Đường MA (Moving Average) là chỉ báo kỹ thuật được sử dụng phổ biến hiện nay. Công cụ này có thể giúp các nhà đầu tư nhận biết xu hướng giá của cổ phiếu và đưa ra quyết định giao dịch thông minh. Song, để mang lại hiệu quả, nhà đầu tư cần hiểu rõ về đặc điểm, ý nghĩa và cách sử dụng đường MA.
Đường MA (viết tắt của từ Moving Average) là một đường trung bình động, cũng được xem là một chỉ báo kỹ thuật. Có thể dùng đường trung bình động MA để theo dõi sự biến động của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ở quá khứ là tăng, giảm hay không có xu hướng.
Tuy nhiên, đường Moving Average được xếp vào loại chỉ báo chậm nên không thể dùng để dự báo. Bởi MA vận động theo dữ liệu giá đã hình thành ở thời gian cũ để tính giá trung bình.
MA được chia làm nhiều đường, tương ứng với số ngày trong chu kỳ, thể hiện các xu hướng thị trường. Thông thường, với những đường MA sẽ lấy các mốc thời gian phổ biến là 10, 20, 50, 100 và 200 ngày. Trong đó:
Thông qua đường trung bình động MA, nhà đầu tư có thể nhận biết từ những đặc điểm như sau:
Đường MA có nhiều dạng khác nhau. Về tổng quan, có 3 loại được sử dụng phổ biến nhất là SMA, EMA và WMA.
Đường SMA (Simple Moving Average) hay đường trung bình động đơn giản, được tính bằng trung bình cộng các mức giá đóng cửa trong một chu kỳ được xác định. Chỉ báo SMA dùng để dự đoán cổ phiếu sẽ tiếp tục xu hướng hiện tại hay đảo chiều giá.
SMA = (P1 + P2 + ... + Pn)n |
Trong đó: P là mức giá đóng cửa tại khoảng thời gian nhất định, n là khoảng thời gian.
Ví dụ, đường SMA 5 là gì? Đây là đường trung bình động được tính bằng trung bình cộng giá đóng cửa của trong 5 ngày. Giả sử giá đóng cửa của cổ phiếu X trong 5 ngày liên tiếp lần lượt là 43 USD, 45 USD, 44 USD, 43 USD, 46 USD. Như vậy, SMA 5 của cổ phiếu X trong 5 ngày này là:
SMA = (43 + 45 + 44 + 43 + 46)5 = 44,2
Đường SMA (Simple Moving Average)EMA là đường trung bình hàm mũ, có công thức tính phức tạp hơn nhiều so với đường SMA. Thay vì phản ánh tất cả các biến động của giá từ quá khứ đến hiện tại như SMA thì các đường EMA quan trọng giá trị của giá ở thời điểm gần nhất hơn.
Chỉ báo EMA nhạy hơn so với SMA trong việc phát hiện các tín hiệu bất thường hoặc những biến động ngắn hạn trên biểu đồ giá. Nhà đầu tư có thể sử dụng các đường EMA để đưa ra dự báo và phản ứng nhanh hơn với các biến động giá.
Exponential Moving Average là đường trung bình động lũy thừa
EMAt = Vt x k + EMAt-1 x (1 - k) |
Trong đó:
Lưu ý: Trong bài viết này, chúng tôi không bàn sâu về đường EMA mà chỉ tập trung vào đường MA và EMA đơn giản.
Đường WMA (Weighted Moving Average) là đường trung bình tỉ trọng tuyến tính. Tương tự như EMA, WMA chú trọng vào những giá trị gần nhất. Đồng thời thể hiện tốt khi dùng để xác định xu hướng vận động của giá với khối lượng lớn ở thời điểm mới nhất.
WMA có nhiều đặc điểm tương tự như EMA
WMA = (Pn x n + Pn-1 x (n - 1) + … + P1 x 1) : n x (n + 1)2 |
Trong đó: Pn là mức giá ở khoảng thời gian nhất định, còn n là khoảng thời gian
Ví dụ, giá đóng cửa của cổ phiếu X từ ngày 15/05 đến ngày 19/05 lần lượt là:
Như vậy, WMA của cổ phiếu X trong 5 ngày này là:
(46 x 5 + 43 x 4 + 44 x 3 + 45 x 2 + 43 x 1) : 5 x (5 + 1)2 = 44,47
WMA phản ứng rất nhạy với sự thay đổi của giá, giúp lọc bỏ các nhiễu giá
Lưu ý: Bài viết này cũng sẽ không đề cập chuyên sâu về đường WMA mà chỉ tập trung vào các đường trung bình MA đơn giản.
Loại đường MA |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Đường SMA |
|
|
Đường EMA và WMA |
|
|
Như vậy, phương pháp 3 đường MA kể trên đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tùy vào từng hoàn cảnh mà lựa chọn sử dụng sao cho phù hợp.
Mỗi loại đường trung bình động MA sẽ có những ưu, nhược điểm riêng
Để cài đặt đường MA trên nền tảng giao dịch MT4, nhà đầu tư làm theo các bước sau:
Các bước để mở hộp thoại Moving Average
Điền các thông tin liên quan đến cấu hình hiển thị của MA
Khi đã hoàn thành cấu hình, nhấn nút OK để áp dụng đường MA vào biểu đồ. Đường trung bình động MA sẽ được hiển thị trên biểu đồ theo cấu hình đã chọn.
Đường MA thường được ký hiệu dưới dạng MA(n) với n là chu kỳ. Ví dụ đường MA20 là trung bình giá đóng cửa của cổ phiếu trong 20 ngày giao dịch gần nhất.
Ngoài ra, ở mỗi khung thời gian khác nhau thì chu kỳ của MA cũng có ý nghĩa khác nhau.
Mỗi chu kỳ MA khác nhau sẽ có cách tính khác nhau
Đường MA được sử dụng để xác định xu hướng chung của giá cổ phiếu hoặc thị trường. Bằng các đường cong được tạo ra từ trung bình giá trong chuỗi dữ liệu theo thời gian, nhà đầu tư có thể nhận biết xu hướng tăng, giảm hay đi ngang của giá cổ phiếu.
MA cũng được sử dụng để xác định điểm mua và bán trong giao dịch. Nếu đường MA nghiêng lên, cho thấy cổ phiếu đang có xu hướng tăng giá và đưa ra tín hiệu mua. Nếu đường có góc nghiêng xuống thì có thể giá sẽ giảm, đưa ra tín hiệu bán cho nhà đầu tư.
Ngoài ra cũng có thể được dùng để tạo thành các mức hỗ trợ và kháng cự trong biểu đồ giá. Khi phần lớn giá cổ phiếu nằm trên đường MA, đó có thể là tín hiệu giá tăng. Đường MA trong trường hợp này đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ. Ngược lại, khi giá cổ phiếu giảm, đường MA nằm trên đường giá. Lúc này, đường MA đóng vai trò như một ngưỡng kháng cự.
Sự tương tác giữa các đường MA cũng cho thấy sự thay đổi trong xu hướng. Ví dụ, khi MA ngắn hạn vượt qua MA dài hạn từ dưới lên trên, điều này có thể là tín hiệu của sự đảo chiều từ giảm sang tăng.
Đường trung bình động có thể đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ hoặc ngưỡng kháng cự
Đường MA là một công cụ hữu ích giúp cho các nhà đầu tư có thể xác định được xu hướng trên biểu đó giá và thực hiện các quyết định vào lệnh một cách hợp lý. Tuy nhiên, công cụ này không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp, nhà đầu tư cần phải biết kết hợp với các phương thức phân tích kỹ thuật và chiến lược giao dịch khác để có thể đưa ra được tín hiệu giao dịch một cách chính xác hơn. Dưới đây là một số cách áp dụng phổ biến khi sử dụng đường trung bình động trong giao dịch.
Thị trường giao dịch là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến khả năng sinh lời. Nếu chọn được thị trường mạnh, cơ hội đặt lệnh giao dịch mua/bán để kiếm lời sẽ cao hơn.
Để làm được điều này, nhà đầu tư có thể dùng đường trung bình động MA để xác định xu hướng biến động giá. Nếu MA càng dốc, tức là xu hướng biến động càng mạnh. Còn nếu đường MA nằm ngang, thị trường tương đối yếu.
Sử dụng MA để lựa chọn thị trường giao dịch phù hợp
Thị trường luôn thay đổi liên tục, biến hóa khôn lường. Không thể khẳng định rằng xu hướng tăng sẽ đảo chiều khi bắt gặp đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Lúc này, nhà đầu tư có thể sử dụng đường MA để dự đoán xu hướng trong thời gian tới.
Nếu đường EMA 20 dốc lên trên và nằm dưới đường giá, có thể thị trường đang có xu hướng tăng ngắn hạn. Nếu đường EMA 100 dốc lên trên và nằm dưới đường giá, có thể thị trường sẽ tăng dài hạn. Nhà đầu tư có thể dựa vào tín hiệu này mà xem xét mua/bán cổ phiếu để thu lợi nhuận.
Nhà đầu tư cũng có thể sử dụng đường trung bình động MA để xác định vùng giao dịch, điểm hỗ trợ hay kháng cự.
Trong trường hợp thị trường có xu hướng tăng, đường giá chạm đường MA rồi tiếp tục tăng thì MA sẽ là ngưỡng hỗ trợ. Trong thị trường xu hướng giảm, đường giá chạm MA rồi tiếp tục giảm thì MA sẽ là ngưỡng kháng cự.
Có nghĩa là, trường hợp xu hướng tăng, mức giá biến động và chạm vào đường MA, lúc này giá sẽ bật tăng trở lại chứ không giảm thêm nữa. Nếu giá đâm thủng qua đường MA thì đây là dấu hiệu đảo chiều, nguy cơ giá giảm sâu hơn.
Tìm ngưỡng kháng cự thông qua đường Moving Average
Để tìm điểm vào lệnh, nhà đầu tư có thể sử dụng các tín hiệu từ MA như sau:
Nhà đầu tư cũng có thể dựa vào tín hiệu trên để đặt lệnh stop loss, take profit:
Để giao dịch được thực hiện hoàn chỉnh hơn, nhà đầu tư có thể sử dụng phương pháp MA Cross để phân tích đồ thị. Vậy, nhà đầu tư đã hiểu rõ công cụ MA Cross là gì chưa?
Khi phân tích MA Cross, nếu thấy đường chu kỳ ngắn cắt đường chu kỳ dài ở bên trên thì có nghĩa là giá đang có xu hướng tăng. Còn nếu đường chu kỳ ngắn cắt đường chu kỳ dài ở bên dưới, thị trường có xu hướng giảm.
Dựa vào MA để tìm điểm đặt lệnh mua/bán thích hợp
Tuy nhiên, trong một biểu đồ sẽ có rất nhiều điểm cắt giữa giá và MA. Vậy, dựa vào đâu để xác định điểm cắt là tin cậy? Lúc này, nhà đầu tư cần sử dụng thêm nhiều công cụ để lọc nhiễu, xác định đúng tín hiệu đảo chiều.
Ví dụ, nhà đầu tư kết hợp MA với chỉ báo RSI để tìm kiếm tín hiệu đảo chiều. Nếu RSI xuống dưới ngưỡng quá bán (30), thị trường có thể đảo chiều. Giá trước đó cũng đã breakout ngưỡng kháng cự rồi lại quay chiều đi lên. Lúc này, tín hiệu tăng giá sẽ đáng tin cậy và độ chính xác cao hơn.
Đường MA cũng có hạn chế, đặc biệt là khi thị trường dao động mạnh. Do đó nên kết hợp MA với các chỉ báo khác để tăng độ chính xác và tin cậy.
Bollinger Bands là một chỉ báo kỹ thuật do John Bollinger phát triển, được tạo ra từ việc kết hợp đường trung bình động và độ biến động của giá.
Khi kết hợp 2 chỉ báo, ta có 1 đường MA, 1 đường bên trên (tổng 2 lần độ lệch chuẩn và đường trung bình), 1 đường bên dưới (hiệu đường trung bình với 2 lần độ lệch chuẩn). Từ đó tạo ra một vùng mà giá thường dao động trong đó.
Kết hợp đường MA và Bollinger Bands có thể giúp xác định xu hướng thay đổi về giá. Ví dụ, khi Bollinger Bands vượt lên trên đường trung bình động, điều này thường cho thấy cổ phiếu có thể tăng giá. Nhà đầu tư xem xét nhập lệnh mua vì có khả năng giá sẽ tiếp tục tăng.
Ngược lại, khi dải Bollinger giảm hoàn toàn xuống dưới MA, cho thấy tín hiệu giảm giá của cổ phiếu. Nhập lệnh bán sẽ là quyết định nên được cân nhắc để cắt lỗ kịp thời, giảm thiểu rủi ro.
Chỉ báo Bollinger Bands kết hợp với MA để tạo vùng dao động của giá
Kết hợp Moving Average và dãy số Fibonacci cũng là phương pháp có thể áp dụng trong giao dịch tài chính. Dãy số Fibonacci là một chuỗi số vô hạn, trong đó mỗi số liền sau là tổng của hai số liền trước. Ví dụ: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21,...
Fibonacci được sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự của biểu đồ giá trong phân tích chứng khoán. Các mức đó thường là 0, 0.23, 0.382, 0.500, 0.618. 0.784 và 1.
Nhà đầu tư có thể kết hợp MA với Fibonacci để tìm điểm vào lệnh bằng cách xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng, kết hợp với các tín hiệu hình thành mô hình nến hay đảo chiều.
Đồng thời sử dụng đường MA để xác định xu hướng chung của giá. Khi đường MA nhanh (ví dụ MA 50) cắt lên trên đường MA chậm (ví dụ MA 200), xu hướng tăng giá đang hình thành. Nhà đầu tư có thể xem đây là tín hiệu để mở lệnh mua để sinh lời.
Sử dụng chỉ báo Fibonacci để xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
Nhà đầu tư cũng có thể kết hợp MA và RSI để phân tích thị trường. Chỉ báo RSI dùng để đo đạc sức mạnh tương đối của một xu hướng và cung cấp tín hiệu mua bán. Giá trị của RSI từ 0 đến 100. Trong đó, giá trị RSI trên 70 cho thấy thị trường đã quá mua. Còn RSI dưới 30 báo hiệu rằng thị trường đã quá bán.
Nhà đầu tư có thể sử dụng các mức giá trị RSI, kết hợp với chỉ báo MA để xác định điểm vào lệnh.
Kết hợp MA với RSI giúp nhà đầu tư xác định điểm vào lệnh chính xác hơn
Khi tìm đường MA phù hợp với mục tiêu đầu tư, cần quan tâm đến các yếu tố quan trọng cần dưới đây:
Không thể phủ nhận những lợi ích mà đường MA mang lại cho nhà đầu tư khi xác định xu hướng thị trường. Tuy nhiên, việc lạm dụng và hiểu sai MA trong chứng khoán là gì có thể nhà đầu tư gặp rắc rối.
Sử dụng MA đúng cách để tạo ra những chiến lược đầu tư thông minh
Khi sử dụng MA để phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư cần lưu ý những điều sau:
Thị trường chứng khoán luôn rộng lớn, cạnh tranh, đầy thách thức và khó lường. Việc trang bị đủ kiến thức về đường MA, cũng như các công cụ đầu tư hữu hiệu là vô cùng cần thiết. Hãy theo dõi các bài đăng trên website của chúng tôi để kịp thời nắm bắt các thông tin mới và giảm thiểu rủi ro đầu tư! Để mỗi đồng mà nhà đầu tư bỏ ra đều là có ích, mang lại lợi nhuận khủng nhé!
Huỳnh Hà