) x 100 = 600%.

  • Ưu điểm và nhược điểm của chỉ số ROI

  • Ưu điểm

So với các chỉ số đo lường, đánh giá tài chính khác, tỷ lệ ROI sở hữu các ưu điểm nổi bật như:

  • Tính toán ROI tương đối đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng: Việc này ơhù hợp cả với những nhà đầu tư mới gia nhập thị trường, những nhà đầu tư mới, những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm.
  • Tỷ lệ ROI là công cụ đắc lực trong việc lên kế hoạch đầu tư: Khi kết hợp cùng các chỉ số tài chính khác, ROI sẽ giúp các nhà quản lý doanh nghiệp lên kế hoạch trong ngắn hạn và dài hạn.
  • Tỷ lệ ROI giúp các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc đánh giá, đo lường: ROi phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu suất quản lý tài chính của một doanh nghiệp, đo lường, tính toán các dự án hoạt động trong ngành để lựa chọn cổ phiếu đầu tư tiềm năng và phù hợp nhất.
return-on-investment Ưu điểm của chỉ số ROI
  • Nhược điểm

Mặc dù được đánh giá cao như một công cụ tài chính hữu ích cho cá nhân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư nhưng trên thực tế, ứng dụng chỉ số tài chính ROI vẫn có một vài hạn chế nhất định như:

  • Tỷ lệ ROI đánh giá các dự án ngắn hạn sẽ hiệu quả hơn so với các dự án trong dài hạn.
  • Trong một số trường hợp, việc so sánh chỉ số, tỷ lệ ROI chỉ mang tính tương đối.
  • Để đưa ra kết luận chính xác nhất, ROI cần được xem xét kết hợp cùng với các công cụ tài chính khác.
  • Mỗi doanh nghiệp, công ty sẽ có cánh tính khác nhau, do vậy kết quả cũng sẽ khác nhau. Chính vì thế, nếu không đưa về chung một hệ quy chiếu thì việc so sánh ROI giữa các dự án khác nhau sẽ không có hiệu quả.
  • Chỉ số, tỷ lệ ROI không mấy chính xác, chỉ sử dụng riêng lẻ ROI thường sẽ dự đoán sai số lớn.
  • Kết quả tính toán ROI không thể hiện rõ được nguyên nhân tại sao ROI thấp/cao.

ROI là gì? Ưu nhược điểm, công thức tính và vai trò ý nghĩa ROI
Nhược điểm của ROI là gì?

  • Vai trò của chỉ số ROI 

Vai trò của chỉ số ROI:

  • Lợi tức đầu tư ROI có thể được sử dụng để đưa ra các quyết định đầu tư khác nhau, so sánh chúng với chi phí vốn bỏ ra ban đầu. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng sử dụng chỉ số tài chính ROI để đo lường, đánh giá các khoản đầu tư trong tương lai hoặc trước đó.
  • Được tính toán để đánh giá các khoản đầu tư cá nhân. Thậm chí, ROI còn là cơ sở để so sánh một khoản đầu tư với một khoản đầu tư khác trong danh mục đầu tư của cá nhân đó.
  • Giúp nhà đầu tư hiểu cách một khoản đầu tư đóng góp trực tiếp vào công ty. Chỉ số, tỷ lệ ROI là công cụ hữu ích giúp đánh giá các quyết định kinh doanh và cung cấp thông tin chính xác nhất cho phương hướng đầu tư sắp tới. 
  • Gợi ý các cơ hội kinh doanh mới và hỗ trợ đưa ra quyết định theo đuổi cơ hội nào là đúng đắn. Nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể tập trung nhiều thời gian và sức lực hơn cho các khoản đầu tư nếu đo lường được loại hình đầu tư đó mang lại lợi nhuận ròng cao. Và ngược lại, đối với các khoản đầu tư không đủ tạo ra lợi nhuận để bù đắp chi phí, điều này cho thấy đây là thời điểm nên thử sức với một chiến lược mới hoặc đầu tư vào một lĩnh vực khác khả quan hơn.
chi-so-roi Vai trò của ROI là gì?
  • Ý nghĩa của chỉ số ROI

ROI là chỉ số vô cùng quan trọng để đánh giá hiệu quả đầu tư. Cụ thể, tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư ban đầu được tính toán với ý nghĩa:

    • Tỷ lệ ROI càng cao, khả năng sinh lời của dự án, doanh nghiệp càng cao. Điều này giúp ban quản lý ra đánh giá, so sánh những dự án trong cùng một ngành hữu hiệu nhất.
    • Giúp xem xét kết quả mục tiêu về hiệu suất lợi nhuận của các khoản đầu tư trước đó. Thông qua ROI, nếu kết quả tính được ROI dương ròng, trader có thể tin tưởng lựa chọn đầu tư vào các dự án này. Ngược lại, nếu ROI tính ra bị âm, rất có thể dự án sẽ thua lỗ hoặc không có sự tăng trưởng. Điều này được lý giải bởi các dự án đầu tư thu hút thì chỉ số tài chính ROI sẽ cao, tuy vậy, đi kèm đó rủi ro đầu tư cũng sẽ cao hơn. Chính vì thế, trader cần tìm hiểu kỹ càng, kết hợp linh hoạt ROI cùng các chỉ số tài chính khác để nhìn nhận, đánh giá khách quan trước khi lên kế hoạch, gia nhập đầu tư.
  • Hỗ trợ đánh giá khả năng trả lãi và đo lường tác động về đòn bẩy tài chính của một doanh nghiệp dựa trên kết quả của hoạt động kinh doanh. ROI càng cao, khả năng trả lãi của doanh nghiệp càng lớn.

Lưu ý, khi đánh giá chỉ số tỷ lệ nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư ban đầu, nhà đầu tư cần cân nhắc thời gian mua bán đối với một dự án bởi nếu ROI có thời gian chênh lệch thì sẽ không còn ý nghĩa nữa.

return-on-investment-la-gi Ý nghĩa của ROI
  • Chỉ số ROI bao nhiêu là tốt ?

Nhìn chung, chỉ số tài chính ROI khoảng 7% hoặc cao hơn sẽ được xem là tương đối phù hợp. Đây cũng là mức chỉ số trung bình của chỉ số S&P 500.

Chỉ số tài chính ROI dương thì mức tăng trưởng và tiềm năng lợi nhuận của dự án đầu tư cũng sẽ dương. Theo đó chỉ số tài chính ROI càng cao thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp, dự án càng nhiều, ngược lại nếu ROI âm thì doanh nghiệp, dự án đang trong trạng thái thua lỗ.

Không có bất cứ con số cụ thể nào quyết định ROI bao nhiêu là tốt, ROI bằng bao nhiêu là phù hợp để ra quyết định sở hữu, đầu tư vào cổ phiếu, vào dự án bởi từng ROI phụ thuộc vào từng ngành, và mỗi nhà đầu tư, mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tính chỉ số này khác nhau.

chi-so-roi-la-gi Chỉ số ROI bao nhiêu là tốt?

 

  • Cách tăng chỉ số ROI

Ta có công thức:

roi-la-gi-trong-tai-chinh

Trong đó: 

  • n năm = (Ngày kết thúc - Ngày bắt đầu) / 365

Dựa vào công thức tính trên, để tăng lợi tức đầu tư ROI, có hai cách sau: tạo ra nhiều doanh số và doanh thu hơn hoặc tăng giá bán của dự án, doanh nghiệp.

Lưu ý, doanh nghiệp, công ty đã cải thiện lợi nhuận của mình nếu có thể tăng doanh số bán hàng và doanh thu mà không tăng chi phí hoặc gia tăng chi phí đủ để vẫn mang lại lợi nhuận ròng. 

Trong trường hợp, doanh nghiệp có thể tăng giá mà không làm giảm đi doanh số bán hàng thì hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ ngày càng tăng cao.

Sử dụng cách tính lợi tức ROI này, doanh nghiệp có thể cải thiện được doanh số và doanh thu bán hàng, thu được lợi nhuận lớn hơn so với các phương thức kinh doanh thời điểm hiện tại.

Ty-le-roi Cách tăng chỉ số tài chính ROI
  • Phân biệt chỉ số ROI với chỉ số ROIC, ROA và ROE

ROI, ROIC, ROA và ROE đều là những chỉ số tài chính quan trọng, có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn, hiệu suất kinh doanh, giúp nhà đầu tư, doanh nghiệp lên kế hoạch, duy trì, phát triển hay điều chỉnh sao cho phù hợp. Tuy nhiên, giữa những chỉ số này vẫn có bản chất khác biệt, cụ thể:

Tiêu chí

Chỉ số ROI

Chỉ số ROIC

Chỉ số ROA

Chỉ số ROE

Định nghĩa

ROI (Return On Investment) - tỷ suất hoàn vốn hay tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư bán đầu, khả năng sinh lời trên vốn đầu tư. 

ROIC (Return On Invested Capital) - tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư.

ROA (Return On Assets) - tỷ suất thu nhập trên tổng tài sản, lợi nhuận trên tổng tài sản hay khả năng sinh lời trên tài sản

ROE (Return On Equity) - tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên vốn hay khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa

ROI đánh giá mức độ lợi nhuận thu được so với chi phí vốn đầu tư bỏ ra ban đầu, đo lường hiệu quả đồng vốn thông qua việc phân bổ và kiểm soát chúng.

ROIC giúp đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận thu được của một công ty bằng cách sử dụng vốn được đầu tư bởi nhà cung cấp nợ và các nguồn vốn chủ sở hữu.

ROA thể hiện mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp

ROE thể hiện mức độ hiệu quả việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. (1 đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận)

Lưu ý

ROI chỉ tập trung đánh giá hiệu quả một hoạt động kinh doanh duy nhất

ROIC đánh giá dựa trên tất cả các hoạt động mà một công ty, doanh nghiệp thực hiện để tạo ra doanh thu

ROIC tập trung vào lợi nhuận được tạo ra bởi cả hai thành phần: vốn chủ sở hữu và các khoản nợ

 

ROE cho biết tỷ suất lợi nhuận trên tài sản sau khi đã trừ đi các khoản nợ.

ROI-la-gi Phân biệt chỉ số tài chính ROI với ROA, ROE và ROIC.
  • Kết luận

Trên đây, bài viết đã tổng hợp toàn bộ những thông tin quan trọng liên quan đến chỉ số tài chính ROI: định nghĩa “ROI là gì?”, công thức tính, ưu nhược điểm, vai trò, ý nghĩa hay cách tăng chỉ số tài chính ROI để đảm bảo mức lợi nhuận tối ưu hơn. 

Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về chỉ số lợi tức đầu tư quan trọng này, từ đó tính toán đo lường chính xác và đưa ra kế hoạch đầu tư, kinh doanh tối ưu nhất.

Lan Hương

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến