IRR là một chỉ số được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Hầu hết các nhà đầu tư hiện nay đều cần xem xét chỉ số này trước khi đưa ra quyết định tham gia vào một dự án bất kỳ. Vậy IRR là gì? Cách tính như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về IRR và cách sử dụng chỉ số này trong đầu tư.
IRR là từ viết tắt của Internal Rate of Return - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Chỉ số này thể hiện tỷ lệ lợi nhuận hàng năm dự kiến (khả năng sinh lời) của một dự án hay khoản đầu tư bất kỳ. Khi tính toán tỷ suất hoàn vốn nội bộ, người ta sẽ loại bỏ các yếu tố như chi phí vốn hay lạm phát.
IRR là gì? IRR là chỉ tiêu phản ánh tỷ suất hoàn vốn nội bộ của một dự án
Sau khi tìm hiểu về chỉ số IRR là gì, các nhà đầu tư còn phải nắm được công thức tính chỉ số này. Thông thường, công thức IRR được thể hiện như sau:
Trong đó:
Thông thường, công thức tính IRR của dự án có thể thực hiện thủ công bằng cách giải phương trình hoặc sử dụng hàm trong Microsoft Excel.
Tính toán giá trị IRR là gì để cân nhắc có nên đầu tư vào dự án hay không
Sau đây là cách tính IRR thông qua công cụ Excel mà các nhà đầu tư có thể áp dụng.
Cú pháp hàm: =IRR(values,[guess])
Trong đó:
Ví dụ, một dự án đầu tư có thời hạn 5 năm, mỗi năm đều có nguồn thu nhập nhất định. Hãy dùng hàm IRR để tính toán tỷ suất sinh lời nội bộ dựa trên bảng thu nhập ròng dự kiến đó (như bảng bên dưới).
Bảng giá trị thu nhập ròng qua các năm dùng để tính IRR là gì
Kết quả IRR hiển thị sau khi sử dụng hàm tính qua Excel
Với ví dụ trên, IRR của dự án là 23%, điều này cho thấy dự án có tỷ suất hoàn vốn nội bộ cao hơn tỷ lệ chiết khấu. Vì vậy, các nhà đầu tư nên lựa chọn dự án này. Qua đây, có thể thấy, việc hiểu rõ IRR là gì và cách tính như thế nào cực kỳ quan trọng khi đưa ra quyết định đầu tư.
Ngoài việc tìm hiểu về Internal Rate of Return là gì thì còn phải nghiên cứu sâu hơn đến cách xác định mức IRR bao nhiêu là hợp lý. Bởi những dự án có IRR cao thường sẽ được đánh giá tốt và có khả năng tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
Sau đây là một số quy tắc để xác định mức IRR tốt một cách chính xác:
Trong thực tế, ngoài 3 quy tắc xác định là mức IRR tốt ở trên thì vẫn cần quan tâm đến các yếu tố khác như tài chính của công ty, mức độ rủi ro, chỉ số NPV (Net Present Value),... Như vậy, tỷ lệ thành công trong hoạt động đầu tư sẽ cao hơn.
Chỉ số IRR giúp so sánh các dự án với nhau dễ dàng hơn
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR là chỉ tiêu giúp đánh giá tính khả thi của dự án. Từ đó giúp các doanh nghiệp quyết định có nên đầu tư hay không. Nếu một dự án có chỉ số IRR cao hơn lãi suất thị trường trái phiếu hoặc tiền gửi tiết kiệm ngân hàng thì doanh nghiệp nên đầu tư. Ngược lại, nếu tỷ suất hoàn vốn nội bộ thấp, dự án đó không nên đầu tư.
Còn đối với đầu tư cổ phiếu và trái phiếu đáo hạn, tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR cũng có ý nghĩa trong việc so sánh các phương án. Từ đó tiến hành xây dựng danh mục các sản phẩm đầu tư tối ưu hơn và phân chia dòng tiền một cách thông minh để giảm thiểu tối đa rủi ro.
Ưu điểm lớn nhất của IRR là gì? Chỉ số IRR rất dễ tính toán dựa trên các dữ liệu tài chính không liên quan đến mức chi phí vốn. IRR được thể hiện ở dạng % nên có thể dễ dàng đánh giá và so sánh nhiều dự án với nhau một cách dễ dàng mà không cần chuyển sang đơn vị đo lường khác.
Ngoài ra, thông qua chỉ số IRR, nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng sinh lời của một dự án với tỷ lệ chính xác tương đối cao. Đồng thời xem lãi suất tối đa mà doanh nghiệp có thể đạt được để quyết định chiến lược đầu tư phù hợp.
IRR giúp tính toán nhanh chóng khả năng sinh lời của dự án
Ngoài những ưu điểm ở trên, phương pháp tính IRR vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Vì vậy cần nắm rõ hạn chế của IRR là gì để tránh lệ thuộc vào chỉ số này.
Công thức tính NPV và IRR của dự án đã thể hiện rất rõ mối quan hệ giữa hai chỉ số này. NPV và IRR đều phản ánh mức độ khả thi của một dự án đang được cân nhắc để đầu tư kinh doanh. Trong khi IRR phản ánh mức độ khả thi về khả năng thu hồi vốn thì NPV phản ánh tính khả thi về mặt tài chính (dòng tiền).
NPV và IRR đều mang tính tương hỗ lẫn nhau khi đánh giá một dự án nhất định. Ngoài ra, NVP sẽ được dùng thay thế tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR khi một dự án có thời gian quá ngắn hoặc dòng tiền không ổn định.
NPV và IRR có mối quan hệ mang tính tương hỗ lẫn nhau
Bên cạnh việc hiểu rõ IRR là gì, các nhà đầu tư cũng cần nghiên cứu cách sử dụng chỉ số này như thế nào. Đặc biệt là các doanh nghiệp và nhà đầu tư chứng khoán.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư nhất định phải quan tâm đến IRR là gì và cách sử dụng chỉ số này. Bởi đây là thông tin quan trọng giúp Ban lãnh đạo công ty có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên của các dự án tương ứng với mức IRR từ cao xuống thấp. Từ đó đưa ra quyết định nên đầu tư vào dự án nào hay phân bổ dòng tiền sao cho hợp lý. Đồng thời, doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra quyết định loại bỏ các dự án không đạt tỷ suất hoàn vốn như mong muốn.
Thông qua tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR có thể tính lợi tức kỳ vọng khi mua cổ phiếu. Đồng thời xây dựng một danh mục đầu tư tối ưu với nhiều mã chứng khoán khác nhau. Sử dụng tỷ suất hoàn vốn nội bộ càng tốt càng giúp nhà đầu tư phân chia tài chính linh hoạt. Qua đó làm tăng khả năng đạt mức lợi nhuận cao nhất và giảm thiểu rủi ro hiệu quả.
Biết cách sử dụng tỷ suất hoàn vốn nội bộ là gì giúp người đầu tư có thêm gợi ý khi lựa chọn các mã cổ phiếu nên mua vào
Xoay quanh vấn đề IRR là gì, nhiều người còn quan tâm đến các nội dung như IRR bao nhiêu là hợp lý và NPV là gì. Bởi đây đều là những thông tin quan trọng giúp họ dễ dàng lựa chọn được các dự án tiềm năng.
Như đã phân tích ở trên, thông thường, IRR có chỉ số cao thì tính khả thi của dự án càng cao và ngược lại (với điều kiện mức thấp nhất phải cao hơn lãi suất tiết kiệm ngân hàng và trái phiếu). Với thị trường chứng khoán cũng tương tự.
Tuy nhiên, IRR bao nhiêu là tốt còn tùy thuộc vào mục đích của nhà đầu tư. Ví dụ, dự án có IRR cao mà tỷ lệ rủi ro cũng cao thì một số nhà đầu tư (trường phái an toàn) sẽ chọn dự án có IRR thấp nhưng an toàn hơn.
Chỉ số NPV - Net Present Value tức giá trị hiện tại ròng. Mọi dự án đầu tư đều có 2 dòng tiền là vào và ra, cũng như có một khoản tiền vốn cần thiết cho việc đầu tư sinh lời.
Để xem xét khoản vốn đầu tư có lãi hay không thì cần tổng hợp tất cả dòng tiền. Nhưng từng dòng tiền lại mang giá trị nhất định tại mỗi thời điểm. Vì vậy cần đưa các dòng tiền chiết khấu về một điểm chung trong cùng thời gian. Và NPV sẽ là công cụ được dùng để tính giá trị của các dòng tiền dự kiến, được chiết khấu cho đến hiện tại. Từ đó phân tích khả năng sinh lời của khoản đầu tư dự kiến với tỉ lệ chính xác cao.
Chỉ số NPV được dùng để tính giá trị dòng tiền dự kiến
Kết luận
Trên đây là một số nội dung như IRR là gì, công thức tính IRR cũng như ý nghĩa, cách sử dụng công thức tính IRR trong đánh giá tài chính và đầu tư. Hiểu rõ về chỉ số IRR là gì sẽ giúp nhà đầu tư có thể ứng dụng hiệu quả hơn trong việc đưa ra quyết định đầu tư và tăng khả năng tối ưu hóa lợi nhuận.
Huỳnh Hà