Trong một thị trường đầy tiềm năng như đầu tư chứng khoán thì Margin chính là một công cụ quan trọng mà nhiều người cần biết đến. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính - Margin cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy Margin là gì? Hãy cùng khám phá sức mạnh và những điều cần lưu ý khi sử dụng Margin trong đầu tư chứng khoán qua bài viết sau đây!
Giao dịch Margin - còn được gọi là giao dịch ký quỹ hoặc đòn bẩy tài chính - là một công cụ phổ biến trong đầu tư chứng khoán. Margin mô tả việc nhà đầu tư có thể vay tiền từ công ty chứng khoán để mua cổ phiếu hoặc tài sản tài chính khác. Đồng thời sử dụng những cổ phiếu đã mua để thế chấp và bảo đảm khoản vay này.
Margin là một công cụ tài chính cho phép nhà đầu tư tận dụng tiềm năng tăng trưởng và lợi nhuận từ việc đầu tư một lượng vốn lớn hơn so với số tiền mà họ sở hữu.
Margin là gì? Đòn bẩy tài chính hay giao dịch ký quỹ là công cụ quan trọng trong đầu tư
Bên cạnh việc tìm hiểu Margin là gì, bạn cũng cần biết đến các thuật ngữ khác có liên quan đến tài khoản ký quỹ là gì để có thể sử dụng công cụ này hiệu quả.
Full Margin là thuật ngữ dùng để chỉ việc nhà đầu tư sử dụng toàn bộ số tiền Margin có sẵn để mua chứng khoán hoặc các tài sản tài chính khác. Trong trường hợp này, số tiền còn lại trong tài khoản giao dịch (Free Margin) sẽ bằng “0”.
Khi sử dụng Full Margin, nghĩa là nhà đầu tư đang mong đợi lợi nhuận từ việc bỏ ra lượng vốn lớn hơn so với số tiền mà họ sở hữu. Song cũng tiềm ẩn rủi ro cao hơn. Đặc biệt khi giá trị các tài sản trong tài khoản giảm hoặc thị trường biến động không theo dự đoán.
Trader dùng toàn bộ số tiền Margin có sẵn trong tài khoản để mua chứng khoán được gọi là Full Margin
Khái niệm Call Margin (Margin Call) là một yêu cầu từ công ty chứng khoán đối với nhà đầu tư sử dụng Margin về việc cần nộp thêm tiền hoặc tăng thế chấp. Yêu cầu này được gửi khi giá trị các tài sản trong tài khoản giao dịch giảm đến một mức nhất định. Công ty chứng khoán thực hiện Call Margin để đảm bảo nhà đầu tư có đủ tiền để thực hiện cách vay Margin và tránh rủi ro cháy tài khoản.
Call Margin là gì? Là yêu cầu bổ sung ký quỹ từ công ty chứng khoán
Tỷ lệ ký quỹ hay Margin Level là một chỉ số quan trọng trong giao dịch sử dụng Margin. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ giữa: số dư ký quỹ (Equity) và tổng giá trị các vị thế đã sử dụng (Used Margin) trong tài khoản giao dịch.
Công thức:
Margin Level = (Equity / Used Margin) * 100 |
Margin Level cho biết khả năng của nhà đầu tư để duy trì các vị thế mở trong tài khoản mà không bị Margin Call. Nếu Margin Level là 100% hoặc cao hơn, tức là Equity đủ để đảm bảo các vị thế mở và không gây ra Margin Call. Nếu Margin Level giảm xuống gần với hoặc dưới mức Margin Call thì nhà đầu tư sẽ đối mặt với rủi ro cao hơn. Đồng thời bị yêu cầu nộp thêm tiền hoặc giảm vị thế để duy trì Margin Level an toàn.
Tìm hiểu về Margin Level trong giao dịch ký quỹ - Margin Level là gì?
Còn một thuật ngữ nữa mà nhà đầu tư cần tìm hiểu chính là Free Margin là gì. Free Margin (ký quỹ tự do) là số tiền còn lại trong tài khoản giao dịch sau khi đã trừ đi số tiền đã sử dụng để duy trì các vị thế mở và các yêu cầu ký quỹ khác. Nó đại diện cho số tiền mà nhà đầu tư có sẵn để mở vị thế mới hoặc thực hiện các giao dịch khác.
Khi Free Margin là dương, tức là nhà đầu tư có đủ tiền để thực hiện các giao dịch mới. Ngược lại, khi Free Margin là âm, tức là nhà đầu tư đã sử dụng hết ký quỹ và có thể đối mặt với rủi ro Margin Call hoặc phải giảm vị thế hiện có để giải phóng ký quỹ.
Margin dương (trong vùng xanh) cho thấy nhà đầu tư vẫn còn khả năng sử dụng tiền ký quỹ
Để hiểu rõ hơn Margin là gì, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn ví dụ minh họa đi kèm số liệu như sau.
Giả sử, là một nhà đầu tư chứng khoán, bạn quyết định sử dụng Margin để mở rộng khả năng đầu tư của mình. Lúc này, bạn có 10.000 USD trong tài khoản giao dịch:
Trường hợp 1: Sau một thời gian, giá cổ phiếu ABC tăng và giá trị tài khoản của bạn cũng tăng lên 25.000 USD. Lúc này, Equity (số dư ký quỹ) của bạn là 25.000 USD và Used Margin (ký quỹ đã sử dụng) vẫn là 20,000 USD.
Vì vậy, Free Margin của bạn hiện tại là 5.000 USD. Đây là tín hiệu tốt cho thấy bạn đã sử dụng Margin đúng đắn.
Trường hợp 2: Không may giá cổ phiếu ABC giảm mạnh, tài khoản của bạn chỉ còn 8.000 USD. Lúc này, Equity của bạn là 8.000 USD và Used Margin vẫn là 20.000 USD.
Vì vậy, Free Margin của bạn hiện tại là -12.000 USD, cho thấy giá trị tài sản mà bạn đầu tư Margin có khả năng đem lại rủi ro.
Margin cho phép nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua với giá trị cổ phiếu lớn hơn so với số tiền sở hữu
Không phải tất cả các loại cổ phiếu đều được phép giao dịch ký quỹ. Quy định về danh sách cổ phiếu được phép giao dịch ký quỹ có thể khác nhau tùy theo quy định của từng công ty chứng khoán.
Trên thị trường quốc tế, đa phần cổ phiếu của các công ty lớn đều được phép giao dịch ký quỹ. Tuy nhiên, danh sách cụ thể về các cổ phiếu được phép giao dịch ký quỹ có thể thay đổi theo thị trường và quy định của từng quốc gia.
Đặc điểm chung của những cổ phiếu được cho phép ký quỹ là:
Các cổ phiếu của các công ty lớn và nổi tiếng, thuộc chỉ số chứng khoán quan trọng. như S&P 500, Dow Jones Industrial Average, hoặc FTSE 100, thường được mở cửa cho giao dịch ký quỹ.
Các công ty mới niêm yết, công ty có khối lượng giao dịch thấp, hay những công ty mà cổ phiếu của họ không đủ thanh khoản có thể không được phép giao dịch ký quỹ. Điều này do rủi ro về không đủ cổ phiếu để cho mượn và không đảm bảo thanh toán đúng hạn.
Sau đây là một số cổ phiếu phổ biến của những công ty lớn trên trên thị trường quốc tế đáp ứng đủ điều kiện được thực hiện giao dịch ký quỹ (nguồn tham khảo từ sec.gov):
STT |
Mã cổ phiếu |
Tên công ty |
1 |
AAPL |
Apple Inc |
2 |
AMZN |
Amazon.com Inc |
3 |
MSFT |
Microsoft Corporation |
4 |
FB |
Facebook, Inc |
5 |
TSLA |
Tesla, Inc |
6 |
BABA |
Alibaba Group Holding Limited |
7 |
JPM |
JPMorgan Chase & Co |
8 |
JNJ |
Johnson & Johnson |
9 |
PG |
Procter & Gamble Company |
10 |
KO |
Coca-Cola Company |
11 |
INTC |
Intel Corporation |
12 |
WMT |
Walmart Inc |
13 |
IBM |
International Business Machines Corporation |
14 |
NFLX |
Netflix, Inc |
15 |
NVDA |
NVIDIA Corporation |
Để tính Margin, nhà đầu tư cần biết các thông số về giá cổ phiếu mà họ muốn mua hoặc bán. Sau đó là tỷ lệ Margin được quy định bởi công ty chứng khoán mà họ đang giao dịch.
Cách tính Margin được áp dụng trong công thức như sau:
Margin = (V – L)/V = Tài sản ròng của nhà đầu tư/Tổng giá trị chứng khoán |
Trong đó:
Giả sử: Doanh nghiệp có tổng giá trị chứng khoán được mua theo giá thị trường là 100 USD. Tổng giá trị khoản vay (gồm gốc và lãi) là 80 USD. Ta tính được Margin:
Margin = (100 - 80)/100 = 20/100 = 1/5
Vậy tỷ lệ Margin của doanh nghiệp là 1:5. Tức là tài sản ròng của nhà đầu tư chiếm 20% trong tổng giá trị chứng khoán mà họ đã mua theo giá thị trường. Khi nhà đầu tư có 1.000 USD thì có thể đầu tư vào cổ phiếu của công ty đó với giá trị 5.000 USD.
Công thức tính Margin là gì?
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu thêm về Gross Margin và Profit Margin. Bởi đây là 2 chỉ số quan trọng giúp nhận biết giao dịch ký quỹ cho lời hay không:
Profit Margin cao cho thấy nhà đầu tư đạt được lợi nhuận tốt so với giá trị tài sản sở hữu. Ngược lại, Gross Margin quá thấp giúp cảnh báo nhà đầu tư đang gần ngưỡng sử dụng Margin tối đa. Và có nguy cơ bị Call Margin.
Tỷ lệ ký quỹ Margin có tác động đáng kể đến nhà đầu tư trong nhiều cách khác nhau. Về mặt tích cực, nó giúp nhà đầu tư:
Tuy nhiên, Margin cũng có ảnh hưởng tiêu cực như:
Ảnh hưởng của Margin là gì?
Việc sử dụng Margin trong chứng khoán có ưu và nhược điểm. Ưu điểm của công cụ này có thể kể đến như:
Tuy nhiên, Margin cũng có nhược điểm bởi công cụ này tiềm ẩn nhiều rủi ro như sau:
Vậy, để tránh gặp phải những rủi ro kể trên, cách tốt nhất để sử dụng Margin là gì?
Chỉ nên sử dụng Margin khi nắm vững kiến thức và đảm bảo khả năng thanh toán
Trên thị trường chứng khoán, việc sử dụng Margin có thể giúp nhà đầu tư sinh lời nhưng cũng có thể gây ra những rủi ro to lớn. Vì vậy, tìm hiểu những hướng dẫn chơi Margin là gì và kiến thức liên quan đến Margin sẽ giúp nhà đầu tư phòng tránh rủi ro mất tiền. Đồng thời đưa ra các quyết định thông minh và đạt được mục tiêu sinh lời khủng.
Huỳnh Hà