FED là thuật ngữ hầu như các nhà đầu tư thực hiện giao dịch trên thị trường nước ngoài đều biết đến. Trong đó, FED tăng lãi suất là một trong những mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt là trong giao dịch chứng khoán, Crypto. Vậy FED là gì? Sự gia tăng lãi suất FED tác động đến thị trường toàn cầu và giới đầu tư ra sao? Hãy cùng tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến việc tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Mỹ qua bài viết sau!
Lãi suất FED tăng có ảnh hưởng đến thị trường thế giới không?FED còn có tên gọi khác là Federal Reserve System - Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ hay Ngân hàng Trung ương Mỹ. Chỉ có duy nhất tổ chức tài chính này được quyền in tiền đô la Mỹ. Nhiệm vụ chính của FED là điều hành chính sách tiền tệ ổn định và phát triển kinh tế Mỹ.
Lãi suất FED (Federal Funds Rate) - Lãi suất quỹ liên bang là mức lãi suất cho vay trong ngày giữa những ngân hàng thành viên do FED ban hành. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng không đủ trước khi FED tiến hành kiểm tra thì sẽ phải vay nợ với mức lãi suất liên bang này.
Đây là công cụ mà Cục dự trữ Liên bang sử dụng để kiểm soát nền kinh tế Mỹ. Đồng thời cũng là mức lãi suất chuẩn được áp dụng cho thẻ tín dụng, các loại tài sản thế chấp và các khoản của ngân hàng thành viên.
Lãi suất FED được ban hành bởi Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System) của Hoa KỳXem thêm: FED là gì
Trong nửa đầu năm 2022, chỉ số lạm phát tại Mỹ vượt mức cao kỷ lục, lên đến 9,1%. Đây là con số trong 40 năm trở lại đây chưa từng thấy. Mức lạm phát này đã phá vỡ hoàn toàn những lợi ích mà Hoa Kỳ đã cố gắng gây dựng trong những năm trước. Điều này khiến cho những khoản tiết kiệm tư nhân và cả lợi nhuận của các doanh nghiệp bị hao mòn, giá cả hàng hóa trở nên đắt đỏ.
Tuy rằng, thời gian sau lạm phát đã được điều chỉnh giảm xuống phần nào nhưng thực tế vẫn còn rất cao. Lộ trình thắt chặt chính sách kinh tế cũng chưa xuất hiện dấu hiệu kết thúc. Theo nhận định của các nhà nghiên cứu, mục tiêu hướng đến là đưa lạm phát về 2% và không gây tác động suy thoái sâu, giữ nguyên tỷ lệ ổn định.
Để kiểm soát lạm phát, FED chỉ có thể can thiệp gián tiếp không qua cung tiền bằng cách tăng lãi suất, không thể thay đổi trực tiếp giá của các hàng hóa. Ngân hàng Trung ương Mỹ đã tăng lãi suất lên mức 5,1% vào tháng 3 năm 2023, trước khi dự kiến hạ lãi suất vào cuối năm.
So với giai đoạn FED tăng lãi suất tháng 6/2022 thì FED cũng đã giảm giá trị của trái phiếu xuống khoảng 445 tỷ USD. Theo FED San Francisco, điều này có nghĩa là lãi suất sẽ tăng thêm 2%.
FED tăng lãi suất là một trong những biện pháp góp phần làm giảm lạm phátXem thêm: Những lần FED họp
Đối với thương mại quốc tế, đồng tiền chủ chốt hiện nay là đô la Mỹ (USD). Đa số hoạt động xuất nhập khẩu đều thanh toán theo đơn vị chuẩn này. Trong khi tổ chức duy nhất có quyền quyết định đến sự tăng giảm lãi suất của đô la Mỹ là Cục dự trữ liên bang. Vì vậy, Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đồng USD và đối tác thương mại của Mỹ.
Nhiều mặt hàng quan trọng như dầu, vàng được định giá theo USD thể hiện vị thế của đơn vị tiền tệ này trên toàn thế giới. Và FED là cơ quan duy nhất có quyền can thiệp vào việc xác lập giá trị Mỹ kim thông qua mua bán hay hoạt động của ngoại tệ. Điều này cũng giải thích cho việc FED tăng hay giảm lãi suất cũng khiến cho thị trường trên toàn cầu gián tiếp bị ảnh hưởng.
Nhiều minh chứng cũng cho thấy những động thái liên quan đến nền kinh tế của Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. FED tăng lãi suất 2022 đã tạo ra hiệu ứng kinh tế dây chuyền trên toàn thế giới. Nhiều nhà đầu tư có xu hướng bán đồng trong nước để mua đô la Mỹ vì lãi suất cao hơn. Việc giá đô la cao cũng khiến các nước tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu do giá cao. Từ đó gây khó khăn trong việc cung ứng nguyên liệu, hàng hóa.
Đối với thị trường chứng khoán, khi Ngân hàng Trung ương Mỹ tăng lãi suất, các nhà đầu tư có xu hướng rút dòng vốn từ các quốc gia khác sang Mỹ để thu lợi nhuận cao hơn. Điều này khiến cổ phiếu bị bán với số lượng lớn và giảm điểm liên tục.
Ngoài ra, khi các Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất để giảm áp lực về tỷ giá, việc vay vốn cũng khó khăn hơn. Các nhà đầu tư và người dân cũng có xu hướng giảm tiêu dùng và đầu tư.
Lãi suất FED tăng có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và thị trường quốc tếXem thêm: Biểu đồ lãi suất FED
Khi Federal Reserve System gia tăng lãi suất, trên thực tế có rất ít ngành được hưởng lợi. Chỉ một số ngành ít vay ngân hàng và sở hữu số lượng tiền mặt lớn thì mới có thể hưởng lợi nhuận từ sự kiện này.
Cục dự trữ Liên Bang quyết định tăng lãi suất, giá trị đồng đô la Mỹ cũng sẽ được duy trì ở mức cao. Để hạn chế tình trạng khối ngoại rút ròng, các ngân hàng trong nước gia tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Những nhóm ngành nào sở hữu nhiều tiền mặt sẽ có cơ hội sinh lợi nhuận nhanh chóng.
Khi lãi suất Federal Reserve System tăng, một số nhóm ngành có nhiều tiền mặt được hưởng lợi như:
Từ trước đến nay, thị trường Crypto và Bitcoin vẫn luôn được xếp vào danh sách những tài sản có lợi nhuận hấp dẫn nhưng rủi ro cao. Khi lãi suất tăng, mức phí lãi vay của các cá nhân, tổ chức cũng tăng theo. Họ thường có xu hướng tiết kiệm chi tiêu (đối với cá nhân) và đầu tư (đối với doanh nghiệp). Do đó, dòng tiền đổ vào các tài sản cho rủi ro cao như Crypto phần nào sẽ bị hạn chế.
Chúng ta cũng không thể lường trước được tình hình của thị trường Crypto khi Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tăng lãi suất thì sao, nhưng cũng khó tránh khỏi tình trạng Bear Market trong thời gian dài. Bởi chắc chắn FED sẽ còn tăng thêm một vài đợt trong thời gian tới.
Như vậy, FED tăng lãi suất ảnh hưởng đến Bitcoin, nhưng nếu nhìn nhận theo hướng tích cực, việc tăng lãi suất này giúp cho thị trường loại bỏ những dự án không phù hợp. Các dự án Blockchain ngày càng phổ biến trong cuộc sống thực tiễn nhưng bạn cần có cái nhìn dài hạn để tiếp cận với các cơ hội mới này.
Khi lãi suất FED tăng sẽ gây nên những tác động đến thị trường chứng khoán, nguyên nhân là do:
Thông thường, khi FED tăng lãi suất khiến đồng USD tăng giá thì giá vàng sẽ bị ghìm xuống. Điển hình như trong 7 tháng đầu năm 2022, lãi suất của FED đã tăng đến 3 lần, cụ thể là 0.25%, 0.5% và 0.75%. Đợt FED tăng lãi suất tháng 7, giá vàng lao dốc xuống mức thấp nhất, giảm 19% tương ứng 1.680 USD/ounce. Khi quy đổi theo giá niêm yết ngân hàng, 1 lượng vàng có giá là 49 triệu đồng theo giá vàng thế giới.
Nhưng ở lần tăng vào ngày 16/03/2023 thì ngược lại, giá vàng tăng vọt, trong khi USD không tăng. Cụ thể, giá vàng giao ngay tại thị trường Mỹ đã tăng lên 1.220,7 USD/ounce, tăng hơn 20 USD. Tại thị trường Việt Nam thì giá vàng cũng chạm mốc 36,66 triệu đồng/lượng mua vào và 36,84 triệu đồng/lượng bán ra.
Vào lần tăng lãi suất thêm 0,25% vào ngày 04/05, giá vàng thế thới cũng tăng vọt lên 2.053 USD/ounce. Tại thị trường trong nước, giá vàng cũng bật tăng với mức tăng ghi nhận là 100.000 - 150.000 đồng/lượng vàng miếng và 750.000 đồng/lượng vàng nhẫn 99,99%.
Như vậy, rất khó để dự đoán việc FED tăng hay FED giảm lãi suất thì USD tăng hay giảm và gây ra biến động như thế nào đến giá vàng. Nhà đầu tư cần xem xét toàn diện dựa trên nhiều yếu tố khác nhau để dự đoán giá trị của vàng.
Giá vàng biến động khó lường sau mỗi lần FED tăng lãi suấtTrên đây là những thông tin liên quan đến những ảnh hưởng của việc FED tăng lãi suất đến nền kinh tế thế giới. Nhà đầu tư cần tìm hiểu thật kỹ thị trường trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào để hạn chế rủi ro khi lãi suất Ngân hàng Trung ương Mỹ tăng. Để xem thêm nhiều thông tin về lịch tăng lãi suất của FED, cũng như những tin tức chứng khoán khác, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!
Huỳnh Hà