logo
Theo dõi investo trên google news

thứ hai, 05/06/2023

Biên lợi nhuận gộp Gross Margin là gì? Ý nghĩa và cách tính chuẩn xác

 Bạn đã biết biên lợi nhuận gộp - Gross Margin là gì, ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp chưa? Trong bài viết dưới đây, Investo sẽ giải thích về khái niệm, ý nghĩa, công thức tính Gross Margin. Với mong muốn giúp bạn hiểu hơn về khả năng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư cổ phiếu hợp lý hơn. Xem bài viết ngay nhé!

Gross Margin là gì?

Gross Margin hay Gross Profit Margin (Biên lợi nhuận gộp) là một chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp. Biên lợi nhuận gộp đại diện cho phần lợi nhuận thu được từ doanh thu sau khi trừ đi giá vốn hàng bán. 

Chỉ số này giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đồng thời cũng được dùng để so sánh hiệu suất giữa các đối thủ cùng ngành. Tỷ suất lợi nhuận gộp biên cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng kiểm soát chi phí sản xuất và tăng trưởng lợi nhuận tốt.

Nhà đầu tư cũng có thể kết hợp biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng Net Profit Margin, biên lợi nhuận hoạt động Operating Profit Margin. Điều này giúp kết quả đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp được toàn diện hơn từ nhiều khía cạnh.

Biên lợi nhuận gộp Gross Margin là gì Gross Margin là chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp

Xem thêm: Margin là gì

Vai trò của Gross Margin đối với doanh nghiệp

Gross Margin có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp trong nhiều khía cạnh. Cụ thể, vai trò của Gross Margin là gì?

    • Đánh giá hiệu quả trong việc quản lý chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Nếu Gross Margin cao, nghĩa là doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợi nhuận gộp từ doanh thu lớn. Hàng hóa/dịch vụ có thể được sản xuất hoặc cung cấp với mức giá vốn thấp.
    • Đo lường phần trăm lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp giữ lại sau khi trừ đi các chi phí giá vốn. Nếu chỉ số cao, đồng nghĩa khả năng sinh lời và hiệu suất kinh doanh tốt.
    • So sánh hiệu suất giữa các doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá vị trí và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng có thể dùng để so sánh mức độ tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp trong các khoảng thời gian khác nhau.
    • Dự báo lợi nhuận gộp trong tương lai, định hình chiến lược kinh doanh và quản lý tài chính.
  • Rà soát lại những sản phẩm có tiềm năng phát triển hoặc cần cắt giảm. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí sản xuất và đạt doanh thu cao hơn.
Gross Margin là gì Chỉ số Gross Margin giúp đánh giá và quản lý hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp

Xem thêm: Profit Margin là gì

Hướng dẫn cách tính biên lợi nhuận gộp

Cách tính Gross Margin khá đơn giản:

Biên lợi nhuận gộp Gross Margin là gì? Ý nghĩa và cách tính chuẩn xác

Lưu ý: Tổng mức doanh thu hàng bán Revenue và tổng giá vốn hàng bán COGS đã được trừ thuế.

Để hiểu rõ biên lợi nhuận gộp tính như thế nào, bạn có thể tham khảo ví dụ minh họa sau:

Tính tỷ suất Gross Margin của Tập đoàn Vingroup trong Quý I/2023. Đầu tiên cần tải Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vingroup. Những báo cáo này có thể được tìm thấy trên website của Vingroup hoặc các trang tin tài chính uy tín.

biên lợi nhuận gộp Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của Tập đoàn Vingroup Quý I/2023

Từ báo cáo tài chính, bạn có thể tính được Gross Profit như sau:

Gross Profit = Doanh thu thuần Revenue - Giá vốn hàng bán COGS

= 38.963.375 - 34.528.471 = 4.434.904 triệu đồng

Sau đó, bạn có thể tính được Gross Margin của Vingroup trong Quý I/2023:

Gross Margin = (Gross Profit / Doanh thu thuần) x 100 

= (4.434.904 / 38.963.375) x 100% = 11,38%

Như vậy, tỷ suất biên lợi nhuận gộp của Tập đoàn Vingroup trong Quý I/2023 là 11,38%. Nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì Tập đoàn Vingroup nhận được 11,38 đồng lợi nhuận.

Chỉ số Gross Margin như thế nào là tốt?

Hiểu rõ Gross Margin giúp nhà đầu tư có cái nhìn đầy đủ hơn về hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu Gross Margin cao thì có thể doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và thu lời nhiều. Nhưng Gross Margin thấp không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. 

Nhà đầu tư cần xem xét về chỉ số này của doanh nghiệp dựa trên nhiều yếu tố và bối cảnh khác nhau.

Gross Margin ở mức ổn định qua các thời kỳ

Chỉ số Gross Margin được coi là tốt nếu được duy trì ở mức ổn định qua các thời kỳ. Điều này cho thấy doanh nghiệp có thể kiểm soát và duy trì lợi nhuận gộp một cách hiệu quả. Đồng thời tạo được sự tin tưởng cho nhà đầu tư về khả năng tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. 

cách tính biên lợi nhuận gộp Gross Margin duy trì ổn định thể hiện doanh nghiệp kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh, có tiềm năng tăng trưởng

Tỷ suất lợi nhuận gộp biên có xu hướng tăng

Nếu biên lợi nhuận gộp qua các kỳ có xu hướng tăng, điều này thể hiện rằng doanh nghiệp có khả năng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, quản lý chi phí. Nhờ vậy mà có thể giữ lại một phần lợi nhuận lớn từ doanh thu. Bên cạnh đó cũng thể hiện khả năng cạnh tranh và định giá sản phẩm tốt hơn của doanh nghiệp.

Gross Margin cao hơn so với trung bình ngành

Nếu tỷ suất lợi nhuận gộp biên của doanh nghiệp vượt qua trung bình ngành, có nghĩa doanh nghiệp có khả năng quản lý chi phí tốt hơn. Thế nên giá thành sản phẩm cạnh tranh và tạo ra lợi nhuận cao hơn. 

3 Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số biên lợi nhuận gộp là gì?

Có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ số Gross Margin là: doanh thu bán hàng; chi phí sản xuất;chiến lược định giá sản phẩm. Cụ thể, sự ảnh hưởng của 3 yếu tố này đến chỉ số Gross Margin là gì?

Doanh thu bán hàng

Thực tế, doanh thu từ hoạt động bán hàng sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Nếu doanh thu tăng thì tỷ lệ lợi nhuận gộp cũng có xu hướng tăng. Do doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận cao hơn sau khi trừ đi các chi phí sản xuất, bán hàng.

Nếu doanh thu quá thấp, không đủ bù đắp cho giá vốn hàng bán thì chỉ số biên lợi nhuận gộp không còn ý nghĩa. Thậm chí là doanh nghiệp phải chịu lỗ gộp.

tỷ suất lợi nhuận gộp biên Biên lợi nhuận gộp Gross Margin có xu hướng tăng nếu doanh thu tăng

Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất bao gồm các chi phí về nguyên liệu, nhân công, thiết bị,... Nếu chi phí sản xuất giảm thì biên lợi nhuận gộp có thể sẽ tăng và ngược lại.

Chiến lược định giá sản phẩm

Chiến lược định giá có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số Gross Margin. Giá bán sản phẩm cao hơn so với chi phí sản xuất thực tế thì biên lợi nhuận gộp sẽ tăng. Giá bán quá cao cũng có thể làm giảm doanh số. Từ đó khiến doanh nghiệp không đạt được mức lợi nhuận mong muốn. 

Ngược lại, giá bán quá thấp so với chi phí sản xuất và giá trị thị trường thì doanh nghiệp có thể thu lại lợi nhuận gộp thấp hoặc bị lỗ.

biên lợi nhuận gộp tính như thế nào Xu hướng tăng trưởng của Gross Margin có thể bị ảnh hưởng bởi chiến lược giá

Làm sao để tăng tỷ suất lợi nhuận gộp?

Sau khi hiểu được Gross Margin là gì, doanh nghiệp có thể tìm hiểu và áp dụng các giải pháp nhằm tăng tỷ suất lợi nhuận gộp. Một số gợi ý dành cho doanh nghiệp như giảm chi phí đầu vào và tăng doanh thu thuần.

Giảm chi phí đầu vào

  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất để tăng hiệu suất và giảm chi phí bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến, tăng cường quản lý nguồn lực, cải thiện quy trình làm việc,...
  • Đàm phán với nhà cung cấp để có thể mua nguyên liệu hoặc hàng hóa với giá thấp hơn. Hoặc cũng có thể xem xét tìm kiếm các nhà cung cấp mới để có giá cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý, việc giảm chi phí nguyên vật liệu cần đi đôi với đảm bảo chất lượng. Tránh lựa chọn hàng rẻ khiến chất lượng sản phẩm bị giảm sút.
  • Mở rộng quy mô sản xuất để có thể tận dụng lợi thế quy mô mà giảm chi phí trung bình và tăng lợi nhuận gộp.
  • Đào tạo tay nghề và nâng cao kỹ năng cho nhân viên để tăng hiệu suất làm việc. Từ đó giúp tối ưu thời gian và công sức để sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
gross margin Giảm chi phí đầu vào để tăng tỷ suất biên lợi nhuận gộp

Tăng doanh thu thuần

  • Tăng khối lượng bán hàng để tăng doanh số bằng cách mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới hoặc phát triển sản phẩm/dịch vụ mới.
  • Tăng giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ để tăng doanh thu nhưng cần tính toán cẩn thận. Mức giá sau khi tăng phải đảm bảo phù hợp với khả năng sẵn sàng chi trả của khách hàng. Tránh để giá bán quá cao mà nhu cầu mua không tương xứng, dẫn đến tình trạng tồn kho.
  • Tăng giá trị sản phẩm bằng cách cải thiện chất lượng, cung cấp các tính năng hoặc dịch vụ bổ sung và tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Qua đó có thể tăng được doanh thu từ khách hàng hiện có của doanh nghiệp.

Xem thêm: Margin Leval là gì

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về Gross Margin là gì, ý nghĩa, công thức tính và cách làm tăng chỉ số này. Gross Margin có thể giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả kinh doanh, tiềm năng sinh lời của doanh nghiệp. Song, cần lưu ý rằng, biên lợi nhuận gộp chỉ là một trong nhiều chỉ số tài chính quan trọng. Vì vậy Gross Margin nên kết hợp với các công cụ khác để tối ưu hóa lợi nhuận.

Huỳnh Hà

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến