Bạn có biết lệnh LO có thể quyết định thành công hay thất bại trong một giao dịch chứng khoán? Cùng Investo khám phá ngay lệnh LO là gì và tại sao nó lại được các nhà đầu tư ưa chuộng trên sàn giao dịch. Đừng bỏ lỡ cơ hội nắm bắt chiến lược giao dịch hiệu quả tại bài viết này!
Lệnh LO là gì?
Lệnh LO (Limit Order) hay còn gọi là lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc bán chứng khoán với mức giá xác định hoặc tốt hơn, giúp nhà đầu tư kiểm soát giá hiệu quả trong giao dịch. Đây là lệnh cơ bản và phổ biến nhất trong chứng khoán, thường được sử dụng để đặt lệnh chờ.
Thông qua việc thiết lập lệnh LO là gì sẽ giúp người bán và người mua xác định được mức giá theo yêu cầu để giao dịch được thực hiện tự động. Tuy nhiên, không thể chắc chắn rằng giao dịch có được thực hiện hay không. Bởi các lệnh giới hạn chỉ được thực hiện nếu giá giao dịch đáp ứng được các tiêu chuẩn mà lệnh đã đưa ra.
- Lệnh giới hạn mua chỉ được thực hiện ở mức giá thấp hơn hoặc bằng mức giá giới hạn.
- Lệnh giới hạn bán chỉ được thực hiện ở mức giá cao hơn hoặc bằng mức giá giới hạn.
Ví dụ về lệnh LO: Nhà đầu tư thiết lập lệnh LO để mua cổ phiếu A với mức giá giới hạn là 4 USD. Lúc này, giao dịch chỉ thực hiện nếu mức giá bằng hoặc thấp hơn 4 USD. Trường hợp ngược lại, khi nhà đầu tư thiết lập lệnh LO để bán cổ phiếu A với mức giá giới hạn là 5 USD. Khi đó, giá của giao dịch thực hiện sẽ bằng hoặc cao hơn 5 USD.
Các loại lệnh LO trong chứng khoán cần biết
Ở mỗi thời điểm sử dụng khác nhau thì lệnh LO cũng sẽ có những đặc trưng riêng. Có 2 loại lệnh giới hạn được sử dụng trong giao dịch chứng khoán, đó là lệnh LO phiên mở cửa và phiên đóng cửa.
Lệnh LO phiên mở cửa
Lệnh giới hạn chỉ có hiệu lực trong phiên mở cửa, khi hết thời gian này thì lệnh sẽ không còn được áp dụng. Lệnh được sử dụng để giao dịch mua hoặc bán một loại chứng khoán tại phiên mở cửa nếu các điều kiện về giá thị trường thỏa mãn với mức giá giới hạn đã được nhà đầu tư thiết lập trước đó.
Lệnh LO phiên đóng cửa
Lệnh LO phiên đóng cửa là mở rộng của lệnh phiên đóng cửa thị trường. Lệnh này sẽ giao dịch với mức giá tốt hơn nếu nhà đầu tư sử dụng tại phiên đóng cửa. Lệnh được sử dụng khi nhà đầu tư muốn mua hoặc bán cổ phiếu tại mức giá đóng cửa nếu mức giá này tốt hơn so với mức giá giới hạn đã được thiết lập. Tuy nhiên, lệnh LO này sẽ bị hủy ngay khi không đáp ứng được các điều kiện về giá giới hạn.
Đặc điểm của lệnh giới hạn
Lệnh Limit Order có hiệu lực tính từ khi được trader nhập vào hệ thống cho đến khi hết ngày giao dịch hoặc đến khi lệnh được hủy bỏ. Lệnh cho phép trader thiết lập giới hạn mua/bán phù hợp với chiến lược. Bên cạnh đó cần phải hiểu rõ về những đặc điểm của lệnh LO là gì để mang lại hiệu quả cao trong đầu tư chứng khoán:
- Cho phép giao dịch được thực hiện ở mức tối đa hoặc tối thiểu so với mức giá giới hạn đã thiết lập.
- Lệnh này còn được gọi với cách khác là lệnh chờ giao dịch. Có nghĩa là khi các điều kiện chưa được đáp ứng thì sẽ không được giao dịch ngay và trở thành lệnh chờ.
- Không phải là lệnh ưu tiên và không để tranh mua hay bán. Nhà đầu tư cần chờ đến khi giá khớp thì lệnh sẽ được thực hiện. Sẽ được khớp lệnh sau lệnh ATC, ATO trong phiên khớp lệnh định kỳ hoặc sau lệnh thị trường MP trong phiên khớp lệnh liên tục.
- Có hiệu lực ngay khi được nhập vào hệ thống cho đến hết ngày giao dịch hoặc hủy bỏ lệnh. Trường hợp nhà đầu tư đặt lệnh LO trước phiên giao dịch hoặc trong giờ nghỉ trưa. Hệ thống sẽ thông báo lệnh ở trạng thái “chờ gửi” và có hiệu lực khi phiên giao dịch bắt đầu.
- Luôn giải quyết chủ yếu thông qua giá, nhà đầu tư cần ghi rõ mức giá cụ thể muốn mua hoặc bán. Sau đó hệ thống sẽ dựa trên mức giá này để khớp lệnh và thực hiện giao dịch.
>>> Xem thêm: Khớp lệnh là gì
Ưu - nhược điểm của lệnh LO là gì?
Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, việc sử dụng các lệnh để thực hiện đầu tư luôn có những lợi thế và hạn chế riêng. Các trader cần hiểu rõ những ưu, nhược điểm của lệnh LO là gì. Từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp và hiệu quả.
Ưu điểm
- Lệnh Limit Order giúp nhà đầu tư có thể xác định mức giá giới hạn để thực hiện mua/bán cổ phiếu.
- Giúp nhà đầu tư thuận tiện trong việc dự đoán mức lãi/lỗ trong phiên giao dịch.
- Tạo cơ hội mua/bán cổ phiếu với mức giá tốt hơn tại thời điểm giao dịch so với mức giá trên thị trường hiện tại. Qua đó, nhà đầu tư có thể thu về nguồn lợi nhuận cao hơn.
- Đôi khi mức giá khớp lệnh còn tốt hơn so với mức giá giới hạn mà các trader mong đợi. Nếu thị trường có nhiều biến động, giá thị trường đột ngột vượt quá giá mà nhà đầu tư đã thiết lập.
- Giúp nhà đầu tư có thể làm chủ được tình thế, hạn chế các rủi ro tốt nhất. Bên cạnh đó nhà đầu tư có thể cắt lỗ hoặc chốt lãi kịp thời khi có những biến động giá trên thị trường giao dịch.
- Phù hợp với nhà đầu tư không có nhiều thời gian để theo dõi tình hình thị trường. Lệnh giới hạn sẽ tự động khớp trong giao dịch để nhà đầu tư dễ dàng quản lý và giải quyết được các giao dịch một cách hiệu quả.
Nhược điểm
- Nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ cơ hội thu được lợi nhuận cao nếu giá thị trường bỏ xa mức giá giới hạn mà nhà đầu tư đã thiết lập ban đầu.
- Chỉ khớp lệnh khi thỏa mãn các điều kiện mức giá đã thiết lập trước đó. Nếu không khớp thì lệnh sẽ bị hủy bỏ lập tức, do không được đáp ứng thích hợp.
- Đôi khi lệnh LO tự động không được thực hiện, kể cả khi mức giá giới hạn được đáp ứng. Lý do là các nguyên tắc ưu tiên về khớp lệnh không được đáp ứng.
- Mất thời gian chờ đợi và gây áp lực lớn lên tâm lý của nhà đầu tư nếu thị trường diễn biến không khớp với những dự tính ban đầu.Nhà đầu tư sẽ cảm thấy lo lắng và hoang mang trước những diễn biến không lường của thị trường đầu tư.
- Không đảm bảo sẽ bảo vệ nhà đầu tư tránh khỏi thua lỗ mà nhà đầu tư cần đặt lệnh cắt lỗ. Trong trường hợp đã đặt lệnh giới hạn mà không có lệnh dừng sẽ dẫn đến khả năng thua lỗ không giới hạn nếu thị trường có những biến động bất lợi.
- Vị thế đang mở sẽ bị thua lỗ ngay lập tức trong trường hợp thị trường suy thoái hoặc tăng giá đột ngột. Nếu trader đang sử dụng lệnh bán giới hạn thì bất kỳ lệnh nào cũng có thể ngăn lệnh kích hoạt ở mức giá đã đặt. Từ đó có thể mang lại rủi ro và làm ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Khi nào và tại sao sử dụng lệnh LO?
Lệnh LO được ưu tiên trong các trường hợp sau:
- Muốn mua hoặc bán cổ phiếu với mức giá mong muốn: Bạn có thể đặt lệnh LO với giá thấp hơn (mua) hoặc cao hơn (bán) so với giá thị trường hiện tại.
- Kiểm soát rủi ro: Lệnh LO giúp bạn hạn chế mức giá mua hoặc bán tối đa, tránh việc phải mua hoặc bán với giá bất lợi.
- Thị trường biến động: Khi thị trường chứng khoán biến động mạnh, lệnh LO giúp bạn tránh bị “lùa gà” với giá không mong muốn.
Lệnh giới hạn (Limit Order) kéo dài bao lâu?
Khoảng thời gian kéo dài trạng thái mở cho lệnh giới hạn có nhiều nấc khác nhau, bao gồm:
Lệnh trong ngày (day order): Giống như tên gọi, lệnh trong ngày chỉ kéo dài trong ngày giao dịch, không bao gồm phiên giao dịch ngoài giờ. Trừ khi nhà đầu tư có chỉ định khác, kiểu lệnh giao dịch được đặt trên hầu hết các sàn môi giới đều là lệnh trong ngày.
Lệnh có giá trị cho đến khi bị hủy (Good-til-canceled, GTC): kiểu lệnh này sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi nhà đầu tư hủy chúng hoặc cho đến khi được khớp. Hầu hết các sàn môi giới đều đưa ra một mức giới hạn thời gian đối với các lệnh này, chẳng hạn như 90 ngày, nhằm phòng tránh trường hợp một số lệnh bị “bỏ quên” mà không được xử lý trong nhiều năm sau đó.
Lệnh khớp toàn bộ hoặc hủy (Fill or kill, FOK): đây là kiểu lệnh dứt khoát, không có “nửa nạc nửa mỡ”. Lệnh FOK phải được khớp toàn bộ ngay lập tức còn nếu không chúng sẽ bị hủy bỏ.
Lệnh khớp ngay hoặc hủy (Immediate-or-cancel): Giống như lệnh khớp toàn bộ hoặc hủy, loại lệnh này phải được khơp ngay lập tức hoặc bị hủy bỏ. Tuy nhiên, các lệnh khớp ngay hoặc hủy có thể được khớp một phần.
Đối với một số sàn môi giới, lệnh giới hạn có thể được đặt trong ngày hoặc cho đến khi bị hủy (tối đa 90 ngày).
Giá đặt lệnh giới hạn là bao nhiêu?
Giá giới hạn là mức giá mà nhà đầu tư đặt ra. Đó là mức giá mà lệnh giới hạn sẽ được khớp, giả sử cổ phiếu đạt đến mức đó. Có thể xem đây là mức giá mà nhà đầu tư muốn trả hoặc bán một cổ phiếu.
Lệnh giới hạn mua (giá trần): mức giá giới hạn của lệnh giới hạn mua thường được đặt dưới mức thị giá hiện tại và lệnh sẽ khớp nếu giá cổ phiếu giảm xuống mức đó hoặc thấp hơn.
Lệnh giới hạn bán (giá sàn): mức giá giới hạn của lệnh giới hạn bán thường được đặt cao hơn thị giá cổ phiếu hiện tại và lệnh sẽ khớp tại mức giá đặt trước hoặc cao hơn.
Có một cách hay để ghi nhớ vị trí nên đặt giá cho lệnh giới hạn hoặc lệnh dừng, đó là các từ viết tắt BLiSS và SLoBS. BLiSS là viết tắt của “buy limit or sell stop”, tức là giới hạn mua hoặc dừng bán, cả hai đều được khớp bằng hoặc thấp hơn giá thị trường hiện tại. SLoBS là viết tắt của “sell limit or buy stop”, tức là giới hạn bán hoặc dừng mua, cả hai đều được khớp bằng hoặc cao hơn giá thị trường.
Lưu ý rằng giá giới hạn có thể được đặt cao hơn giá cổ phiếu hiện tại đối với lệnh giới hạn mua hoặc thấp hơn giá cổ phiếu hiện tại đối với lệnh giới hạn bán, nhưng các lệnh này thường sẽ được khớp ngay lập tức vì đã có giá tốt nhất sẵn có.
Hướng dẫn cách đặt lệnh LO (Limit Order) trong giao dịch
Việc tìm hiểu cách đặt lệnh LO trong giao dịch sẽ giúp nhà đầu tư có những hiểu biết hơn khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Trước hết, nhà đầu tư cần phải thiết lập tài khoản trên hệ thống. Sau khi đã có tài khoản thì các bước để đặt lệnh giới hạn là gì?
- Bước 1: Nhà đầu tư tiến hành đăng nhập vào tài khoản trên website của công ty chứng khoán để thiết lập giao dịch.
- Bước 2: Màn hình đặt lệnh sẽ hiển thị những thông số như số dư tiền mặt, số dư chứng khoán,… Lúc này, bấm chọn mục “Lệnh thông thường” trên giao diện màn hình. Sau đó đọc kỹ các thông tin liên quan có trong mục vừa chọn.
- Bước 3: Điền đầy đủ những thông tin theo yêu cầu trên hệ thống. Mức giá của lệnh LO trong chứng khoán phải nằm trong khoảng mức giá trần đến giá sàn.
- Bước 4: Để hoàn tất quy trình thiết lập, nhà đầu tư bấm chọn “Đặt lệnh”. Hệ thống sẽ ghi nhận thông tin một cách tự động. Lúc này, cần kiểm tra kỹ để đảm bảo thông tin chính xác. Sau đó nhập mã pin vào theo yêu cầu của hệ thống.
- Bước 5: Xác nhận hoàn thành đặt lệnh Limit Order. Hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ thông tin bao gồm: đối tượng đặt lệnh, loại lệnh, mức giá, trạng thái hoạt động của lệnh, thời gian đặt lệnh,… Sau đó lệnh đã thiết lập sẽ được hệ thống tự động lưu giữ.
Ví dụ thực tiễn khi đặt lệnh LO trong giao dịch chứng khoán:
Bạn muốn mua 100 cổ phiếu của công ty ABC với giá tối đa 100.000 đồng/cổ phiếu. Bạn đặt lệnh LO với giá 100.000 đồng/cổ phiếu. Nếu giá cổ phiếu ABC giảm xuống dưới 100.000 đồng/cổ phiếu, lệnh LO của bạn sẽ được thực hiện.
4 kinh nghiệm giúp nhà đầu tư đặt lệnh giới hạn hiệu quả
- Phải cân nhắc kỹ về khối lượng giao dịch và mức giá phù hợp trước khi đặt lệnh: Dựa vào phân tích thị trường mà nhà đầu tư cần tính toán chính xác để đặt lệnh mua/bán chứng khoán với mức giá tốt, thu được lợi nhuận cao. Nhà đầu từ nên liên tục theo dõi thị trường để điều chỉnh lệnh LO phù hợp với xu hướng hiện tại Đồng thời giảm thiểu rủi ro mua chứng khoán với giá cao hoặc bán chứng khoán với giá thấp.
- Hiểu rõ về nguyên tắc khớp lệnh LO trong chứng khoán, về lệnh giới hạn mua (Buy Limit) hay lệnh giới hạn bán (Sell Limit). Nhà đầu tư nên phân tích kỹ trước khi đặt lệnh, kết hợp các phương pháp phân tích cơ bản với phân tích kỹ thuật để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Hệ thống sẽ tự động thực hiện giao dịch nếu đáp ứng thỏa mãn các điều kiện. Khi có những thiết lập giao dịch tốt thì sẽ giúp các trader có những đầu tư hiệu quả trong tương lai.
- Cân nhắc về nguồn ngân sách có trong tài khoản để tính toán được khối lượng và giá mua hợp lý trước phiên giao dịch được diễn ra. Nhà đầu tư cần cẩn trọng trước những “bẫy giá rẻ” vì cổ phiếu có giá thấp chưa chắc sẽ có lời. Nếu mua cổ phiếu đang trên đà giảm mạnh mà không quan tâm đến các yếu tố hoạt động của doanh nghiệp thì có thể dẫn đến các khoản thua lỗ lớn nếu cổ phiếu tiếp tục trên đà giảm giá.
- Linh động trong quá trình đặt lệnh giới hạn mua hoặc bán để không bỏ lỡ các giao dịch có giá tốt. Vì thị trường chứng khoán biến động không ngừng, nhà đầu tư nên kiểm soát cảm xúc, không đặt kỳ vọng quá cao. Bên cạnh đó cũng nên thực hiện các đầu tư ngắn hạn, tìm kiếm điểm bán và đặt lệnh giới hạn bán khi có thể chốt lời. Qua đó bảo toàn lãi và thu về mức lãi như mong muốn.
- Không nên vội vàng bỏ những cổ phiếu chạm vào điểm dừng lỗ khiến nhà đầu tư phải đặt lệnh bán khỏi danh sách những cổ phiếu tiềm năng. Nếu cổ phiếu này có những yếu tố tốt và tiềm năng phát triển trong tương lai thì nên chờ đợi. Đồng thời tìm kiếm điểm mua phù hợp để tránh khỏi bỏ sót cơ hội đầu tư tốt.
So sánh lệnh LO với các loại lệnh khác trong chứng khoán
- Lệnh Thị Trường (Market Order)
Lệnh được thực hiện ngay lập tức theo giá hiện tại của thị trường, không quan tâm đến mức giá cụ thể.
- Lệnh Giới Hạn (Stop Limit Order):
Lệnh Giới Hạn (Stop Limit) kết hợp giữa lệnh LO và lệnh Stop giúp bảo vệ nhà đầu tư trong trường hợp giá biến động ngoài tầm kiểm soát.
Tổng kết
Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần nắm rõ cách giao dịch và đặt lệnh. Đối với mỗi nhà đầu tư thì lệnh LO được sử dụng rất phổ biến trong giao dịch. Lệnh giới hạn LO có những đặc điểm riêng, ưu điểm riêng, mang đến những cơ hội sinh lời cao hơn, cũng tiềm ẩn rủi ro khó lường. Qua bài viết trên, hy vọng rằng đã giúp các trader hiểu rõ về lệnh LO là gì và có thể mang đến nguồn lợi nhuận cao thông qua việc đặt lệnh phù hợp.
Huỳnh Hà