logo
Theo dõi investo trên google news

thứ hai, 07/08/2023

Momentum là gì? Công thức tính, ý nghĩa và cách giao dịch với chỉ báo Momentum Indicator

Trong đầu tư chứng khoán nói riêng và tài chính nói chung, Momentum Indicator là một trong những chỉ báo được sử dụng rất rộng rãi. Momentum có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích và dự đoán xu hướng giá cả. Trên thực tế, chỉ báo này còn có thể mang lại những cơ hội giao dịch tiềm năng cho trader, giúp gia tăng lợi nhuận. Để tìm hiểu chi tiết về chỉ báo Momentum, hãy xem ngay bài viết sau đây nhé!

Momentum là gì?

Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, Forex, Momentum (MOM) được hiểu là động lượng hay động lực. Đây là chỉ báo được nhiều nhà đầu tư sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Momentum Indicator thể hiện xu hướng và tốc độ thay đổi của giá cả trong thời gian nhất định. Qua đó giúp nhà đầu tư đánh giá và dự đoán xu hướng giá chứng khoán có tiếp tục hay đảo chiều.

Momentum là gì? Công thức tính, ý nghĩa và cách giao dịch với chỉ báo Momentum Indicator
Momentum là gì? Đây là chỉ báo được sử dụng thường xuyên để phản ánh và đo lường sức mạnh của xu hướng giá

Đặc điểm của chỉ báo Momentum

Chỉ báo Momentum có những đặc điểm riêng, nhằm phản ánh độ mạnh và tốc độ của sự thay đổi giá cả. Dưới đây là những đặc điểm quan trọng của Momentum Indicator:

  • Momentum có thể dùng trên mọi khung thời gian, phù hợp với các chiến lược của nhà đầu tư.
  • Sẽ dao động quanh đường tham chiếu 100 - mức bình quân trên biểu đồ giá. 
  • Khoảng cách giữa hai đường Momentum và đường 100 càng xa thì mức độ biến động của xu hướng giá càng mạnh. Đồng thời cũng cho thấy tốc độ di chuyển của giá.

Công thức tính Momentum

Để tính được giá trị của Momentum Indicator, nhà đầu tư có thể sử dụng công thức sau:

Momentum = (Closei / Closei - n) x 100

Trong đó:

  • Closei đại diện cho giá đóng cửa của chứng khoán vào phiên giao dịch i.
  • Closei - n đại diện cho giá đóng cửa phiên (i - n).
  • n sẽ là khoảng thời gian mà nhà đầu tư lựa chọn tùy theo chiến lược của mình. Thông thường, trong phần mềm MetaTrader 4 thì n sẽ có giá trị mặc định là 14.

Một số trường hợp, Momentum Indicator sẽ được tính bằng cách đơn giản hơn, đó là:

Momentum = Price Close - Price Closei - n 

Tuy nhiên, công thức này chỉ có thể phản ánh được mức độ thay đổi của giá là lớn hay nhỏ. Còn công thức (Closei / Closei - n) x 100 sẽ phản ánh rõ ràng hơn về tốc độ giá thay đổi, đúng với bản chất động lượng hơn.

Ví dụ: Cặp tiền EUR/USD có giá đóng cửa vào ngày 28/06/2023 là 1.0914. Vào 14 phiên trước đó (ngày 08/06/2023), giá đóng cửa là 1.0781. Như vậy có thể tính được giá trị của chỉ báo Momentum là gì như sau:

Momentum (14) = (1.0914/1.0781) x 100 = 101.23

Momentum là gì? Công thức tính, ý nghĩa và cách giao dịch với chỉ báo Momentum Indicator
Tính toán Momentum Indicator thông qua giá đóng cửa của các phiên giao dịch

Ý nghĩa của chỉ báo Momentum

Đo lường sức mạnh của xu hướng giá

Chỉ báo Momentum giúp nhà đầu tư dự đoán xu hướng thị trường chứng khoán trong thời gian tới. 

  • Khi đường Momentum ở phía đường tham chiếu 100, cho thấy phiên hiện tại đang có giá cao hơn phiên (n) trước đó. Giá có xu hướng đang tăng và chủ yếu nghiêng qua chiều mua. Khoảng cách giữa hai đường càng xa thì đà tăng càng mạnh mẽ. Còn khi đường MOM càng nằm sát với đường tham chiếu thì xu hướng thay đổi càng yếu.
  • Ngược lại, khi đường Momentum ở phía dưới đường tham chiếu 100, giá cả được dự đoán sẽ giảm (giá phiên hiện tại thấp hơn phiên (n) trước đó) và xu hướng bán đang chiếm ưu thế. Nếu MOM càng ở phía dưới, cách trục 100 một khoảng lớn thì xu hướng giảm sẽ càng mạnh.

Momentum là gì? Công thức tính, ý nghĩa và cách giao dịch với chỉ báo Momentum Indicator
Đo lường sức mạnh của Momentum Indicator thông qua vị trí so với đường tham chiếu 100

Phân tích sâu về hành vi giá

Nhiều nhà đầu tư nhận thấy rằng Momentum Indicator cũng xuất hiện trong từng thân nến. Thông qua việc so sánh nến tăng/giảm và độ mạnh/yếu của nến để đo lường xu hướng thị trường có độ mạnh như thế nào.

  • Nếu thân nến dài và không có bóng nến thì đây là cây nến mạnh, có lực MOM cao.
  • Nếu thân nến ngắn, đi kèm với đó là một hoặc hai bóng nến dài thì đây là cây nến yếu, lực MOM thấp.

Xác định tín hiệu mua và bán quan trọng

Chỉ báo Momentum có thể giúp nhà đầu tư xác định điểm vào và điểm ra trong giao dịch. 

    • Khi Momentum cắt qua đường tham chiếu 100 sẽ tạo tín hiệu mua/bán để tham gia vào xu hướng. Nếu MOM cắt đường tham chiếu 100 từ dưới lên trên thì nhà đầu tư vào lệnh mua. Nếu MOM cắt trục 100 theo hướng từ trên xuống dưới thì nhà đầu tư vào lệnh bán.
    • Khi Momentum cắt MA sẽ tạo ra điểm mà giá chứng khoán có thể đảo chiều xu hướng.
  • Khi Momentum phân kỳ hoặc hội tụ tại đường giá cũng là dấu hiệu của việc xu hướng giá đang đảo chiều.

Momentum là gì? Công thức tính, ý nghĩa và cách giao dịch với chỉ báo Momentum Indicator
Dựa vào tín hiệu của Momentum Indicator để xác định thời điểm giao dịch

Hướng dẫn cài đặt Momentum Indicator

Hiện tại, các phần mềm như MetaTrader 4, Tradingview đều có hỗ trợ tính toán và hiển thị giá trị của Momentum Indicator. Vì vậy, nhà đầu tư chỉ cần tải phần mềm và thêm chỉ báo MOM là có thể xem được kết quả.

Cài đặt trên MT4

  • Bước 1: Truy cập vào nền tảng MetaTrader 4 và đăng nhập tài khoản.
  • Bước 2: Chọn Insert => Indicators => Oscillators => Momentum.

Momentum là gì? Công thức tính, ý nghĩa và cách giao dịch với chỉ báo Momentum Indicator
Các bước mở hộp thoại Momentum

  • Bước 3: Trên màn hình sẽ hiện ra hộp thoại Momentum, nhà đầu tư thiết lập các thông tin cho chỉ báo.
  • Parameters: Nhập chu kỳ vào ô Period (mặc định là 14), hình thức giá vào ô Apply (thông thường là giá đóng cửa), điều chỉnh màu sắc và kiểu hiển thị của đường MOM ở ô Style.
  • Level: Trục 100 sẽ không có trên biểu đồ theo thiết lập mặc định, nhà đầu tư thêm vào bằng tab “Levels” bằng cách nhập 100 vào ô Add.
  • Visualizations: Chọn khung thời gian mà nhà đầu tư muốn phân tích.

Momentum là gì? Công thức tính, ý nghĩa và cách giao dịch với chỉ báo Momentum Indicator
Thiết lập cách hiển thị Momentum Indicator

  • Bước 4: Nhấn OK để hoàn thành thiết lập Momentum Indicator.

Momentum là gì? Công thức tính, ý nghĩa và cách giao dịch với chỉ báo Momentum Indicator
Hiển thị của Momentum Indicator sau khi hoàn thành các bước cài đặt

Cài đặt trên Tradingview

  • Bước 1: Nhà đầu tư truy cập vào website của Tradingview là tradingview.com.
  • Bước 2: Bấm chọn biểu đồ của sản phẩm đầu tư, sau đó chọn Indicators. Ở phần tìm kiếm, điền “Momentum” rồi nhấp vào chỉ báo này.

Momentum là gì? Công thức tính, ý nghĩa và cách giao dịch với chỉ báo Momentum Indicator
Tìm kiếm chỉ báo Momentum Indicator và chèn vào biểu đồ

  • Bước 4: Để cài đặt các thông số của MOM thì nhà đầu tư chọn vào hình bánh xe trên chỉ báo.

Hướng dẫn phương pháp đọc chỉ báo Momentum

Có 2 mức giá trị của Momentum Indicator để xác định xu hướng thị trường đó là:

  • Chỉ báo MOM cao hơn 100: Mức giá của phiên hiện tại đang cao hơn so với phiên (n) trước đó.
  • Chỉ báo MOM nhỏ hơn 100: Mức giá của phiên hiện tại đang thấp hơn so với phiên (n) trước đó.

Nếu đường MOM nằm trên đường tham chiếu 100 và có khoảng cách xa thì tốc độ của xu hướng tăng giá càng lớn. Nếu đường MOM nằm dưới đường tham chiếu 100 và có khoảng cách xa thì tốc độ giảm của mức giá càng nhanh.

Giá trị của MOM cho thấy cường độ tăng/giảm của xu hướng giá. MOM 103 sẽ có xu hướng tăng mạnh hơn MOM 102. Còn MOM 97 sẽ có xu hướng giảm mạnh hơn MOM 98.

Momentum là gì? Công thức tính, ý nghĩa và cách giao dịch với chỉ báo Momentum Indicator
Dựa vào khoảng cách giữa Momentum Indicator và đường 100 để phân tích tốc độ tăng/giảm của xu hướng giá

Cách giao dịch với chỉ báo Momentum

Giao dịch khi đường chỉ báo Momentum cắt đường 100

  • Nếu đường MOM di chuyển theo hướng từ dưới lên và cắt đường 100: Cho thấy khả năng cao là thị trường sẽ tiếp tục xu hướng tăng và nghiêng về bên mua. Nhà đầu tư có thể cân nhắc đặt lệnh Buy trong trường hợp này.
  • Nếu đường MOM di chuyển theo hướng từ trên xuống và cắt đường 100: Cho thấy bên bán đang có ưu thế và khả năng cao là thị trường sẽ tiếp tục xu hướng giảm. Đây là tín hiệu để nhà đầu tư có thể cân nhắc đặt lệnh Sell.

Sau khi đã xác định được tín hiệu, nhà đầu tư thực hiện lệnh như sau:

    • Điểm vào lệnh: Đối với lệnh Buy, điểm vào lệnh sẽ là cây nến xanh gần nhất với vùng giao cắt giữa hai đường. Đối với lệnh Sell thì điểm vào lệnh sẽ là cây nến đỏ xác nhận tín hiệu giá giảm.
  • Điểm cắt lỗ: Với lệnh Buy sẽ là dưới ngưỡng hỗ trợ quan trọng, với lệnh Sell là trên ngưỡng kháng cự quan trọng.
  • Điểm chốt lời: Tùy theo tỷ lệ R:R hoặc xác định dựa trên các công cụ hỗ trợ khác như Fibonacci, MA, trục 100,...

Momentum là gì? Công thức tính, ý nghĩa và cách giao dịch với chỉ báo Momentum Indicator
Vào lệnh Buy khi Momentum cắt đường 100 từ dưới lên và Sell khi Momentum cắt đường 100 từ trên xuống

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, hai đường MOM và đường 100 rất thường xuyên cắt nhau, các tín hiệu có thể không rõ ràng. Nhà đầu tư nên kết hợp với một vài chỉ báo khác để quyết định giao dịch chính xác hơn.

Giao dịch khi đường Momentum phân kỳ hoặc hội tụ đường giá

Dựa vào đỉnh và đáy mà đường MOM và đường giá tạo ra để xác định là phân kỳ hay hội tụ:

    • Nếu là phân kỳ: Đường Momentum Indicator sẽ tạo đỉnh sau thấp hơn so với đỉnh trước. Trong khi đó đường giá lại tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
  • Nếu là hội tụ: Đường Momentum Indicator tạo đáy sau cao hơn đáy trước và đường giá lại tạo đáy sau thấp hơn đáy trước.

Thông qua tín hiệu phân kỳ hay hội tụ, nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường có tín hiệu đảo chiều hay không.

  • Thực hiện lệnh Buy khi
  • Xu hướng hiện tại là giảm và có dấu hiệu suy yếu.
  • tín hiệu hội tụ xuất hiện giữa đường MOM và đường giá.
  • Nếu có thêm tín hiệu đường MOM cắt đường 100 theo hướng từ dưới lên thì càng đáng tin cậy.
  • Điểm vào lệnh sẽ là cây nến xanh thứ 3 xác định tín hiệu đảo chiều từ giảm sang tăng.
  • Điểm cắt lỗ sẽ đặt tại đáy gần nhất hoặc dưới ngưỡng hỗ trợ.
  • Điểm chốt lời theo tỷ lệ R:R hoặc mức quan trọng của dãy Fibonacci.

Momentum là gì? Công thức tính, ý nghĩa và cách giao dịch với chỉ báo Momentum Indicator
Vào lệnh Buy khi xu hướng giảm đang suy yếu, Momentum Indicator và đường giá hội tụ

  • Thực hiện lệnh Sell khi:
  • Xu hướng hiện tại là tăng và có dấu hiệu suy yếu.
  • Xuất hiện tín hiệu phân kỳ giữa đường MOM và đường giá.
  • Điểm vào lệnh sẽ là cây nến đỏ thứ 3 xác định tín hiệu đảo chiều từ tăng thành giảm.
  • Điểm cắt lỗ sẽ đặt tại đỉnh gần nhất.
  • Điểm chốt lời theo tỷ lệ R:R hoặc mức quan trọng của dãy Fibonacci.

Nhưng có một vài trường hợp, tín hiệu đảo chiều yếu dù có xảy ra phân kỳ, hội tụ. Ngoài ra, tín hiệu cũng có thể bị nhiễu khi giá đang dịch chuyển theo xu hướng mạnh. Do đó không nên đặt niềm tin quá lớn vào việc đường MOM và giá phân kỳ, hội tụ. Hãy kết hợp với nhiều công cụ khác để đảm bảo giao dịch được thực hiện là chuẩn xác!

Giao dịch khi đường chỉ báo Momentum cắt đường MA

Dấu hiệu cắt nhau giữa đường MOM và đường MA cũng có thể giúp nhà đầu tư xác định được điểm đảo chiều của xu hướng. Nhà đầu tư có thể chọn chu kỳ tùy ý cho đường MA, thông thường là 9, 14 và 21. Chu kỳ càng dài thì độ mượt và tính chuẩn xác sẽ càng cao.

Sau đó dựa vào tín hiệu giữa đường MA và chỉ báo Momentum là gì để quyết định giao dịch:

  • Momentum Indicator di chuyển lên trên và cắt đường MA, nhà đầu tư cân nhắc đặt lệnh mua.
  • Momentum Indicator di chuyển xuống dưới và cắt đường MA, nhà đầu tư có thể vào lệnh bán.

Momentum là gì? Công thức tính, ý nghĩa và cách giao dịch với chỉ báo Momentum Indicator
Kết hợp giữa Momentum Indicator và Moving Average để xác định giao dịch

Kết luận

Hy vọng với những chia sẻ liên quan đến Momentum trên đây đã giúp các nhà đầu tư hiểu rõ về chỉ báo này. Qua đó có thêm kinh nghiệm trong việc dự đoán xu hướng giá, cũng như xác định tín hiệu vào lệnh. Chúc nhà đầu tư áp dụng thành công khi áp dụng chỉ báo Momentum vào chiến lược giao dịch!

Huỳnh Hà

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến