VÙNG TÂM LÝ LÀ GÌ VÀ CHÚNG HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Vùng tâm lý là những mức giá thị trường quan trọng được biểu thị bằng các số tròn. Các số tròn này thường đóng vai trò là mức hỗ trợ và/hoặc mức kháng cự.
Hỗ trợ và kháng cự theo vùng tâm lý luôn xuất hiện do bản chất cơ bản của con người là thích sự đơn giản. Vì vậy, trong giao dịch, con người cũng thích số nguyên. Các trader thường sử dụng những con số này làm mức vào lệnh, mức thoát lệnh hoặc mức cắt lỗ. Các mức cắt lỗ và giới hạn này có thể thay đổi dòng lệnh và thay đổi giá.
Các trader thường gọi các khoảng số nguyên này là 'số không kép', vì các mức giá này là các số chẵn, chẳng hạn như 1,31000 đối với EUR/USD, 1,57000 đối với GBP/USD hoặc 132,00 đối với GBP/JPY. Biểu đồ bên dưới xác định các 'số không kép' đối với cặp tiền USD/JPY.
Một số trader có thể quan sát con số ở giữa các con số này hoặc 'số năm mươi.' 'Số năm mươi', chẳng hạn như 1.31500 đối với EUR/USD hoặc 131.50 đối với GBP/JPY có thể quan trọng như 'số không kép.'
Các trader sẽ nhận ra rằng thường sẽ có một số yếu tố “tắc nghẽn” ở những vùng giá quan trọng này khi giá tăng hoặc giảm. Biểu đồ bên dưới minh họa cặp tiền USD/ZAR với 'số năm mươi'.
Hãy lưu ý rằng nhiều biến động giá của biểu đồ trên diễn ra xung quanh một trong những vùng này. Do đó, các trader thường sử dụng các vùng này khi muốn thay đổi mức hỗ trợ và mức kháng cự. Biểu đồ bên dưới là biểu đồ USD/JPY ban đầu với các mức dao động đã được xác định.
Do đó, những mức giá này hoạt động như một đường tâm lý với chức năng như mức hỗ trợ và mức kháng cự. Không phải tất cả các mức giá trong số này đều hoạt động như mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự, tuy nhiên, các trader cũng cần lưu ý chúng.
Biểu đồ AUD/JPY hàng tuần
Trong biểu đồ AUD/JPY ở trên, có sáu lần biến động mạnh ra khỏi mức giá 75,00. Mỗi khi giá tiếp cận 75,00, cặp tiền này lại tăng trở lại. Điều này là do:
Sau đợt biến động đầu tiên, các trader có thể không quá lạc quan về triển vọng đẩy giá xuống thấp hơn nhiều so với mức 75,000 vì mức giá này được xem là mức hỗ trợ.
Thật sự là, vùng tâm lý chưa được kiểm tra có thể được xem như điểm xoay. Một khu vực có thể có một số yếu tố hỗ trợ hoặc kháng cự.
Nhìn chung, các con số làm tròn như 70,000 đối với AUD/JPY hoặc 1,0000 đối với AUD/USD sẽ thu hút nhiều sự chú ý hơn so với mức 71.000 đối với AUD/JPY. Hầu hết các trader sẽ có ấn tượng hơn với các khoảng số tròn hơn.
Các trader thực sự có thể tận dụng hiệu quả nhất các mức giá này khi mức giá này đã từng là mức kháng cự hoặc mức hỗ trợ trước đó. Điều này cho thấy rằng những người khác đang chú ý và hành động trên các mức giá đó và tiềm năng cho 'lời tiên tri ứng nghiệm' của phân tích kỹ thuật có thể cao hơn.
Vùng giá quan trọng nên được đánh giá phù hợp với xu hướng hiện tại và liệu có các đề xuất kỹ thuật thứ cấp có lợi cho giao dịch hay không. Dưới đây là những ưu điểm và hạn chế của vùng tâm lý:
THUẬN LỢI |
HẠN CHẾ |
Đóng vai trò là mức hỗ trợ và kháng cự- tương tự như vùng giá quan trọng |
Không phải lúc nào cũng chính xác 100% như vùng giá quan trọng |
Dễ dàng xác định đối với các trader mới |
Nên được sử dụng làm kim chỉ nam nhưng phải kèm theo các chỉ báo hỗ trợ/phân tích kỹ thuật hỗ trợ |
Có thể được sử dụng trên tất cả các thị trường tài chính |
|
Phương Thảo - Theo dailyfx.com