Dollar - Cost Averaging (DCA) là chiến lược được nhà đầu tư áp dụng phổ biến khi tham gia vào thị trường cổ phiếu, bitcoin. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ DCA là gì, ưu nhược điểm ra sao, áp dụng DCA như thế nào cho hiệu quả. Nếu bạn cũng quan tâm đến chiến lược này, đừng bỏ qua bài viết sau đây của Investo!
-
DCA - Trung bình giá là gì?
DCA (Dollar – Cost Averaging) còn được gọi là chiến lược trung bình giá. Người đầu tư sẽ tách nhỏ nguồn vốn để đầu tư vào nhiều khoảng thời gian khác nhau (theo chu kỳ tuần, tháng, quý,...) thay vì sử dụng hết trong một thời điểm. Phương pháp giao dịch DCA còn được biết đến là chiến lược định kỳ mua chứng khoán được nhiều nhà đầu tư sử dụng để 'tăng trưởng tài sản' trong thị trường chứng khoán.
Chiến lược trung bình giá với mục tiêu giảm thiểu các rủi ro không thể lường trước của thị trường. Đồng thời tránh được việc dùng toàn bộ số tiền vào thời điểm giá cao, giúp tăng lợi nhuận.
DCA là gì? Đây là chiến lược trung bình giá nhằm giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận
-
Tại sao nên áp dụng chiến lược trung bình giá DCA vào đầu tư?
Với thị trường chứng khoán đầy biến động, chúng ta không thể biết giá lúc nào là cao nhất và lúc nào là thấp nhất. Lúc này, lợi ích DCA có thể mang đến cho nhà đầu tư nếu áp dụng đúng khó có thể đo lường hết
- Giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận bằng cách phân bổ tiền đầu tư thành nhiều khoản đầu tư nhỏ. Sau đó mua vào với những thời điểm khác nhau.
- Giảm chi phí trung bình của mỗi cổ phiếu nhờ việc mua vào với nhiều giá khác nhau. Từ đó có thể mua được nhiều cổ phiếu hơn, giảm chi phí trung bình cổ phiếu và tăng lợi nhuận. Nếu all-in một lần duy nhất và sau đó giá giảm, nhà đầu tư có thể bị mất tiền hoặc phải đợi lâu để lấy lại lợi nhuận.
- Tăng tính kiên nhẫn, kiên trì cho nhà đầu tư thông qua việc vào lệnh mua liên tục và kiên trì với kế hoạch dài hạn.
DCA tác động tích cực đến nhà đầu tư
-
Cách tính trung bình giá DCA là gì? Ví dụ minh họa
Công thức tính trung bình giá cổ phiếu là:
Trong đó:
- P là giá mua ở mỗi kỳ
- n là số lần mua
Ví dụ: Bạn đang muốn đầu tư với số vốn là 10.000.000 vào cổ phiếu B trong thời hạn 3 tháng. Biến động giá của cổ phiếu B theo từng tháng lần lượt là: 90.000, 95.000 và 99.000. Cách tính trung bình giá cổ phiếu B sau 3 tháng là:
DCA (B) = 3/(1/90.000 + 1/95.000 + 1/99.000) = 94.522 (Điểm hòa vốn)
Số cổ phiếu mua được = 10.000.000 / 94.522 = 105.79 cổ phiếu
Như vậy, khi áp dụng phương pháp đầu tư trung bình giá, bạn đã sở hữu 105.79 cổ phiếu với giá 94.522 VND/cổ phiếu.
-
Chiến lược trung bình giá DCA có cách thức hoạt động như thế nào? Nguyên tắc hoạt động
DCA là chiến lược hướng đến Holder
Khác với mục đích mua bán lướt sóng ăn chênh lệch của các trader, chiến lược trung bình giá hướng đến Holder là chính - những người đầu tư dài hạn. Mục đích của Holder là tối ưu đến mức thấp nhất khoản chi phí bỏ ra để sở hữu đồng coin. Còn đối với những trader, họ có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng từ việc mua bán trong một thời gian ngắn.
Chiến lược DCA đáp ứng tốt mục tiêu tối ưu hóa chi phí của các Holder
Với phương pháp giao dịch DCA, bạn cần đầu tư nhiều lần và kiên trì thực hiện đến cùng
Nếu đã quyết định áp dụng phương pháp DCA thì cần kiên trì thực hiện đến cùng vì không ai có thể đầu tư hiệu quả chỉ với 1 lần! Bạn cần phải có kế hoạch rõ ràng và có tính toán để đảm bảo đầu tư liên tục một cách hợp lý.
DCA là một chiến lược giúp giảm thiểu rủi ro hơn là đầu tư toàn bộ vốn vào một lần. Tuy nhiên, DCA không thể loại bỏ tất cả rủi ro phát sinh khi đầu tư. Việc lựa chọn chiến lược DCA là gì cần có sự kết hợp với phân tích thị trường. Từ đó đưa ra quyết định đầu tư hợp lý và kiên trì thực hiện đến cùng.
-
Chiến lược đầu tư DCA dành cho những đối tượng nào?
Chiến lược DCA trung bình giá phù hợp cho nhiều đối tượng nhà đầu tư, bao gồm:
- Những người mới bắt đầu đầu tư hay có nguồn vốn nhỏ vì chiến lược DCA đơn giản và dễ áp dụng. Qua đó giúp những nhà đầu tư mới có thể tiếp cận với thị trường tài chính và giảm thiểu rủi ro về mức thấp nhất.
- Những người đầu tư dài hạn DCA vì số vốn đã được chia thành nhiều phần nhỏ và đầu tư trong trung/dài hạn cho một loại tài sản.
- Những nhà đầu tư không thường xuyên cập nhật thị trường có thể áp dụng chiến lược DCA. Điều này có thể giúp nhà đầu tư tránh rủi ro đặt lệnh sai do không cập nhật tin tức thường xuyên.
Chiến lược DCA phù hợp với những nhà đầu tư dài hạn
-
Khi nào nên và không nên áp dụng DCA
DCA là một chiến lược đầu tư hiệu quả nhưng không phải tình huống nào cũng phù hợp để áp dụng DCA. Vậy, những thời điểm nên và không nên sử dụng chiến lược DCA là gì?
Nhà đầu tư nên áp dụng DCA khi:
- Đầu tư dài hạn: Chiến lược DCA phù hợp cho những người đầu tư dài hạn, có kế hoạch đầu tư trong một khoảng thời gian dài.
- Thị trường biến động: Khi thị trường dao động mạnh, việc mua vào với giá trung bình giúp giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận trong thời gian dài.
- Không có kinh nghiệm đầu tư: Đối với những người mới bắt đầu đầu tư, việc áp dụng DCA giúp họ tiếp cận với thị trường tài chính một cách dễ dàng và giảm thiểu rủi ro.
Những trường hợp không nên áp dụng DCA là gì?
- Đầu tư ngắn hạn: Chiến lược DCA không phù hợp cho những người đầu tư ngắn hạn hoặc giao dịch theo xu hướng. Vì việc mua vào với giá trung bình không thể đảm bảo lợi nhuận nhanh chóng trong thời gian ngắn.
- Đầu tư vào các tài sản không ổn định hoặc đang giảm giá: Việc mua vào với giá trung bình sẽ không giúp giảm thiểu rủi ro.
- Thị trường tăng trưởng ổn định: Khi thị trường tăng trưởng ổn định, dùng DCA có thể làm bạn bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng lớn.
Tùy vào từng trường hợp mà nhà đầu tư nên cân nhắc áp dụng chiến lược DCA là gì
Để tối ưu hoá DCA hiệu quả, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định mức thua lỗ chấp nhận được để đảm bảo bạn sẽ không mất quá nhiều tiền và bị tâm lý nếu xu hướng thị trường không theo kế hoạch. Thường thì mức thua lỗ chấp nhận được là từ 5 đến 10% tài khoản. Tức là nếu tài khoản của bạn có giá trị là 1.000 USD, mức thua lỗ chấp nhận được sẽ từ 50 - 100 USD.
- Bước 2: Xác định tổng số vốn dùng để đầu tư và tính tổng khối lượng lệnh đặt tương ứng.
- Bước 3: Lập kế hoạch phân bổ vốn cho các đợt mua sao cho hiệu quả. Tùy vào mức độ rủi ro mà bạn có thể chấp nhận để áp dụng các tỷ lệ phân bổ khác nhau. Ví dụ: đặt lệnh định kỳ theo tuần, tháng với tỷ lệ 3:3:4, 2:3:5,…
- Bước 4: Xác định và xây dựng kế hoạch chi tiết về thời điểm vào lệnh, chốt lời, cắt lỗ.
- Bước 5: Chọn thời điểm đầu tư phù hợp với chiến lược DCA (ví dụ: mỗi tuần, mỗi tháng,…).
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế việc bán cổ phiếu trong thời gian ngắn hoặc dựa trên cảm xúc khi thị trường biến động. Thay vào đó, hãy kiên nhẫn và kiểm soát tâm lý để tối ưu hiệu quả DCA của mình!
Hiểu được cách áp dụng DCA là gì có thể giúp nhà đầu tư xây dựng chiến lược hiệu quả hơn
-
Ưu, nhược điểm của chiến lược trung bình giá
Ưu điểm của DCA là gì?
- Giảm thiểu rủi ro: Rủi ro được phân bổ trên nhiều khoảng thời gian và giá cả khác nhau. Qua đó giảm thiểu sự ảnh hưởng của thị trường giảm giá mạnh ở một khoảng thời gian cụ thể.
- Tiết kiệm chi phí: DCA giúp bạn tránh việc mua cổ phiếu vào thời điểm giá cao nhất. Thay vào đó là mua trên nhiều khoảng thời gian với giá trung bình hợp lý hơn.
- Kiểm soát tâm lý cá nhân: Bạn sẽ tránh được việc phải quyết định mua cổ phiếu vào thời điểm đúng hay sai. Điều này giúp giảm bớt tình trạng lo lắng, stress khi thị trường dao động mạnh.
- Tăng tỷ suất sinh lời: Chiến lược DCA giúp bạn đầu tư một khoản tiền nhỏ nhưng kéo dài. Điều này giúp tăng tỷ suất sinh lời theo thời gian.
- Rút ngắn thời gian hòa vốn: Trung bình giá càng thấp thì điểm hoà vốn sẽ càng gần. Đặc biệt, so với all-in thì chắc chắn điểm hoà vốn khi đầu tư DCA sẽ thấp hơn. Như vậy, thời gian để đạt mức hòa vốn sẽ nhanh hơn và dễ có lời hơn.
- Dễ dàng quản lý: Khi Giao dịch tự động DCA, bạn chỉ cần đặt lệnh mua tự động theo một khoảng thời gian cố định và theo dõi quá trình đầu tư của mình.
DCA giúp nhà đầu tư hạn chế được rủi ro và ảnh hưởng khi thị trường biến động mạnh
Nhược điểm của DCA là gì?
- Không đảm bảo lợi nhuận tối đa: Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn và ngược lại. Điều này có nghĩa là việc đầu tư bằng cách mua vào một số lượng nhỏ và định kỳ có thể giúp giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, lợi nhuận sẽ không cao bằng so với đầu tư all-in. Nếu thị trường có những biến động mạnh hoặc xu hướng giảm dài hạn, việc áp dụng DCA có thể dẫn đến mất tiền nhiều hơn so với all-in.
- Tăng chi phí giao dịch: Việc thực hiện nhiều lần mua vào sẽ làm tăng chi phí giao dịch nếu sàn có phí cao. Và thị thị trường Crypto là một trong số đó. Mỗi một giao dịch của nó diễn ra trên blockchain nên bạn phải trả phí giao dịch. Số lượng giao dịch càng lớn thì bạn càng phải bỏ nhiều phí giao dịch.
Lợi nhuận thu được từ chiến lược DCA có thể thấp hơn all-in
- DCA là một chiến lược đầu tư dài hạn, do vậy cần xác định tâm lý là Holder, không phải Trader. Nếu là một trader chuyên nghiệp và thường xuyên thực hiện các giao dịch mua bán ngắn hạn trên một đồng coin thì DCA không phải là cách đầu tư coin hiệu quả. Và đừng quên là việc hold cũng cần phải có điểm dừng!
- Nên tuân theo một chiến lược cố định: Không có chiến lược nào mang lại kết quả ngay lập tức và đầu tư là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự kiên trì và nhận thức đúng đắn.
- Xem xét nguồn tài chính: Bạn cần xác định nguồn tài chính của mình để áp dụng chiến lược DCA. Nếu bạn không có đủ tài chính để thực hiện chiến lược DCA trong thời gian dài, bạn có thể áp dụng chiến lược này với số tiền nhỏ hơn hoặc kéo dài thời gian thực hiện.
DCA là một chiến lược đầu tư dài hạn và cần tuân thủ chiến lược đã đề ra
-
Một số lưu ý đặc biệt khi áp dụng chiến lược đầu tư dự phòng DCA vào đầu tư với thị trường coin
Chiến lược DCA trong Crypto là gì cũng tương tự như thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường Crypto nhiều biến động hơn, thay đổi từng giờ từng phút. Do đó khiến nhà đầu tư gặp khó khăn và bị thua lỗ khi áp dụng DCA không đúng cách.
Vậy, những lý do đầu tư coin thất bại khi áp dụng DCA Crypto là gì?
- Sử dụng các chiến lược DCA trong khi đang dùng giao dịch đòn bẩy có thể khiến nhà đầu tư mất nhiều tiền hơn nếu thị trường dịch chuyển ngược hướng. Do đó cần tìm hiểu kỹ càng về DCA trong trade coin là gì và có kế hoạch phù hợp để giảm thiểu rủi ro.
- Tránh dùng DCA với các Altcoin kém thanh khoản vì có nguy cơ rủi ro cao hơn và thường là những dự án chưa được kiểm chứng.
- Sử dụng DCA trên Altcoin/BTC có thể gây mất ổn định khi giao dịch do sự biến động của cặp tiền này. Ngoài ra, biến động của cặp BTC/USD cũng ảnh hưởng đến giá trị của Altcoin. Nếu BTC giảm giá đột ngột, giá trị của Altcoin cũng sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến thua lỗ.
- Đi theo đám đông để lựa chọn DCA coin là gì có thể làm tăng rủi ro và không đảm bảo lợi nhuận. Các đồng tiền như meme, đồng tiền giải trí thường không có giá trị thực và không được hỗ trợ bởi công nghệ tốt. Điều này có thể dẫn đến tình trạng giá đồng tiền này biến động mạnh và khó đoán trước được trong tương lai.
Cần hiểu rõ về DCA trong coin là gì trước khi áp dụng vào thị trường Crypto
Được thị trường ưu ái trao cho cụm từ 'Đầu tư thông minh với DCA', đây là một phương pháp đầu tư phổ biến, giúp giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, như những phương pháp đầu tư khác, DCA không phải là giải pháp hoàn hảo cho mọi tình huống. Vì vậy cần hiểu rõ DCA là gì và cách tính giá trung bình cổ phiếu. Đồng thời áp dụng chiến lược một cách có kế hoạch để mang lại hiệu quả cao.
Huỳnh Hà