Trái phiếu chính phủ Mỹ được đánh giá là một sự đặt cược an toàn đối với giới đầu tư bởi khoản vay này hầu như không có nguy cơ không được hoàn trả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và giải đáp vì sao kênh đầu tư này lại được quan tâm đến thế.
Lợi suất trái phiếu (bond yield) chính phủ là lãi suất được trả cho việc sở hữu trái phiếu chính phủ (phát hành bằng nội tệ và ngoại tệ).
Hiểu đơn giản, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ là tổng lợi nhuận nhà đầu tư sẽ nhận được khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ. Tương tự như lợi suất trái phiếu chính phủ nói chung, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ gồm nhiều loại:
Dựa theo cách tính lãi suất, lợi suất trái phiếu chính phủ được chia làm 2 loại như sau:
Ngoài ra, lãi suất trái phiếu chính phủ có một số đặc điểm riêng biệt. Cụ thể:
Xem thêm: Đáo hạn phái sinh
Nắm vững khái niệm lãi suất là gì, bond yield là gì hay coupon rate là gì là một yếu tố quan trọng trong việc bạn lựa chọn kênh đầu tư phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo thêm những lưu ý sau để hiểu rõ hơn về trái phiếu và lợi suất trái phiếu chính phủ.
Chính phủ là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào nền kinh tế, lợi tức trái phiếu có thể là một thông số hữu ích trong việc đánh giá sức khỏe nền kinh tế.
Lợi suất trái phiếu chính phủ thường được các nhà kinh tế sử dụng để đánh giá quỹ đạo của một nền kinh tế. Khi các nhà đầu tư bán trái phiếu chính phủ, giá giảm và lợi suất tăng. Lợi tức cao hơn cho thấy rủi ro lớn hơn.
Nếu lợi tức của một trái phiếu cao hơn nhiều so với khi nó được phát hành, thì có khả năng là công ty hoặc chính phủ đã phát hành bị căng thẳng về tài chính và có thể không trả được vốn.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tuy có tính ổn định nhưng vẫn bị ảnh hưởng ít nhiều bởi:
Công thức tính:
Trong đó k là lợi suất, MV là mệnh giá trái phiếu.
Công thức tính: Lãi suất trái phiếu thả nổi = Lãi suất thị trường + chênh lệch lãi suất cố định.
Trái phiếu có lãi suất thả nổi là loại trái phiếu mà trái chủ sẽ nhận được các khoản lợi tức khác nhau, phụ thuộc vào mức lãi suất của thị trường. Trong đó, giá trái phiếu được tính bằng hiện giá của những dòng tiền nhận được trong tương lai. Với trái phiếu có lãi suất thả nổi, khi nhà đầu tư nắm giữ trong khoản thời gian từ thời điểm phát hành cho đến khi đáo hạn thì sẽ nhận được dòng tiền sau:
* Dòng tiền thứ nhất: Lợi tức được trả theo lãi suất thị trường và mệnh giá khi đáo hạn. Đó là dòng tiền tương lai của trái phiếu, tuy nhiên thay vì là lãi suất cố định thì lúc này lãi suất này sẽ theo thị trường. Giá trị hiện tại của dòng tiền đầu tiên cũng là giá trị thị trường của trái phiếu ngay tại thời điểm phát hành, được hiểu là bằng mệnh giá.
* Dòng tiền thứ hai: Các khoản tiền phụ trội từ phần khoản lãi suất chênh lệch cố định.
Khi chi phí sinh hoạt và lạm phát tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ của lãi suất khi đầu tư trái phiếu. Khi đó, sức mua đầu tư của nhà đầu tư sẽ giảm và thậm chí có thể thu về với mức lợi suất âm. Ví dụ, một nhà đầu tư mua trái phiếu có khả năng thu được lãi suất mức 2%; nếu sau khi họ đầu tư, lạm phát tăng đến 4% thì lợi suất thực tế nhận được chỉ còn là -2%.
Khi lựa chọn một trái phiếu nào đó, dù được cho là an toàn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro:
Đường cong lãi suất (Yield curve) là khái niệm chỉ đồ thị mô tả mối quan hệ giữa lãi suất và kỳ hạn của một công cụ nợ (khi so sánh cùng mức và chất lượng tín dụng). Đường cong lợi suất trái phiếu là bức tranh phản chiếu của thị trường đối với nền kinh tế, đặc biệt là lạm phát.
Trong 7 lần suy thoái kinh tế gần nhất, đường cong lợi suất trái phiếu Mỹ đều báo hiệu đảo ngược giữa hai loại trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm.
Đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm và 10 năm “đảo ngược" trong quá khứ. Nguồn: Financial TimesTrong những năm gần đây, thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ có nhiều chuyển biến phức tạp. Vào năm 2021, thị trường trái phiếu Mỹ khiến không ít nhà đầu tư rơi vào trạng thái lên xuống thất thường, nhất là những nhà đầu tư cổ phiếu, vàng hay ngoại hối. Hiện nay, thị trường trái phiếu Mỹ cũng có sự thay đổi.
Vào thời điểm dịch COVID-19 bùng phát và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế vào năm 2021-2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục ban hành các chính sách với những mục tiêu được cho là hạn chế tác động tiêu cực của dịch bệnh nhằm mục đích kìm hãm đà tăng lãi suất.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng nhanh sẽ tác động không nhỏ đến thị trường tài chính, kinh tế toàn cầu. Lợi suất trái phiếu tăng là sự thách thức lớn và là nhân tố tác động mạnh mẽ đến các nguồn vốn vào cổ phiếu, làm giảm sức hấp dẫn của loại trái phiếu.
Thông thường, khi lãi suất/lợi suất trái phiếu tăng sẽ làm suy yếu sức mua trên thị trường chứng khoán, tác động đến các mô hình tính toán liên quan đến chiết khấu dòng tiền trong tương lai. Theo sự phát triển của thị trường, lãi suất trái phiếu tăng sẽ tác động đáng kể đến một số lĩnh vực, cụ thể như đầu tư nhà đất.
Một số nguyên nhân cơ bản khiến lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng nhanh:
Theo thống kê, Nhật Bản đang là nước nắm giữ nhiều nhất trái phiếu chính phủ Mỹ. Tính đến hết năm 2022, nước này nắm giữ 1.076 tỷ USD, chiếm 14,7%. Tiếp đến, Trung Quốc nắm giữ 1.078 tỷ USD xuống 867 tỷ USD, chiếm 11,9%. Vương quốc Anh và Vương quốc Bỉ là quốc gia xếp thứ ba và thứ tư, lần lượt nắm giữ 655 tỷ USD (8,9%) và 354 tỷ USD (4,8%).
Trong năm 2022, nhu cầu trái phiếu chính phủ Mỹ đã giảm 6% do lãi suất cao hơn và đồng đô la Mỹ mạnh khiến việc sở hữu những trái phiếu này ít sinh lời hơn.
Có thể thấy trái phiếu Mỹ vẫn là một trong những loại trái phiếu thu hút nhiều nhà đầu tư. Thậm chí lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ còn tác động đến nhiều kênh đầu tư khác trên thế giới. Những kiến thức cơ bản về lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đã được cập nhật trong bài viết này, bạn hãy tham khảo để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.
Yến Anh