Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) là mô hình giá có nhiệm vụ chỉ ra xu hướng của thị trường. Trong thị trường ngoại hối, một nêm thường xuất hiện ở cuối xu hướng tăng hoặc giảm, có nhiệm vụ dự báo khả năng đảo chiều hoặc tiếp diễn của xu hướng trước đó. Giá có xu hướng hội tụ tại một điểm trước khi phá vỡ mô hình nêm theo một hướng cụ thể. Bài viết này sẽ giúp bạn nắm vững một số kiến thức để giao dịch hiệu quả với mô hình cái nêm.
Mô hình tam giác được hình thành từ 2 đường xu hướng trên và dưới, có xu hướng hội tụ tại một điểm phía bên phải mô hình. Đường xu hướng phía trên đi qua các đỉnh, đóng vai trò là một đường kháng cự còn đường phía dưới đi qua các đáy chính là đường hỗ trợ.
Mới nhìn sơ qua, nhiều người sẽ cho rằng nó rất giống với cấu tạo của mô hình tam giác. Thực tế, đúng là như vậy, và đó cũng là lí do khiến nhiều trader bị nhầm lẫn giữa 2 mô hình này, dẫn tới những sai lầm đáng tiếc khi giao dịch.
Để có thể giao dịch hiệu quả với mô hình cái nêm, điều kiện quan trọng đầu tiên là các bạn cần xác định được xu hướng di chuyển của giá trước khi mô hình được tạo thành. Sau đó bạn cần vẽ mô hình trên biểu đồ bằng cách nối 2 đỉnh phía trên để có được đường kháng cự và nối 2 đáy phía dưới để tạo thành đường hỗ trợ.
Bước cuối cùng và cũng là bước then chốt, chúng ta cần xác định điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời dựa theo từng dạng của mô hình.
Để các bạn hình dung rõ hơn, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết từng bước giao dịch cụ thể với mô hình cái nêm.
Có hai cách để các bạn xác định điểm vào lệnh, hãy tham khảo và chọn ra cách phù hợp với mình nhất để áp dụng nhé.
– Cách 1: Vào lệnh tại điểm giá bắt đầu break out (phá vỡ).
Cụ thể, bạn vào lệnh khi giá bắt đầu phá vỡ mức kháng cự đối với mô hình nêm giảm và phá vỡ ngưỡng hỗ trợ với mô hình cái nêm tăng.
– Cách 2: Chờ nến xác nhận xuất hiện ngay sau nến phá vỡ, sau đó bạn vào lệnh tại mức giá đóng cửa của nến xác nhận này.
Nếu là mô hình cái nêm tăng, nến xác nhận sẽ là nến giảm. Ngược lại, với mô hình cái nêm giảm, nến xác nhận sẽ là nến tăng.
Cách này được khuyến khích sử dụng đối với các trader mới. Mặc dù mức sinh lời không nhiều như cách 1 nhưng lại an toàn và có mức độ rủi ro thấp hơn.
Lưu ý: Trong quá trình giao dịch, các trader nên kết hợp mô hình nêm với các công cụ phân tích kỹ thuật khác để xác nhận tín hiệu đảo chiều như: chỉ báo kỹ thuật, mô hình nến đảo chiều…
– Cắt lỗ: Bạn có thể đặt lệnh stop loss tại điểm nằm phía trên đỉnh cao nhất đối với mô hình cái nêm tăng. Còn đối với nêm giảm, các bạn đặt cắt lỗ tại điểm nằm phía dưới đáy gần nhất so với điểm đặt lệnh.
– Chốt lời: Nếu mô hình xảy ra đúng, giá sẽ tăng hoặc giảm với lực ít nhất bằng chiều rộng của cái nêm. Do đó, điểm chốt lời take profit lý tưởng là cách điểm phá vỡ bằng độ rộng của nêm.
Mô hình nêm có một số loại phổ biến sau đây với các ý nghĩa và đặc điểm khác nhau.
Mô hình nêm tăng có thế xuất hiện trong cả xu hướng tăng và xu hướng giảm.
Về mặt hình dáng, mô hình này được cấu thành bởi đường xu hướng trên (kháng cự) và đường xu hướng dưới (hỗ trợ) cùng dốc lên. Sau khi giá phá vỡ khỏi mô hình, nó sẽ có xu hướng đi ngược lại với hướng của nêm.
Nêm được hình thành nhờ các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn, song độ dốc của các đỉnh (tạo thành đường kháng cự) thấp hơn so với độ dốc của các đáy (tạo thành đường hỗ trợ). Điều này cho thấy lực mua đang dần yếu đi còn lực bán thì dần mạnh lên. Khi lực bán đủ mạnh, giá sẽ phá vỡ xuống dưới đường hỗ trợ và tiếp tục giảm xuống.
Nếu nêm xuất hiện trong xu hướng tăng, vậy thì nêm tăng này sẽ là nêm đảo chiều vì giá đã giảm xuống, đi ngược với xu hướng trước khi nêm hình thành.
Nếu nêm xuất hiện trong xu hướng giảm, vậy thì nêm tăng này sẽ là nêm tiếp diễn vì giá tiếp tục đi theo hướng của xu hướng trước đó.
Mô hình nêm giảm hoàn toàn ngược lại với mô hình nêm tăng. Sau khi giá phá vỡ khỏi mô hình, nó cũng có xu hướng đi ngược lại với hướng của nêm.
Về mặt hình dáng, mô hình này được cấu thành bởi đường xu hướng trên (kháng cự) và đường xu hướng dưới (hỗ trợ) cùng dốc xuống.
Nêm được hình thành nhờ các đỉnh thấp hơn và đáy thấp hơn, song độ dốc của các đỉnh (tạo thành đường kháng cự) cao hơn so với độ dốc của các đáy (tạo thành đường hỗ trợ). Điều này cho thấy lực bán đang dần yếu đi còn lực mua thì dần mạnh lên. Khi lực mua đủ mạnh, giá sẽ phá vỡ lên trên đường kháng cự và tiếp tục tăng lên.
Nếu nêm xuất hiện trong xu hướng giảm, vậy thì nêm giảm này sẽ là nêm đảo chiều vì giá đã tăng lên, đi ngược với xu hướng trước khi nêm hình thành.
Nếu nêm xuất hiện trong xu hướng tăng, vậy thì nêm giảm này sẽ là nêm tiếp diễn vì giá tiếp tục đi theo hướng của xu hướng trước đó.
Nêm mở rộng là một trường hợp khác biệt của mẫu hình cái nêm. Đặc điểm nhận dạng dễ nhận thấy của mô hình này là biên độ dao động của giá mở rộng dần từ trái sang phải. Đường kháng cự và hỗ trợ có thể dốc lên hoặc dốc xuống không rõ xu hướng. Đây là thời điểm cả phe mua và phe bán đều có sự suy giảm. Nghĩa là đây là tín hiệu của một sự đảo chiều, giá có thể chuyển từ giảm sang tăng hoặc ngược lại.
Trên đây là các mô hình giá forex phổ biến, được trader đánh giá cao tầm quan trọng cũng như tính ứng dụng. Vì vậy, việc hiểu rõ ý nghĩa và cách giao dịch với mô hình cái nêm sẽ giúp các bạn nâng cao tỷ lệ lợi nhuận và có các chiến lược giao dịch hiệu quả.
Hoa Nguyễn