MACD là chỉ báo được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật, giúp nhà đầu tư nắm bắt diễn biến thị trường và tìm kiếm cơ hội giao dịch. Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng nắm rõ cách giao dịch với MACD sao cho hiệu quả, hạn chế rủi ro. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về cách giao dịch với chỉ báo này, hãy cùng Investo xem ngay bài viết sau!
Tìm hiểu về MACD
MACD là gì
MACD là tên viết tắt của cụm từ Moving Average Convergence Divergence, hay còn được gọi là trung bình động hội tụ phân kỳ. Chỉ báo này được ra đời vào năm 1979 bởi nhà cố vấn đầu tư chuyên nghiệp là Gerald Appel. MACD cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về hướng đi và độ mạnh của thị trường. Đồng thời đưa ra tín hiệu vào và thoát vị thế.
Chỉ báo MACD được các nhà đầu tư đánh giá cao vì tính linh hoạt và đơn giản. Hơn nữa còn có thể sử dụng như chỉ báo xu hướng hoặc động lượng.
MACD là gì?
Đặc điểm
Chỉ báo MACD có cấu tạo gồm 4 thành phần chính là:
- Đường MACD: Có màu xanh, còn được gọi là đường nhanh, có vai trò xác định xu hướng giá của thị trường.
- Đường tín hiệu Signal: Có màu đỏ, thường được gọi là đường chậm, cũng chính là đường trung bình động lũy thừa EMA (9) của MACD. Khi đường MACD và đường tín hiệu kết hợp với nhau sẽ dự báo cho một xu hướng đảo chiều tiềm năng sắp diễn ra. Nhà đầu tư có thể nắm bắt cơ hội để giao dịch.
- Biểu đồ Histogram: Được thể hiện dưới dạng biểu đồ thanh, phản ánh sự phân kỳ, hội tụ dựa trên sự chênh lệch của đường MACD và đường tín hiệu.
- Đường Zero: Chính là đường nằm ngang, dùng để tham chiếu các đường tín hiệu và biểu đồ Histogram. Qua đó giúp nhà đầu tư xác định xu hướng thị trường là mạnh hay yếu.
Thành phần cấu tạo của chỉ báo MACD
Cách nhận biết đường MACD
Để nhận biết đường MACD trên thị trường chứng khoán, cách đơn giản nhất là dựa vào màu sắc. Cụ thể, đường MACD sẽ có màu xanh, đường tín hiệu Signal sẽ có màu đỏ.
Ngoài ra, trader có thể nhận biết đường MACD dựa trên vị trí xuất hiện trên biểu đồ:
- Khi MACD mang giá trị dương, đường EMA ngắn sẽ nằm trên đường EMA dài. Đường EMA ngắn càng xa đường EMA dài bao nhiêu thì đường MACD càng có mức tăng giá trị dương lớn bấy nhiêu. Đây là tín hiệu cho động lực tăng của thị trường.
- Ngược lại, khi MACD mang giá trị âm, đường EMA ngắn sẽ nằm phía dưới đường EMA dài. Tương tự, khoảng cách giữa hai đường EMA càng lớn thì mức tăng của giá trị âm càng lớn. Đây là tín hiệu cho động lực giảm sắp diễn ra.
Tùy vào vị trí hoặc sự chuyển động của các đường EMA mà mối tương quan sẽ ở dạng phân kỳ hay hội tụ. Hiểu đơn giản, khi hai đường chuyển động ra xa sẽ diễn ra sự phân kỳ, khi hai đường chuyển động lại gần sẽ diễn ra sự hội tụ.
Cách nhận biết phân kỳ MACD.
Ý nghĩa/ Vai trò của đường MACD trong giao dịch
Được sáng tạo bởi Cố vấn đầu tư chuyên nghiệp Gerald Appel vào năm 1979, đường MACD được sử dụng tương đối phổ biến trong chứng khoán, giao dịch đầu tư với ý nghĩa, vai trò:
- Giúp các nhà đầu tư xác định, dự báo xu hướng giá: Đường tín hiệu MACD bao gồm hai đường MACD màu xanh và đường tín hiệu màu đỏ. Hai đường này đóng vai trò quyết định hình thái phân kỳ hay hội tụ của giá, từ đó giúp các nhà đầu tư đưa ra những phân tích chính xác về kỹ thuật giao dịch, đem lại tín hiệu mua hoặc bán đón đầu xu hướng, chinh phục lợi nhuận cao.
- Đánh giá về xu hướng của thị trường: Đường MACD phối hợp với đường Signal, biểu đồ Histogram để xác nhận sự suy yếu của xu hướng hiện tại hay chỉ ra sự tăng giảm của xu hướng mới sắp diễn ra. Tương tự với tín hiệu đảo chiều xu hướng, nhà đầu tư có thể nhận dạng dựa trên cách thức này.
- Cung cấp tín hiệu vào lệnh: Dựa trên chuyển động của đường MACD, đường Zero, đường tín hiệu Signal Line cùng biểu đồ thanh Histogram, trader sẽ nắm được cơ hội vào lệnh Buy, Sell tiềm năng.
- Giúp nhà đầu tư dự báo, nắm bắt diễn biến của giá nhờ phân tích phân kỳ/hội tụ của đường MACD: Thông thường đường tín hiệu MACD đi lên sẽ báo hiệu chiều hướng tăng của giá và ngược lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, đường MACD còn được gọi là hội tụ và phân kỳ với giá, xác nhận xu hướng. Nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh Buy hoặc Sell để đón đầu xu hướng và gia tăng lợi nhuận.
- Cung cấp tín hiệu tham chiếu sự thay đổi động lượng của các xu hướng trước đó thông qua biểu đồ Histogram: Dựa vào sự thay đổi hình thái của các cột giá, nhà đầu tư có thể nhận định xu hướng và đưa ra dự đoán về sự đảo chiều hoặc diễn tiến trong tương lai.
Ý nghĩa/vai trò của MACD chuyên sâu.
Cách tính
Để xác định giá trị của MACD, nhà đầu tư sẽ dựa vào độ chênh lệch của 2 đường trung bình động lũy thừa EMA với chu kỳ thường là 12 ngày và 26 ngày.
MACD = EMA (12) - EMA (26)
Trong đó:
- EMA12: giá trị trung bình trượt với chu kỳ 12 ngày.
- EMA26: giá trị trung bình trượt với chu kỳ 26 ngày.
- Đường Signal = EMA9 của đường MACD. (EMA9 hay đường Signal của MACD: giá trị trung bình trượt với chu kỳ 9 ngày)
- Biểu đồ thanh Histogram = Đường MACD - Đường Signal.
|
Lưu ý:
- Giá trị của MACD sẽ dương khi đường trung bình lũy thừa EMA (12) có giá trị lớn hơn đường trung bình lũy thừa EMA (26).
- Giá trị của MACD sẽ âm khi đường trung bình lũy thừa EMA (12) có giá trị nhỏ hơn đường trung bình lũy thừa EMA (26).
Các thành phần cấu tạo nên đường MACD
So với các chỉ báo khác trong nhóm chỉ số kỹ thuật động lượng, đường MACD có cấu tạo tương đối phức tạp, bao gồm 4 thành phần sau:
- Đường MACD (Màu xanh): Đây là đường trung bình nhanh được tính bằng hiệu số giữa hai đường EMA12 và EMA26. Đường màu xanh MACD luôn dao động xung quanh đường Zero, dùng để đo lường các tín hiệu động lượng đằng sau mỗi chuyển động của giá.
- Đường tín hiệu Signal Line (Màu cam): Đây là đường trung bình động chậm màu cam trên biểu đồ kỹ thuật, được tính thông qua đường MACD nhanh và đường EMA9. Đường tín hiệu giúp trader hiểu rõ hơn về các chuyển động của giá diễn ra trước đó, đồng thời kết hợp với đường MACD đem lại những thông tin quan trọng về diễn biến thị trường, đặc biệt là xu hướng tương lai của giá.
- Đường Zero: Đây là đường nằm giữa của biểu đồ thanh Histogram, nằm chính xác tại khu vực tham chiếu sự thay đổi trong hành động của giá. Đường Zero được sử dụng thường xuyên trong biểu đồ thanh Histogram, kết hợp với sự di chuyển qua của đường trung bình để đưa ra các nhận định về giá.
- Histogram (Biểu đồ dạng thanh): Đây là biểu đồ dùng để đo lường các bước chuyển động giữa đường MACD và đường Signal. Giống như đường trung bình nhanh MACD, biểu đồ Histogram cũng dao động xung quanh đường Zero.
Biểu đồ Histogram có 2 màu: màu xanh và màu đỏ, kết hợp với đường MACD và đường tín hiệu Signal, biểu thị xu hướng giá của thị trường.
Đặc biệt, các thanh trên biểu đồ Histogram cũng có vai trò đặc biệt, thể hiện khối lượng, nhằm mục đích nhận định hành động giá. Chẳng hạn nếu thân nến có màu xanh và dài nhưng thanh hiển thị trên biểu đồ Histogram lại ngắn bất thường, không tương quan với những cây nến trước đó, thì có thể nhận định sớm dấu hiệu sự suy thoái của bên mua.
Các thành phần chỉ báo MACD Histogram.
Cách giao dịch với MACD
Giao dịch phân kỳ
Một trong những dấu hiệu cho thấy xu hướng hiện tại sắp kết thúc và đảo chiều là khi đường MACD và giá phân kỳ.
- Trong xu hướng tăng: Khi đường giá đi lên nhưng đường MACD lại đi xuống. Giá lúc này vẫn tăng nhưng động lực không còn mạnh, cảnh báo cổ phiếu sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm. Trader cần cân nhắc thực hiện một lệnh bán khi nhận được tín hiệu phân kỳ để nắm bắt những đợt sóng lớn.
- Trong xu hướng giảm: Nếu giá đi xuống như MACD đi lên, giá giảm nhưng động lực giảm chậm lại. Đây là dấu hiệu cảnh báo cổ phiếu sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng. Nhà đầu tư nên xem xét vào lệnh mua khi xảy ra trường hợp này.
Ví dụ về cách giao dịch khi đường giá và đường MACD phân kỳ
Các chiến lược MACD
Biểu đồ
Biểu đồ MACD có thể là công cụ hữu ích dành cho các nhà đầu tư khi thực hiện giao dịch. Nó sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa đường MACD nhanh và đường Signal chậm. Nhà đầu tư có thể dùng biểu đồ MACD như một chỉ báo động lượng để đón đầu những biến động của tâm lý thị trường.
Như đã đề cập ở mục đặc điểm, có 3 yếu tố cơ bản liên quan đến biểu đồ MACD được vẽ xung quanh đường cơ bản là:
- Đường MACD: Bằng hiệu giữa đường trung bình động lũy thừa ngắn hạn EMA (12) và trung bình động lũy thừa dài hạn EMA (26).
- Đường tín hiệu: Chính là đường trung bình động lũy thừa EMA 9 ngày của MACD.
- Histogram: Là hiệu giữa đường MACD và đường tín hiệu.
Chiến lược chéo
Chiến lược chéo được áp dụng khi đường tín hiệu và MACD cắt nhau:
- Khi đường MACD cắt đường tín hiệu EMA (9) từ dưới lên sẽ tạo ra tín hiệu tăng giá.
- Khi đường đường MACD di chuyển xuống dưới đường tín hiệu EMA (9) sẽ tạo ra tín hiệu giảm giá.
Chiến lược giao dịch khi đường MACD cắt đường tín hiệu Signal
Chiến lược không chéo
Chiến lược giao dịch không chéo được thực hiện khi đường MACD cắt đường trung tâm (đường Zero). Đường MACD nằm trên đường trung tâm nếu thị trường đang trong xu hướng tăng và ngược lại. Khi đường MACD có dấu hiệu cắt đường trung tâm thì trader giao dịch theo 2 trường hợp sau:
- Đường MACD cắt từ bên dưới đường trung tâm lên trên được coi là tín hiệu tăng giá. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua khi bắt được tín hiệu này.
- Đường MACD đang ở phía trên đường trung tâm sau đó cắt xuyên xuống dưới cho thấy thị trường sẽ giảm giá. Nhà đầu tư xem xét đặt ngay một lệnh bán vào thời điểm này.
Trong cả 2 trường hợp, nếu thanh biểu đồ càng dài thì tín hiệu sẽ càng mạnh. Nhiều khả năng giá sẽ tiếp tục di chuyển theo xu hướng.
Trader đặt lệnh mua khi thấy đường MACD cắt đường trung tâm từ dưới lên
Chỉ số dòng tiền
Chỉ số dòng tiền (Money Flow Index - MFI) cho phép trader sử dụng giá và khối lượng giao dịch để xác định thời điểm tài sản đang mua quá mức hoặc bán quá mức trên thị trường. MFI có thang điểm từ 0 đến 100, trong đó mức dưới 20 được cho là quá bán và trên 80 sẽ là quá mua.
Tuy nhiên, nhược điểm của chiến lược này là thường có xu hướng tạo ra ít tín hiệu mua bán. Bởi vì các chỉ số mà MFI tạo ra là rất cao khi thực tế MFI tập trung vào sự gia tăng đột biến về khối lượng và giá cả.
Chỉ số RVI
Relative Vigor Index (RVI) là chỉ số dao động được dùng để đo lường sức mạnh của xu hướng bằng cách so sánh phạm vi giao dịch của tài sản với giá đóng cửa của nó. Sau đó sử dụng đường trung bình động giản đơn SMA để làm mượt kết quả.
Các nhà đầu tư thường tin rằng giá trị của RVI tăng lên khi xu hướng tăng tiếp tục có động lượng mạnh. Bởi trong trường hợp này, giá đóng cửa của tài sản có xu hướng đạt mức cao hơn của phạm vi giao dịch. Mặt khác, giá mở cửa vẫn giữ ở mức thấp hơn ở đáy của phạm vi.
Chỉ báo Relative Vigor Index (RVI) thường được dùng trong phân tích kỹ thuật
Kết hợp MACD với RSI và SMA
Khi giao dịch với MACD, các nhà đầu tư thường kết hợp MACD và RSI, SMA. Trong đó:
- Chỉ báo RSI sẽ giúp đo lường độ mạnh của xu hướng, đồng thời xác định các điểm đảo chiều dọc theo đường xu hướng đó. Mức quá mua và quá bán của chỉ báo RSI sẽ phụ thuộc vào chiến lược giao dịch, thường là 20 (quá bán) và 80 (quá mua).
- SMA (Simple Moving Average) tính toán mức trung bình của một phạm vi giá đã chọn, thường là giá đóng cửa. SMA cho phép đánh giá xem xu hướng có tiếp tục hay đảo chiều.
Kết hợp đường MACD và RSI, SMA sẽ giúp nhà đầu tư:
- Xác định được sự thay đổi của giá trong tương lai bằng tín hiệu của RSI.
- Phản ánh độ mạnh và hướng đi của xu hướng dựa vào đường MACD.
- Dùng đường SMA để làm chỉ báo theo xu hướng trễ.
Kết hợp MACD với RSI và SMA giúp trader có cái nhìn toàn diện và quyết định chính xác hơn
Kết hợp các chỉ báo MACD cùng mô hình nến đảo chiều
Chiến lược kết hợp các chỉ báo MACD cùng các mô hình nến đảo chiều có thể áp dụng linh hoạt đối với cả giao dịch thuận xu hướng và giao dịch đảo chiều.
Tuy nhiên, cần lưu ý nên dùng MACD và các mô hình nến đảo chiều để “ăn lợi nhuận” các đợt sóng đẩy thuận xu hướng, hoặc “vào lệnh” sau khi kết thúc đợt sóng điều chỉnh sẽ mang lại hiệu quả tối ưu hơn.
Giao dịch kết hợp MACD và mô hình nến đảo chiều
Để thực hiện giao dịch kết hợp MACD với các mô hình nến đảo chiều, các bước thực hiện được diễn ra tương tự chiến lược giao cắt của đường MACD với đường Signal. Tuy nhiên, kết hợp với các mô hình nến được nhận định là chiến lược mở rộng hơn, vì thế, giao dịch theo cách thức này sẽ có một số điểm khác biệt trong tín hiệu như:
- Lệnh Buy thuận xu hướng được xác lập khi:
- Đường MACD giao cắt đường Signal Line theo chiều hướng lên.
- Biểu đồ Histogram dịch chuyển từ màu đỏ sang màu xanh.
- Vị trí xuất hiện tín hiệu phải trùng với vùng đáy hỗ trợ quan trọng trước đó.
- Tại khu vực tín hiệu, phải xuất hiện các mô hình nến đảo chiều tiềm năng như: Nến búa ngược, nến búa, 3 chàng lính trắng, sao mai, nến nhấn chìm tăng,..
- Lệnh Sell thuận xu hướng được xác lập khi:
- Đường MACD giao cắt đường Signal Line theo chiều hướng xuống.
- Biểu đồ Histogram dịch chuyển từ màu xanh sang màu đỏ.
- Vị trí xuất hiện tín hiệu phải trùng với vùng đáy hỗ kháng cự quan trọng trước đó.
- Tại khu vực đỉnh kháng cự, phải xuất hiện các mô hình nến đảo chiều tiềm năng như: Nến hanging man, nến bắn sao, nến nhấn chìm giảm, nến Doji bia mộ,..
MACD kết hợp với chỉ báo Stochastic
Stochastic là chỉ báo giúp đo lường động lượng của giá, cụ thể là so sánh giá đóng cửa của một cổ phiếu với phạm vi giá của cổ phiếu đó trong một khoảng thời gian nhất định.
Chỉ báo Stochastics cung cấp tín hiệu dựa trên cơ sở:
- Khi giá tăng, giá đóng cửa sẽ có xu hướng tiến đến gần biên trên của khung giá.
- Khi giá giảm, giá đóng cửa sẽ có xu hướng tiến đến gần biên dưới của khung giá.
Kết hợp chỉ báo MACD và Scholastic
Kết hợp cùng khả năng đo lường, xác định tín hiệu và nhận biết xu hướng của MACD, chiến lược kết hợp giữa MACD và Stochastic sẽ cung cấp những phân tích chính xác hơn về xu hướng giá và thời điểm giá đảo chiều. Cụ thể:
- Khi chỉ báo kết hợp giữa đường MACD và đường Stochastics thấp hơn mức -10, đây là tín hiệu giá đã vào vùng quá bán, nhà đầu tư nên cân nhắc vào lệnh Buy.
- Khi chỉ báo kết hợp giữa đường MACD và đường Stochastics cao trên mức 10, đây là tín hiệu giá đã vào vùng quá mua, nhà đầu tư nên cân nhắc vào lệnh Sell.
Ví dụ về chiến lược giao dịch với MACD
Khi quan sát hình bên dưới, có thể thấy chỉ báo MACD ban đầu đã cắt đường trung tâm từ dưới lên, nhưng sau đó đường MACD lại cắt đường tín hiệu Signal từ trên xuống. Các thanh biểu đồ Histogram cũng di chuyển xuống dưới cùng với chỉ báo MACD. Điều này cho thấy xu hướng đang có nguy cơ đảo chiều và tạo ra tín hiệu bán.
Khi đường MACD cắt đường Signal từ trên xuống, nhà đầu tư có thể vào lệnh bán. Đợi đến khi giá có tín hiệu tăng trở lại thì thoát vị thế để thu lợi nhuận.
Ví dụ về cách giao dịch với đường MACD
Cách cài đặt MACD Indicator vào MT4
Trên nền tảng MetaTrader 4, nhà đầu tư có thể dễ dàng cài đặt MACD để ứng dụng phân tích kỹ thuật động lượng. Theo đó, để cài đặt MACD Indicator trên MT4, trader chỉ cần tuân theo hướng dẫn vài thao tác dưới dây:
- Bước 1: Truy cập ứng dụng nền tảng MT4 và đăng nhập tài khoản.
Bước 1: Truy cập và mở ứng dụng MT4
- Bước 2: Chọn một trong hai cách sau để cài đặt chỉ số động lượng MACD:
- Cách 1: Chọn mục Insert tại thanh công cụ nằm ngang phía trên biểu đồ => chọn Indicators => chọn Oscillators => chọn MACD.
- Cách 2: Chọn mục Navigator => chọn phần Indicator => chọn Oscillators => chọn MACD.
Bước 2 cách cài đặt MACD Histogram MT4.
- Bước 3: Linh hoạt tự động điều chỉnh các thông số của đường trung bình động EMA và SMA theo nhu cầu và mục đích sử dụng. Ngoài điều chỉnh thông số, tại hộp thoại này trader cũng có thể tùy chỉnh màu sắc, độ dày mỏng của các đường trung bình,...nhấn OK để hoàn thành và xác nhận việc cài đặt chỉ báo kỹ thuật MACD trên biểu đồ.
Bước 3 cài đặt chỉ báo trên biểu đồ MT4.
Hạn chế và rủi ro khi giao dịch với MACD
Bất kỳ chỉ báo nào cũng tồn tại những hạn chế và rủi ro riêng, MACD cũng vậy. Sau đây là một số hạn chế và rủi ro khi giao dịch với MACD mà trader cần nắm:
- Tín hiệu đảo chiều mà MACD cung cấp có thể sai. Ví dụ như trong trường hợp dưới đây, đường MACD đã cắt đường trung tâm nhưng lại quay trở về xu hướng cũ. Nếu trader vào lệnh bán khi thấy hiện tượng này xảy ra thì sẽ bị thua lỗ.
Đường MACD cho tín hiệu sai
- Nếu thị trường đi ngang thì MACD sẽ không hoạt động tốt. MACD có xu hướng tiến dần về đường trung tâm vì không có xu hướng tăng hoặc giảm.
- Đường MACD giao với đường trung tâm là tín hiệu trễ vì giá thường cao hơn mức trước đó khi đường MACD cắt đường trung tâm từ dưới lên. Điều này khiến trader vào vị thế muộn hơn khiến mức giá bị giảm độ hấp dẫn.
FAQ
Chiến lược MACD tốt nhất là gì?
Có rất nhiều cách để trader có thể giao dịch với chỉ báo MACD. Tuy nhiên, chiến lược giao dịch tốt nhất trong số đó sẽ phụ thuộc vào phong cách giao dịch của trader. Qua đó giúp trader cảm thấy tự tin, thoải mái khi đưa ra quyết định mua bán.
Chỉ báo nào hoạt động tốt nhất với chiến lược MACD?
Đa số trader sẽ sử dụng biểu đồ nến và các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự cùng với chỉ báo MACD để đưa ra quyết định giao dịch.
Tại sao MACD sử dụng 12 và 26?
MACD sử dụng chu kỳ là 12 và 26 ngày làm mặc định vì đây là những biến số tiêu chuẩn mà hầu hết các trader đều sử dụng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thay đổi 2 chu kỳ này sao cho phù hợp với chiến lược của mình để tính giá trị MACD.
Kết luận
MACD là chỉ báo động lượng được sử dụng phổ biến nhờ khả năng đưa ra các tín hiệu mua bán đáng tin cậy. Tuy nhiên, với bất kỳ chỉ báo nào, kể cả MACD, bạn cần hiểu rõ đặc điểm, cách giao dịch và hạn chế của nó thì mới có thể sử dụng hiệu quả. Đồng thời cũng cần trau dồi thêm kiến thức về các chỉ báo khác thông qua các bài viết trên website Investo để có thể thành công trên thị trường tài chính nhé!
Huỳnh Hà