logo
Theo dõi investo trên google news

thứ tư, 12/07/2023

Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách cài đặt và sử dụng Parabolic SAR

Chỉ báo Parabolic SAR là công cụ được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, nhất là xác định điểm kết thúc xu hướng và đảo chiều của giá. Vậy bạn đã biết Parabolic SAR là gì, đặc điểm, ý nghĩa và cách cài đặt, sử dụng chỉ báo chưa? Nếu chưa, hãy cùng Investo tìm hiểu những thông tin chi tiết về chỉ báo này thông qua bài viết sau đây.

Parabolic SAR là gì?

Chỉ báo Parabolic SAR (Parabolic Stop And Reverse - PSAR) là một công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển bởi J. Welles Wilder. Đúng như tên gọi, Parabolic SAR được sử dụng để xác định điểm dừng lỗ và đảo chiều trong xu hướng giá của tài sản.

Parabolic SAR có dạng những đường cong Parabol đứt nét, tạo bởi nhiều dấu chấm nhỏ trên biểu đồ giá, cung cấp các mức hỗ trợ, kháng cự động. Qua đó giúp nhà đầu tư xác định điểm dừng lỗ và đảo chiều trong giao dịch. Đồng thời đưa ra các quyết định mua vào/bán ra đúng thời điểm để thu lợi nhuận.

Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách cài đặt và sử dụng Parabolic SAR Chỉ báo Parabolic SAR được dùng để xác định vị trí dừng lỗ và đảo chiều của giá

Đặc điểm của chỉ báo Parabolic SAR

  • Parabolic SAR được biểu diễn bằng một loạt dấu chấm nhỏ nối đuôi nhau, nằm ở trên hoặc dưới nến giá (tùy theo hướng di chuyển của giá), tạo thành các đường cong đứt nét trên biểu đồ. 
  • Các điểm PSAR được hiển thị dưới giá khi xu hướng giá tăng, tạo tín hiệu mua vào. Các điểm PSAR được hiển thị trên giá khi xu hướng giá giảm, tạo tín hiệu bán ra.
  • Khoảng cách giữa các đường đứt nét Parabolic SAR và đường giá càng rộng khi thị trường càng tăng mạnh hay giảm mạnh. Đường giá và đường Parabolic SAR cắt nhau liên tục và không biểu hiện tín hiệu rõ ràng khi thị trường sideway.
  • Nếu vị trí của các đường Parabolic SAR có sự thay đổi so với giá, có thể đây là tín hiệu báo rằng thị trường sắp có sự biến động mạnh trong tương lai. Ví dụ như ban đầu đường đứt nét nằm trên nến giá, sau đó lại di chuyển xuống bên dưới giá. Điều này là dấu hiệu cho thấy giá có thể sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách cài đặt và sử dụng Parabolic SAR Các điểm Parabolic SAR nằm dưới giá khi xu hướng tăng, nằm trên giá khi xu hướng giảm, tạo các tín hiệu mua/bán tương ứng

Ý nghĩa của chỉ báo Parabolic SAR

  • Đánh giá xu hướng giá đang diễn ra: Các chấm tròn của chỉ báo liên tục nằm bên dưới đường giá cho thấy xu hướng Uptrend và khả năng đà tăng còn mạnh trong tương lai gần. Ngược lại, các chấm tròn của chỉ báo liên tục nằm bên trên đường giá cho thấy xu hướng Downtrend và đà giảm còn khá mạnh.
  • Cup cấp tín hiệu đảo chiều trong xu hướng giá của một tài sản: Khi giá vượt qua các điểm SAR, chỉ báo sẽ đảo chiều và chuyển từ ngưỡng hỗ trợ động sang ngưỡng kháng cự động hoặc ngược lại.
  • Xác định điểm vào lệnh: Khi PSAR dịch chuyển từ trên đường giá xuống phía dưới thì vào lệnh mua. Ngược lại, khi PSAR dịch chuyển từ dưới đường giá lên trên thì vào lệnh bán.
  • Cung cấp điểm dừng lỗ cho các vị thế mua và bán: Khi giá vượt qua điểm đường PSAR, nhà đầu tư có thể đặt điểm dừng lỗ tại điểm SAR gần nhất để bảo vệ lợi nhuận hoặc giảm thiểu tổn thất.
  • Xác định điểm thoát lệnh: Nếu ở vị thế mua thì thoát lệnh khi các chấm PSAR bắt đầu di chuyển từ dưới giá lên trên. Nếu ở vị thế bán thì thoát lệnh khi chấm PSAR bắt đầu di chuyển từ trên giá xuống dưới.

Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách cài đặt và sử dụng Parabolic SAR Xác định điểm dừng lỗ dựa trên Parabolic SAR

Công thức tính Parabolic SAR

Mỗi chấm tròn trên đường cong Parabolic SAR sẽ thể hiện giá trị của một phiên. Để tính giá trị của chỉ báo này, nhà đầu tư có thể sử dụng công thức sau đây:

Trong xu hướng giá tăng:

SARn + 1 = SARn + AF x (EP - SARn)

Trong xu hướng giá giảm:

SARn + 1 = SARn - AF x (EP - SARn)

Trong đó

  • SARn là đại diện cho giá trị của chỉ báo PSAR ở thời kỳ hiện tại.
  • SARn+1 đại diện cho giá trị của chỉ báo PSAR trong thời kỳ kế tiếp.
  • EP là Extreme Price, tức là điểm cực trị, thể hiện mức giá cao nhất của xu hướng tăng hay mức giá thấp nhất của xu hướng giảm trong thời kỳ hiện tại.
  • AF chính là gia tốc (Acceleration Factor), thường có giá trị mặc định là 0.02. Tuy nhiên cũng có thể điều chỉnh để phù hợp với khung thời gian và chiến lược của nhà đầu tư, nhưng không nên cao hơn 0.22.

Hiện nay, các phần mềm giao dịch thường hỗ trợ tính toán giá trị của chỉ số SAR trong chứng khoán. Vì vậy, nhà đầu tư có thể nắm bắt được các số liệu này một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Tuy nhiên cũng cần hiểu được bản chất và các yếu tố trong cách tính Parabolic SAR để có thể áp dụng hiệu quả.

Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách cài đặt và sử dụng Parabolic SAR Các phần mềm giao dịch như MetaTrader 4, MetaTrader 5,... có tính năng hiển thị đường PSAR trên biểu đồ giá

Ưu điểm và nhược điểm của Parabolic SAR

Ưu điểm

  • Cung cấp các dấu hiệu và thời gian của xu hướng rõ ràng, giúp nhà đầu tư xác định điểm dừng lỗ hiệu quả. Qua đó có thể bảo vệ vị thế và giảm thiểu rủi ro khi giao dịch.
  • Cho thấy các điểm đảo chiều tiềm năng trong xu hướng giá. Khi giá vượt qua PSAR có thể làm thay đổi xu hướng, cho phép nhà đầu tư điều chỉnh chiến lược giao dịch để tận dụng cơ hội.
  • Biểu diễn trực quan, dễ hiểu nên được sử dụng phổ biến và có thể dùng cho cả người mới bắt đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm.

Nhược điểm

  • Chỉ phù hợp để xác định các điểm đảo chiều và cắt lỗ. 
  • Phát huy tốt chức năng khi thị trường có những xu hướng rõ ràng. Nếu thị trường sideway thì có vẻ Parabolic SAR hoạt động thiếu hiệu quả, độ tin cậy kém.
  • Độ nhạy được điều chỉnh một cách thủ công nên có thể tạo ra các rủi ro khi độ nhạy cao. Từ đó khiến tín hiệu bị sai lệch, nhà đầu tư chọn không đúng điểm mua vào/bán ra tốt nhất.
  • Chỉ báo Parabolic SAR không xem xét đến khối lượng của giao dịch nên có thể làm cho các tín hiệu không chính xác hoặc thiếu tin cậy khi dùng độc lập mà không kết hợp với các công cụ khác.

Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách cài đặt và sử dụng Parabolic SAR PSAR hoạt động tốt trong thị trường có xu hướng rõ ràng, kém hiệu quả khi thị trường sideway

Cách cài đặt chỉ báo Parabolic SAR

Nhà đầu tư có thể cài đặt chỉ báo Parabolic SAR trên nền tảng giao dịch phổ biến như MT4, MT5 một cách dễ dàng. Sau đây là các bước thực hiện cài PSAR trên MT4 mà nhà đầu tư có thể tham khảo:

  • Bước 1: Mở phần mềm MetaTrader 4 hoặc MetaTrader 5
  • Bước 2: Chọn vào mục Insert => Indicators => Trend => Parabolic SAR

Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách cài đặt và sử dụng Parabolic SAR Mở hộp thoại để cài đặt Parabolic SAR trong mục Insert 

  • Bước 3: Hộp thoại Parabolic SAR xuất hiện với 2 phần là Parameters và Visualization. Nhà đầu tư điền đầy đủ các thông tin cài đặt:
  • Mục Parameters: Step (hệ số điều chỉnh tăng/giảm gia tốc AF, thường là 0.02), Maximum (giá trị lớn nhất của AF), Style (màu sắc và kiểu dáng của đường SAR).
  • Mục Visualization: Chỉ cần cài khung thời gian mà nhà đầu tư muốn hiển thị.

Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách cài đặt và sử dụng Parabolic SAR Điền các thông số cài đặt cho chỉ báo Parabolic SAR

  • Bước 4: Nhấn OK để hoàn thành các bước cài đặt chỉ báo PSAR.

Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách cài đặt và sử dụng Parabolic SAR Đường Parabolic SAR đã được hiển thị trên biểu đồ giá

Hướng dẫn sử dụng Parabolic SAR

Giao dịch thuận xu hướng

Nhà đầu tư cần xác định xu hướng của giá thông qua các công cụ như trendline hay phân tích khung thời gian lớn hơn. Sau đó tìm kiếm điểm vào lệnh phù hợp nhờ tín hiệu của PSAR nếu xu hướng rõ ràng và còn đà tăng/giảm mạnh.

  • Khi đường chỉ báo Parabolic SAR di chuyển từ trên nến giá xuống dưới, nhà đầu tư cân nhắc thực hiện lệnh mua vào tại thời điểm này. Ngược lại, đợi khi đường chỉ báo nằm ở trên nến giá thì thực hiện lệnh bán ra.
  • Điểm vào lệnh là cây nến xác nhận xu hướng tăng/giảm mà PSAR vừa di chuyển lên trên hay xuống dưới. 
  • Điểm cắt lỗ là đỉnh gần nhất trước đó đối với lệnh bán và đáy gần nhất trước đó đối với lệnh mua. 
  • Điểm chốt lời sẽ dựa trên tỷ lệ R:R theo kỳ vọng của nhà đầu tư hoặc sử dụng công cụ Fibonacci mở rộng để hỗ trợ.

Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách cài đặt và sử dụng Parabolic SAR Vào lệnh mua/bán dựa trên hướng di chuyển của chỉ báo Parabolic SAR trong xu hướng thuận chiều

Giao dịch đảo chiều xu hướng

Với phương pháp này, nhà đầu tư cũng cần phân tích xu hướng giá hiện tại. Sau đó xác định điểm giao dịch đảo chiều khi xu hướng đang dần suy yếu. Quy tắc xác định dựa trên các chấm Parabolic SAR như sau:

  • Khi xu hướng chuyển từ giảm thành tăng, chấm PSAR cắt đường giá từ trên xuống và có tối thiểu 3 dấu chấm ở dưới đường giá.
  • Khi xu hướng chuyển từ tăng sang giảm, chấm PSAR cắt đường giá từ dưới lên và có tối thiểu 3 dấu chấm nằm trên đường giá.
  • Nhà đầu tư vào lệnh mua khi chấm thứ ba của 3 điểm PSAR tăng dần phía dưới giá vừa kết thúc. Vào lệnh bán sau khi chấm thứ ba của 3 điểm PSAR giảm dần phía trên giá vừa kết thúc.
  • Đặt điểm dừng lỗ Stop loss tại đáy của xu hướng giảm nếu là vị thế mua và đỉnh của xu hướng tăng nếu là vị thế bán.
  • Điểm chốt lời sẽ theo tỷ lệ R:R như mong muốn hoặc tín hiệu của PSAR nếu muốn gồng lãi theo xu hướng mới.

Tuy nhiên, giao dịch đảo chiều xu hướng có độ khó cao hơn nhiều so với giao dịch thuận chiều xu hướng. Nếu không có nhiều kinh nghiệm, nhà đầu tư rất dễ bắt nhầm tín hiệu đảo chiều nhiễu, dẫn đến giao dịch sai thời điểm.

Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách cài đặt và sử dụng Parabolic SAR Xu hướng tăng dài có dấu hiệu suy yếu, các chấm PSAR tạo thành 3 điểm giảm dần ngay trên đường giá, tạo tín hiệu đảo chiều

Kết hợp với các công cụ khác

Kết hợp với hỗ trợ kháng cự

  • Khi chấm Parabolic SAR nằm ở dưới đường giá và trong vùng hỗ trợ mạnh, nhà đầu tư thực hiện đặt lệnh mua. Nếu dấu chấm nằm trong vùng kháng cự thì không nên đặt lệnh mua vì là tín hiệu gây nhiễu.
  • Khi đường đứt nét Parabolic SAR nằm ngay trên đường giá và trong vùng kháng cự mạnh, nhà đầu tư thực hiện đặt lệnh bán. Nếu dấu chấm của chỉ báo nằm trong vùng hỗ trợ mạnh thì không nên đặt lệnh bán. Bởi có thể đây là tín hiệu gây nhiễu, không chuẩn xác để đặt lệnh.

Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách cài đặt và sử dụng Parabolic SAR Đặt lệnh mua vào khi chấm Parabolic SAR ở dưới đường giá và nằm trong vùng hỗ trợ mạnh

Kết hợp với trendline

  • Khi các dấu chấm của chỉ báo PSAR nằm dưới đồ thị nến, tại ngưỡng hỗ trợ của đường trendline đang tăng, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua ngay lúc nến đóng. Đến khi PSAR bắt đầu di chuyển lên trên đường giá thì đặt lệnh bán để thoát vị thế.
  • Khi các dấu chấm của chỉ báo PSAR nằm trên đồ thị nến, tại ngưỡng kháng cự của đường trendline đang giảm, nhà đầu tư đặt lệnh bán ngay lúc nến đóng. Đến khi PSAR bắt đầu xuất hiện ở dưới đường giá thì thoát vị thế.

Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách cài đặt và sử dụng Parabolic SAR Đặt lệnh mua khi giá chạm vào trendline đang tăng, đồng thời xuất hiện các chấm PSAR ở dưới giá

Kết hợp với mô hình nến đảo chiều

  • Trong xu hướng Uptrend, nếu có tín hiệu mô hình nến đảo chiều giảm (nến hanging man, doji bia mộ,...) và các chấm Parabolic SAR nằm trên giá thì xu hướng có khả năng cao sẽ đảo chiều. Lúc này, nhà đầu tư thực hiện lệnh bán ngay khi nến hoàn thành đảo chiều và thoát vị thế khi chấm PSAR ở dưới giá.
  • Trong xu hướng Downtrend, nếu có tín hiệu mô hình nến đảo chiều tăng (nến búa, doji chuồn chuồn,...) và các chấm PSAR nằm dưới giá thì có khả năng xu hướng sẽ chuyển từ giảm sang tăng. Nhà đầu tư thực hiện lệnh mua khi mô hình nến hoàn thành đảo chiều và thoát lệnh khi PSAR nằm trên giá.
  • Mô hình nến đảo chiều và các chấm Parabolic SAR có thể đổi hướng không cùng lúc nhưng cần có đủ 2 yếu tố để đặt lệnh.

Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách cài đặt và sử dụng Parabolic SAR Đặt lệnh khi xuất hiện cả 2 yếu tố là mô hình nến đảo chiều và chấm PSAR trên/dưới đường giá

Kết hợp với kênh giá

Tương tự như trendline, nhà đầu tư cũng có thể kết hợp Parabolic SAR với kênh giá để hỗ trợ xác định xu hướng và vào/thoát lệnh đúng lúc. Kênh giá được cấu tạo gồm 2 đường hỗ trợ và kháng cự chạy song song, bao trọn đường đi của giá.

Có 2 kiểu kết hợp đường Parabolic SAR và kênh giá mà nhà đầu tư có thể áp dụng như sau:

Giao dịch cùng chiều: 

  • Khi chấm PSAR xuất hiện ngay dưới đường giá, còn giá thì đi vào ngưỡng hỗ trợ của kênh giá đang tăng, nhà đầu tư đặt lệnh mua. Sau đó thoát lệnh khi chấm PSAR vượt qua ngưỡng kháng cự của kênh giá.
  • Khi chấm PSAR xuất hiện ở trên đường giá, còn giá đi vào ngưỡng kháng cự của kênh giá đang tăng, nhà đầu tư đặt lệnh bán. Khi chấm PSAR vượt qua ngưỡng hỗ trợ của kênh giá thì thoát lệnh.

Giao dịch đảo chiều:

  • Tín hiệu của xu hướng đảo chiều giảm xuống: Khi kênh giá đang tăng, nhà đầu tư đợi đến khi giá chạm vào ngưỡng kháng cự và chấm PSAR xuất hiện ở trên nến giá thì đặt lệnh bán. Đến khi chấm PSAR nằm ở dưới nến giá thì thoát lệnh.
  • Tín hiệu của xu hướng đảo chiều tăng: Khi kênh giá đang giảm, nhà đầu tư đợi đến khi giá chạm vào ngưỡng hỗ trợ và chấm PSAR xuất hiện ở dưới nến giá thì đặt lệnh mua. Đến khi chấm PSAR nằm ở trên nến giá thì thoát lệnh.
  • Nếu chấm PSAR chưa chạm đến ngưỡng kháng cự hay hỗ trợ mà đổi chiều thì không phải là tín hiệu để giao dịch.

Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Đặc điểm, ý nghĩa, cách cài đặt và sử dụng Parabolic SAR Đặt lệnh mua khi xuất hiện chấm Parabolic SAR ở dưới giá và giá đi vào mức hỗ trợ của kênh giá đang tăng

Kết hợp với nhiều công cụ cùng lúc

Để kết quả dự đoán có độ chính xác cao hơn, nhà đầu tư có thể kết hợp Parabolic SAR với một số hoặc tất cả công cụ kể trên. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc đến số lượng công cụ sử dụng để không làm biểu đồ bị rối, khó quan sát hay sự cạnh tranh giữa các tín hiệu gây hoang mang, khó hiểu.

Kết luận

Có thể thấy, chỉ báo Parabolic SAR là công cụ phân tích kỹ thuật quan trọng để xác định điểm dừng lỗ và đảo chiều trong xu hướng giá. Với các chấm tròn đại diện trên biểu đồ giá, PSAR cung cấp mức hỗ trợ, kháng cự động, qua đó giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định mua vào/bán ra chính xác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tín hiệu của chỉ báo có thể không chính xác nếu dùng độc lập. Nhà đầu tư nên kết hợp với các công cụ và chỉ báo khác để gia tăng tính chính xác và hiệu quả khi quyết định giao dịch.

Huỳnh Hà

 

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến