Non Farm hay Nonfarm Payrolls – NFP là thuật ngữ rất quen thuộc đối với một trader trên thị trường tài chính toàn cầu nói chung và những nhà đầu tư Forex nói riêng. Đây là báo cáo về lực lượng lao động hay số lượng việc làm ở Mỹ trong từng tháng do Bộ Lao động Mỹ (United States Department of Labor) phát hành. Cùng Investo tìm hiểu về NonFarm là gì qua bài viết sau đây.
Bảng lương phi nông nghiệp đo lường số lượng người có việc làm trong tất cả các doanh nghiệp trên toàn quốc, không bao gồm nông nghiệp, chính quyền địa phương, hộ gia đình tư nhân và các khu vực phi lợi nhuận. Thông tin này giúp đánh giá về tình hình kinh tế của mỗi nước và đà tăng trưởng.
Ba thành phần dữ liệu chính được công bố là:
Để giao dịch bảng lương phi nông nghiệp hiệu quả, ngoài kế hoạch giao dịch và quan sát thị trường, bạn cần chú ý thời điểm tin ra vì giá biến động mạnh, khó áp dụng phân tích kỹ thuật. Trader cần quan tâm hai số liệu: Dự báo và Thực tế, với các tình huống sau.
Các trường hợp xảy ra khi có báo cáo NonFarm |
Cách giao dịch hiệu quả nhất |
Trường hợp 1: Số liệu thực tế > Dự báo |
|
Trường hợp 2: Số liệu thực tế < Dự báo |
USD/XXX Giảm (Vào lệnh Sell) |
Nếu Số liệu thực tế > Dự báo có thể hiểu đơn giản là thông tin đưa ra tốt hơn dự kiến, theo hướng tích cực (tỷ lệ thất nghiệp giảm, tỷ lệ việc làm tăng) sẽ khiến USD tăng mạnh hay các cặp chứa USD/XXX sẽ Tăng, ngược lại các cặp XXX/USD sẽ Giảm.
Lịch kinh tế: Trường hợp 1: Số liệu thực tế > Dự báo
Xét trường hợp 2, nếu thông tin đưa ra xấu hơn so với dự kiến, theo hướng tiêu cực (tỷ lệ thất nghiệp tăng), sẽ gây ảnh hưởng tới đồng USD khiến USD giảm thì lúc này các cặp USD/XXX sẽ Giảm, và các cặp XXX/USD sẽ Tăng.
Lịch kinh tế: Trường hợp 2: Số liệu thực tế < Dự báo
Nếu dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp Non Farm tốt như tỷ lệ việc làm tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm và tăng trưởng thu nhập bình quân tăng, sẽ khiến đồng USD tăng giá, thể hiện sự lạc quan của nhà đầu tư vào mức độ tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua.
Bản tin việc làm Non-Farm Payrolls (NFP) vừa công bố vào thứ Sáu tuần trước đã trở thành cú hích mạnh mẽ cho đồng đô la Mỹ. Chỉ số USD tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực nhờ báo cáo việc làm khả quan, với bảng lương phi nông nghiệp tháng Giêng ghi nhận mức tăng vọt đáng kể.
Điều này cho thấy Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vẫn còn dư địa từ thị trường lao động để tiếp tục tăng lãi suất. Đây là một tín hiệu có lợi trực tiếp cho sức mạnh của đồng đô la, đồng thời có khả năng tác động đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, do đồng bạc xanh được xem như kênh trú ẩn an toàn. Sự chuyển biến này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng sau khi chỉ số USD giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 vào đầu tuần trước, khi thị trường kỳ vọng Fed sẽ sớm giảm tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ.
Chính vì sự biến động như vậy, nên các nhà đầu tư nên lưu ý tác động từ thông tin này và lựa chọn thời điểm giao dịch phù hợp.
Hoa Nguyễn