Position Trading là chiến lược giao dịch dài hạn, phù hợp với những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm trên thị trường Forex. Tuy nhiên, với những trader mới tham gia đầu tư ngoại hối thì có thể còn chưa hiểu rõ. Vậy chính xác thì Position Trading là gì? Những ưu điểm và hạn chế của chiến lược này ra sao? Hãy cùng Investo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Position Trading là gì?
Position Trading là chiến lược dài hạn nhất trong 4 phương pháp giao dịch Forex cơ bản gồm Day Trading, Swing Trading, Scalping Trading và Position Trading. Các Position Trader có thể nắm giữ vị thế mua - bán của mình trong nhiều tuần, tháng hoặc thậm chí nhiều năm.
Khi áp dụng chiến lược này, trader hầu như không cần quan tâm đến những biến động giá ngắn hạn. Thay vào đó là chỉ tập trung vào sự tăng trưởng dài hạn. Họ sẽ dựa vào những phân tích cơ bản và các yếu tố kỹ thuật mà đưa ra các quyết định giao dịch phù hợp. Khi thị trường đạt đến đỉnh điểm hoặc mức kỳ vọng của Position, Trader thì sẽ thoát lệnh để thu lợi nhuận.
Position Trading là gì? Đây là một chiến lược giao dịch dài hạn với thời gian nắm giữ vị thế kéo dài nhiều tuần, tháng hoặc nhiều năm
Đặc điểm phong cách giao dịch dài hạn Position Trading
- Thời gian Position Trader nắm giữ vị thế lâu dài, có thể lên đến vài tháng hoặc thậm chí vài năm.
- Phong cách Position Trading tập trung vào những xu hướng dài hạn. Trader không cần quan tâm đến những biến động trong thời gian ngắn, chỉ tập trung vào xu hướng dài hạn của thị trường.
- Sử dụng khung thời gian lớn, thường là W1 hay MN để có thể đưa ra các phân tích cụ thể và hành động giá.
- Kết hợp phương pháp phân tích cơ bản cùng chỉ báo kỹ thuật để đánh giá được xu hướng thị trường và tìm kiếm thu lợi nhuận trong Position Trading. Bao gồm giá trị sổ sách ước tính của cổ phiếu, yếu tố chính trị - xã hội, kinh tế và các chỉ báo kỹ thuật như RSI, MACD,...
Position Trader thường kết hợp sử dụng những phương pháp phân tích cơ bản cùng các chỉ báo kỹ thuật
- Position Trading thường được áp dụng trên thị trường chứng khoán. Bởi vì ở lĩnh vực ngoại hối, các cặp tiền tệ thường biến động rất mạnh mẽ.
- Phù hợp với những trader có nguồn vốn dồi dào vì thường đầu tư vào mỗi lệnh một chút vốn và giữ chúng dài hạn. Qua đó giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, “không đặt hết trứng vào một giỏ” để phân tán rủi ro.
- Position Trading sở hữu đòn bẩy thấp nhưng vẫn đảm bảo khả năng sinh lời.
- Tần suất giao dịch ít nhưng có khối lượng lớn do Position Trader chỉ vào lệnh khi đã xác định được xu hướng. Song khối lượng giao dịch rất lớn, có thể lên đến 5% giá trị tài khoản cho mỗi vị thế với mục tiêu R:R > 1:10.
Position Trading có tần suất giao dịch ít nhưng khối lượng rất lớn, mục tiêu hướng đến của chiến lược này là R:R > 1:10
Trader có nên sử dụng Position Trading trong Forex không?
Sau khi đã hiểu rõ Position là gì, đặc điểm riêng biệt của nó thì trader cũng nên nắm được ưu điểm và hạn chế của Position Trading trên thị trường Forex. Qua đó có thể đưa ra quyết định giao dịch đúng đắn nhất.
Ưu điểm của Position Trading
- Position Trader hạn chế gặp phải những áp lực tâm lý, không bị căng thẳng bởi những biến động nhỏ ngắn hạn của thị trường.
- Trader không cần mất nhiều thời gian để theo dõi biểu đồ liên tục, vì giao dịch bằng Position Trading theo khung thời gian dài hạn.
- Thu được lợi nhuận cao với tỷ lệ R:R tương đối tốt, trader có thể mở vị thế sớm khi nhận định được các điểm vào lệnh phù hợp.
- Tần suất giao dịch ít nên Position Trader không cần mất nhiều phí Spread (phí chênh lệch) và Commission (phí hoa hồng).
- Các nhà đầu tư Position Trading có mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn so với các nhà giao dịch ngắn hạn vì thường nắm giữ vị thế trong thời gian dài.
Hạn chế của Position Trading
- Đòi hỏi Position Trader phải có kiến thức tốt và nhiều kinh nghiệm để nghiên cứu và phân tích các xu hướng dài hạn trước khi thực hiện giao dịch.
- Việc xác định các điểm đặt và đóng lệnh gặp nhiều khó khăn, trader có thể bỏ lỡ những cơ hội thu lợi nhuận.
- Để thực hiện chiến lược Position Trading, trader cần có vốn lớn hơn so với các nhà đầu tư ngắn hạn nhằm duy trì các vị thế trong dài hạn.
- Position Trader không dễ dàng thay đổi các vị thế của mình khi thị trường biến động mạnh, đảo chiều bất ngờ.
- Nhà đầu tư sẽ bị bào mòn tài khoản nếu không tính toán phí Swap (phí qua đêm) do thời gian giữ lệnh kéo dài.
Position Trading đòi hỏi các nhà đầu tư phải sở hữu kiến thức tốt và nhiều kinh nghiệm trên thị trường Forex
Điều kiện để trở thành Position Trader là gì?
- Kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn: Trader phải có sự hiểu biết thấu đáo về những yếu tố ảnh hưởng đến giá của các cặp tiền tệ trên thị trường Forex. Đồng thời có kinh nghiệm và mức độ nhạy bén cao để dự đoán tốt xu hướng của thị trường trước những tin tức, sự kiện nổ ra bất ngờ. Nhờ đó mà Position Trader có thể đưa ra những quyết định ra/vào lệnh phù hợp.
- Có nguồn vốn đầu tư lớn: Bởi vì khi sử dụng Position Trading, thời gian mở vị thế có thể kéo dài đến vài năm. Trader có thể chịu lỗ đến vài trăm pips khi thị trường biến động, cũng như thanh toán những khoản phí giao dịch như phí Swap để giữ lệnh qua đêm.
- Khả năng chấp nhận rủi ro: Khi sử dụng chiến lược Position Trading, các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với rủi ro cao bởi số tiền để mở lệnh tương đối lớn. Hơn thế nữa, các vị thế mua - bán kéo dài từ vài tháng đến vài năm nên phải có khả năng quản lý rủi ro hiệu quả để hạn chế thua lỗ.
- Kiên nhẫn và không bị dao động tâm lý: Position Trading là một phong cách giao dịch dài hạn, vì vậy cần có sự kiên nhẫn để chờ đợi các xu hướng phát triển. Trong khoảng thời gian mở lệnh thì giá có thể di chuyển lên hoặc xuống. Trader cần có tâm lý ổn định trước những biến động khôn lường trên thị trường Forex.
Position Trading đòi hỏi trader có sự hiểu biết thấu đáo về các cặp tiền tệ và nhiều kinh nghiệm đầu tư trên thị trường Forex
2 Chiến lược Position Trading hiệu quả trong giao dịch Forex
Chiến lược Tương quan thuận
Khi áp dụng chiến lược này trong Position Trading, cần chú ý đến mối tương quan giữa hàng hóa và cặp tiền tệ. Khi giá của các mặt hàng tăng thì đồng nghĩa với giá của cặp tiền tệ cũng tăng theo.
Ví dụ về tương quan thuận: Giá dầu sẽ tương quan với cặp tiền tệ CAD/JPY bởi vì Canada là cường quốc sản xuất và xuất khẩu dầu lớn trên thế giới. Ngược lại, Nhật Bản là nước nhập khẩu ròng dầu mỏ. Do đó giá trị đồng yên giảm khi giá dầu tăng cao. Sức tăng của giá dầu trở thành chỉ báo hàng đầu về sự biến động của cặp tiền tệ CAD/JPY.
Trader cần theo dõi đồng thời cả hai biểu đồ về giá dầu, cũng như biểu đồ của cặp tiền CAD/JPY.
Cách vào lệnh Buy (lệnh mua)
- Bước 1: Cần xác định ngưỡng kháng cự trên đồ thị giá dầu mỏ với khung thời gian D1.
- Bước 2: Position Trader tìm thanh nến breakout khỏi ngưỡng kháng cự.
Tìm kiếm thanh nến breakout khỏi mức kháng cự
- Bước 3: Tiến hành vào lệnh Buy trên biểu đồ cặp tiền tệ CAD/JPY ngay khi nến tiếp theo được mở.
- Bước 4: Đặt điểm Stop Loss tại ngưỡng hỗ trợ.
- Bước 5: Sau khi vào lệnh, đặt Take Profit dưới ngưỡng kháng cự chính tiếp theo.
Chiến lược tương quan thuận trong Position Trading được các nhà đầu tư sử dụng để vào lệnh Buy
Cách vào lệnh Sell (lệnh bán)
- Bước 1: Xác định vùng hỗ trợ trên biểu đồ giá dầu mỏ khung thời gian D1.
- Bước 2: Position Trader chờ đợi thanh nến breakout khỏi vùng hỗ trợ đóng cửa.
- Bước 3: Tiến hành vào lệnh Sell trên biểu đồ CAD/JPY ngay tại mức giá mở cửa của thanh nến tiếp theo .
- Bước 4: Đặt Stop Loss tại mức kháng cự.
- Bước 5: Sau khi vào lệnh Sell, đặt Take Profit tại vùng hỗ trợ tiếp theo.
Chiến lược Tương quan nghịch
Chiến lược tương quan nghịch trong Position Trading sử dụng mối quan hệ trái chiều giữa một số loại tiền tệ chính và giá vàng. Khi giá vàng tăng thì chỉ số của đồng USD giảm. Trader cần theo dõi đồng thời 2 biểu đồ về giá vàng và chỉ số đồng USD.
Cách vào lệnh Buy (lệnh mua)
- Bước 1: Xác định vùng hỗ trợ trên biểu đồ chỉ số đồng USD trong khung thời gian D1.
- Bước 2: Position Trader tìm kiếm thanh nến đóng cửa ở dưới ngưỡng hỗ trợ .
Position Trader xác định thanh nến đóng cửa ở dưới ngưỡng hỗ trợ
- Bước 3: Trader tiến hành vào lệnh Buy trên biểu đồ vàng ngay khi thanh nến tiếp theo được mở.
- Bước 4: Đặt Stop Loss tại vùng hỗ trợ chính trước khi vào lệnh.
- Bước 5: Sau khi vào lệnh, đặt Take Profit dưới mức kháng cự chính tiếp theo.
Trader tiến hành đặt Stop Loss, Take Profit trước và sau khi vào lệnh Buy trong chiến lược Position Trading
Cách vào lệnh Sell (lệnh bán)
- Bước 1: Tìm ngưỡng kháng cự trên chỉ số đồng USD trong khung thời gian hàng ngày.
- Bước 2: Trader tìm thanh nến đóng cửa ở trên ngưỡng kháng cự.
Tìm kiếm thanh nến đóng cửa trên ngưỡng kháng cự
- Bước 3: Tiến hành vào lệnh Sell trên biểu đồ vàng ngay khi nến tiếp theo được mở.
- Bước 4: Đặt Stop Loss tại ngưỡng kháng cự chính trước khi vào lệnh.
- Bước 5: Sau khi vào lệnh, đặt Take Profit dưới vùng hỗ trợ chính tiếp theo.
Trader tiến hành đặt Stop Loss, Take Profit trước và sau khi vào lệnh Sell trong chiến lược tương quan nghịch
Kết luận
Position Trading là một chiến lược giao dịch dài hạn với thời gian có thể lên đến vài chục năm. Chiến lược này sẽ không dễ áp dụng với những trader non trẻ. Vì vậy, trader cần trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm để trở thành Position Trader thành công. Nếu cần tìm website chuyên cung cấp kiến thức về đầu tư tài chính uy tín, hãy truy cập ngay Investo.info nhé!
Huỳnh Hà
Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại
Investo.