Là một trong những chỉ tiêu tỷ suất đánh giá sức khoẻ, khả năng sinh lời của doanh nghiệp nhưng trên thực tế, nhiều chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư vẫn chưa hiểu rõ Profit Margin là gì? Có những loại biên lợi nhuận nào hay đâu là chiến lược hữu hiệu để nâng cao biên lợi nhuận của doanh nghiệp? Cùng giải đáp những thắc mắc trên ngay trong bài viết sau nhé!
Profit Margin - Tỷ suất lợi nhuận/Biên lợi nhuận là chỉ số đo lường tài chính thể hiện mức chênh lệch giữa doanh thu so với lợi nhuận, được biểu thị dưới dạng phần trăm (%).
Hoặc hiểu theo cách khác, chỉ số Profit Margin sẽ phản ánh liệu doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu được tạo ra.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có mức Profit Margin, tỷ suất lợi nhuận là 40% trong kỳ kinh doanh có nghĩa là trên mỗi đồng doanh thu, doanh nghiệp sẽ tạo ra 0,40 đồng thu nhập ròng.
Profit Margin là gì?Tuy nhiên, vì biên lợi nhuận chủ yếu để so sánh nội bộ nên rất khó để so sánh tỷ suất lợi nhuận ròng của các thực thể khác nhau, việc này được đánh giá không mang lại quá nhiều ý nghĩa.
Ý nghĩa của biên lợi nhuậnXem thêm: Margin là gì?
Net Profit Margin (Biên lợi nhuận ròng/Tỷ suất lợi nhuận ròng) là tất cả các chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp, công ty, bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý, lãi vay, khấu hao và thuế. Hiểu đơn giản, biên lợi nhuận ròng Net Profit Margin phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập ròng và doanh số bán hàng.
Công thức tính Biên lợi nhuận ròng - Net Profit Margin:
Biên lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng sau thuế/Tổng doanh thu x 100% (đơn vị %).
Ví dụ: Trong kỳ, doanh nghiệp ghi nhận tổng doanh thu 150,000 $, chi phí kinh doanh là 75,000 $. Vậy biên lợi nhuận ròng được tính bằng = 75,000/150,000 x 100% = 50%.
Có 2 cách lấy dữ liệu tính biên lợi nhuận ròng:
Lưu ý khi sử dụng biên lợi nhuận ròng, Net Profit Margin:
Gross Profit Margin (Biên lợi nhuận gộp/Tỷ suất lợi nhuận gộp) là một loại tỷ suất lợi nhuận cho phép đo lường sự khác biệt giữa doanh thu và giá vốn hàng bán (bao gồm các chi phí sản xuất trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp).
Công thức tính Biên lợi nhuận gộp - Gross Profit Margin:
Biên lợi nhuận gộp = (Doanh thu - Giá vốn hàng bán)/Doanh thu x 100% (đơn vị %).
Ví dụ: Trong kỳ, doanh nghiệp ghi nhận mức doanh thu 8,000 $, tổng chi phí bỏ ra là 6,000 $, biên lợi nhuận gộp được tính như sau = (8,000 - 6,000)/8,000 = 25%.
Lưu ý:
Operating Profit Margin (Biên lợi nhuận hoạt động/Tỷ suất lợi nhuận) hoạt động tương tự tỷ suất lợi nhuận gộp, cho phép doanh nghiệp đo lường doanh thu so với giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, khác với Gross Profit Margin, biên lợi nhuận hoạt động cũng bao gồm cả những khoản chi phí cố định không liên quan trực tiếp đến việc tạo ra sản phẩm. Các loại chi phí này bao gồm cả chi phí cho thuê nhà xưởng, phí đầu tư thiết bị máy móc, phí cho đồ dùng văn phòng.
Công thức tính biên lợi nhuận hoạt động - Operating Profit Margin:
Biên lợi nhuận hoạt động = EBIT (Lợi nhuận trước thuế)/Doanh thu.
Lưu ý:
Xem thêm: EBIT là gì
Các doanh nghiệp thường tính toán Profit Margin để:
Vì Profit Margin phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong một nền kinh tế nên thường được ứng dụng để so sánh tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp với nhau.
Doanh nghiệp nào có tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hoạt động càng hiệu quả, quản lý chi phí càng tối ưu và ngược lại.
Dựa vào biên lợi nhuận, nhà đầu tư có thể cân nhắc rót vốn vào doanh nghiệp. Cụ thể, dựa vào tỷ suất biên lợi nhuận, nhà đầu tư có thể:
Thông thường, để thu hút các nhà đầu tư, tỷ suất lợi nhuận cao thường là yếu tố được ưu tiên so sánh ngay từ đầu.
Thông qua các chỉ tiêu phản ánh từ biên lợi nhuận Profit Margin, nhà đầu tư có thể sử dụng làm cơ sở để điều chỉnh hoạt động sao cho tối ưu nhất.
Dựa vào Profit Margin, doanh nghiệp sẽ có thể xác định được cần phải triển khai những chiến lược gì để gia tăng lợi nhuận, nhận định được những yếu tố đang kìm hãm sự tăng trưởng của doanh nghiệp để đưa ra những giải pháp, chiến thuật xử lý kịp thời.
Ví dụ, nếu tỷ suất lợi nhuận âm hoặc bằng 0, có thể chứng tỏ doanh thu của doanh nghiệp không đủ hoặc doanh nghiệp chưa đảm bảo tốt hoạt động quản lý chi phí của mình. Nguyên nhân của vấn đề này có thể đến từ: tồn đọng hàng tồn kho, chi phí giá thành sản xuất quá cao hay các nguồn tài nguyên chưa được khai thác triệt để.
Cách sử dụng Profit Margin của doanh nghiệpĐặc điểm của biên lợi nhuận sẽ có sự khác nhau trong từng lĩnh vực kinh doanh, thông thường tại một số ngành có tỷ suất lợi nhuận cao như:
Trái lại, với những ngành ghi nhận tỷ suất biên lợi nhuận thấp, Profit Margin sẽ có đặc điểm như sau:
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Profit Margin của một doanh nghiệp thấp không đồng nghĩa với việc công ty đó không kiếm ra tiền. Trên thực tế ngược lại, hầu hết các doanh nghiệp này bù đắp cho vấn đề tỷ suất lợi nhuận thấp thông qua việc tăng lượng khách hàng, sản phẩm hoặc các nguyên liệu bán ra. Chính vì vậy, khi kết luận, so sánh đánh giá sức khỏe các doanh nghiệp dựa trên Profit Margin, nhà đầu tư cần lưu ý thêm vấn đề đặc thù của ngành để đưa ra kết luận chính xác nhất.
Đặc điểm của biên lợi nhuận trong từng ngành.Đặc điểm của Profit Margin - biên lợi nhuận là phản ánh lợi nhuận tổng thể doanh nghiệp so với tổng doanh thu. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều doanh nghiệp muốn tăng trưởng tập trung nỗ lực vào việc thúc đẩy doanh số bán hàng, vì vậy, việc cải thiện tỷ suất lợi nhuận cũng là một phương pháp khác mà chủ doanh nghiệp có thể sử dụng để gia tăng lợi nhuận cho công ty của mình.
Để mở rộng, nâng cao biên lợi nhuận Profit Margin, kiếm nhiều lợi nhuận hơn trong tỷ suất mỗi đồng tiền được tạo ra từ tổng doanh thu, chủ doanh nghiệp có thể áp dụng 3 chiến lược gợi ý sau:
Tuy được đánh giá là phương pháp đơn giản nhất nhưng thực chất, việc tăng giá bán sản phẩm lại không dễ để thực hiện. Một số lưu ý chủ doanh nghiệp cần phải nắm rõ khi áp dụng phương pháp này phải kể đến:
Tối ưu hoá chi phí được thực thi dựa trên mô hình sản xuất kinh doanh tinh gọn, đáp ứng giảm thiểu và loại bỏ 8 loại lãng phí “D - O - W - N - T - I - M - E”:
Chiến lược này được nảy sinh từ ý kiến của một nhà phân tích bán lẻ - Krista Fabregas: “Hầu hết các nhà bán lẻ thường có xu hướng tập trung vào chiến lược giá khi tìm cách gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận bền vững nhất lại đến từ việc tối ưu hoá hoạt động vận hành”.
Các chiến lược giá nhằm gia tăng lợi nhuận chỉ là những giải pháp mang tính tạm thời. Chúng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn hạn bởi giá thành sẽ luôn bị ảnh hưởng liên tục. Nguyên nhân là vì những biến động của thị trường (ví dụ: Fed tăng lãi suất) mà doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được. Do vậy, để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, tăng trưởng phát triển bền vững, doanh nghiệp cần làm chủ hai yếu tố cốt lõi, ảnh hưởng trực tiếp đến nó: doanh thu và chi phí.
Để thúc đẩy doanh thu, chi phí, tối ưu hoá hoạt động, gia tăng lợi nhuận thì giải pháp hữu hiệu nhất chính là ứng dụng công nghệ trong vận hành doanh nghiệp. Tự động hóa quy trình, cắt giảm những thao tác thủ công, tránh lãng phí nguồn lực, nâng cao những trải nghiệm của khách hàng.
Trên đây, bài viết đã tổng hợp toàn bộ những thông tin chi tiết nhất liên quan đến biên lợi nhuận Profit Margin: Profit Margin là gì? Đặc biệt, bài viết cũng đưa ra gợi ý về 3 chiến lược tham khảo giúp nâng cao Profit Margin. Hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả, gia tăng lợi nhuận trong tương lai.
Lan Hương