Theo một số cách, một quỹ phòng hộ hoạt động giống như một quỹ tương hỗ, gom tiền của nhà đầu tư vào các khoản đầu tư chiến lược – ngoại trừ việc các quỹ phòng hộ tập trung vào những cơ hội khác có cường độ cao hơn và thường rủi ro hơn mà các nhà đầu tư thông thường không thể tiếp cận.
Theo một số cách, các quỹ phòng hộ (hay quỹ đầu cơ) hoạt động giống như các quỹ tương hỗ nhưng với cấp độ cao hơn. Điểm tương đồng là cả hai thực thể đều quản lý hàng đống tiền để tìm kiếm lợi nhuận cho nhà đầu tư. Một điểm khác biệt chính là cách thức và mục tiêu mà một nhà quản lý quỹ phòng hộ theo đuổi – Họ thường thực hiện các khoản đầu tư phức tạp hơn hoặc quyết liệt hơn, từ các giao dịch bất động sản ít người biết đến đến các chiến lược giao dịch cổ phiếu phức tạp, đòi hỏi nghiên cứu sâu và nhiều mối quan hệ. Các quỹ phòng hộ ít chịu quản lý điều tiết hơn so với các quỹ tương hỗ, nhưng chỉ được phép quản lý tiền của “các nhà đầu tư được công nhận” – tức là các nhà đầu tư tổ chức, quỹ quyên tặng hoặc các nhà đầu tư giàu có đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về tài sản/thu nhập tối thiểu (không phải các nhà đầu tư vừa và nhỏ).
Công ty quản lý quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới tính đến cuối năm 2018 là Bridgewater Associates, có trụ sở tại Connecticut. Bridgewater quản lý khối tài sản 132,8 tỷ USD từ hơn 350 nhà đầu tư tổ chức, bao gồm các quỹ lương hưu lớn, quỹ quyên tặng của các trường đại học và các ngân hàng trung ương của toàn thể các quốc gia. Sau đó, công ty đầu tư số tiền này với các chiến lược phức tạp hơn, chẳng hạn như chiến lược “currency overlays” (tách biệt việc quản lý rủi ro tiền tệ với việc quản lý danh mục đầu tư) để cố gắng đánh bại lợi nhuận từ các biến động tổng thể của thị trường. Vào năm 2018, CNBC báo cáo rằng quỹ “Pure Alpha” của Bridgewater đã mang lại lợi nhuận 14,8% cho các nhà đầu tư trong khi thị trường chung (được đo lường bởi chỉ số S&P 500) thực sự đã sụt giảm. Nhưng vào năm 1982, quỹ này đã dự đoán sai về một cuộc suy thoái đang đến gần và mất nhiều tiền đến mức gần như phải đóng cửa.
Các quỹ phòng hộ đang cố gắng chơi cờ vua trong thế giới cờ caro…
Trong khi các quỹ ETF có xu hướng theo dõi một cách thụ động các chỉ số thị trường và quỹ tương hỗ với tiền của bất kỳ loại nhà đầu tư nào thì các quỹ phòng hộ sử dụng các nghiên cứu và chiến lược giao dịch với cường độ lớn để theo đuổi các cơ hội rủi ro mà hầu hết nhà đầu tư sẽ không có quyền truy cập – chúng bị giới hạn ở “các nhà đầu tư được công nhận” bởi vì chúng rất tinh vi và phức tạp. Và tất cả những chiến lược này là để hy vọng rằng rủi ro lớn hơn sẽ mang lại phần thưởng lớn hơn.
Có hai người chơi chính mà bạn phải biết để hiểu về quỹ phòng hộ. Sau đây là những người chơi chính tương tác và điều hành một quỹ phòng hộ:
Thành viên góp vốn: gọi tắt là “LP”, là những nhà đầu tư có tiền được quản lý bởi thành viên hợp danh (đọc thêm bên dưới) – Tất cả số tiền đóng góp của LP được gộp lại thành quỹ đầu tư. Vì các chiến lược quỹ phòng hộ có thể đặc biệt rủi ro nên LP thường phải được “công nhận,” chẳng hạn như các tổ chức hoặc cá nhân giàu có với một số tiền tối thiểu nhất định. Bản thân LP trong quỹ phòng hộ thường là một nguồn tiền lớn đáng kể, bao gồm quỹ quyên tặng của các trường đại học hoặc quỹ hưu trí hoặc các tổ chức tài chính lớn hoặc toàn bộ quỹ của chính phủ (còn gọi là “quỹ đầu tư quốc gia”).
Thành viên hợp danh: gọi tắt là “GP” và chịu trách nhiệm quản lý quỹ. GP là một nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp, người chỉ đạo việc đầu tư cho LP bằng bất kỳ chiến lược nào mà quỹ phòng hộ sử dụng. Các chiến lược có thể là bất cứ động thái gì từ đơn giản là mua và bán cổ phiếu cho đến các chiến lược phức tạp hơn liên quan đến ngoại tệ, trái phiếu, bất động sản hoặc hợp đồng quyền chọn. GP đôi khi được sử dụng đồng nghĩa với chính “quỹ” vì họ là những người kiếm sống bằng tiền được trả khi quản lý quỹ.
“Hai và hai mươi” (“2 và 20”). Hãy làm quen với thuật ngữ này. Đó là mô hình tổng quát về cách các thành viên hợp danh (GP) của quỹ phòng hộ kiếm sống bằng cách quản lý tiền của các nhà đầu tư của họ – các thành viên góp vốn (LP). Các quỹ thường được tổ chức dưới dạng liên doanh trách nhiệm hữu hạn cho các mục đích thuế và kiếm tiền thông qua các khoản phí “hai và hai mươi”. Các khoản phí hai và hai mươi xảy ra ở hai điểm khác nhau trong quá trình phát triển của quỹ. Khái niệm này được phát triển với các quỹ phòng hộ đầu tiên và đã truyền cảm hứng cho các khái niệm phí liên quan (các biến thể “2 và 20”) đang ngày càng trở nên phổ biến.
Đây là điểm khác biệt chính giữa quỹ phòng hộ và các loại quỹ khác. Trong khi các quỹ tương hỗ tính một tỷ lệ chi phí (hay còn gọi là “phí quản lý”), hầu hết các quỹ phòng hộ còn tính “phí hiệu suất”, thu một số lợi nhuận từ các khoản đầu tư của họ (hầu hết các quỹ đầu tư mạo hiểm đều làm điều tương tự). Sau đây là chi tiết của cơ chế.
Phí “quản lý tài sản” 2%: Khi một nhà đầu tư (LP) bỏ tiền vào một quỹ phòng hộ, người quản lý quỹ phòng hộ (GP) sẽ tự động thu một khoản phí 2% để quản lý toàn bộ hoạt động. Khoản phí này thường liên quan đến hoạt động của quỹ, chẳng hạn như chi trả cho không gian văn phòng và tiền lương. Khoản phí này có thể gây ra một chút tranh cãi vì quỹ phòng hộ vẫn kiếm được tiền ngay cả khi đang thua lỗ hoặc nếu thị trường không chắc chắn và quỹ chỉ để tiền ở bên lề không đầu tư vào đâu – quỹ vẫn được trả 2%. Đây là một ví dụ:
Phí “hiệu suất” 20%: Sau khi quỹ phòng hộ đầu tư tiền của nhà đầu tư, họ thường kiếm được lợi nhuận từ khoản đầu tư đó. Trước khi gửi lại lợi nhuận đó cho LP, GP sẽ thu 20% tổng số lợi nhuận đó. Mục đích ở đây là nhằm điều chỉnh động cơ của GP cho trùng khớp với LP, khuyến khích quỹ theo đuổi lợi nhuận lớn bất chấp rủi ro lớn vì họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn so với khoản phí quản lý chỉ 2%. Nhưng không giống như phí quản lý, phí hiệu suất không được tính trừ khi quỹ kiếm được lợi nhuận. Đây là cái đích mà các quỹ phòng hộ cố gắng đạt được sau tất cả những nỗ lực làm việc chăm chỉ để thu thập các con số và tìm kiếm các giao dịch. Phí hiệu suất có thể thúc đẩy một nhà quản lý quỹ phòng hộ chấp nhận rủi ro lớn hơn với hy vọng tạo ra lợi nhuận lớn hơn. Dưới đây là một ví dụ giả định về phí hiệu suất.
Hãy nhớ rằng ví dụ này chỉ để hướng dẫn bạn cách hoạt động của mô hình “2 và 20” đối với một quỹ phòng hộ hoàn chỉnh và chỉ được tạo ra để minh họa – Lợi tức giả định không đại diện cho hiệu suất của bất kỳ quỹ nào trên thực tế. Đầu tư vào các quỹ phòng hộ sẽ phức tạp hơn và có mức độ rủi ro rất cao.
Hình minh họa này cho thấy cấu trúc phí “2 và 20” điển hình của nhiều quỹ phòng hộ. Nó nhằm thể hiện khái niệm rằng một quỹ phòng hộ nhận được phí quản lý 2% dựa trên quy mô của quỹ (phần này được trả trước và liên tục dựa trên tổng số tài sản được đầu tư) và phí hiệu suất 20% dựa trên lợi nhuận do quỹ tạo ra (phần này chỉ được xác định vào cuối năm nếu các khoản đầu tư có lợi nhuận dương).
Cái tên nói lên tất cả. Quỹ phòng hộ. Khái niệm này dựa trên hoạt động “phòng hộ” (hedging) – Các nhà quản lý quỹ phòng hộ có thể theo đuổi một cơ hội rủi ro và “phòng hộ” (quản lý rủi ro đó) bằng cách kết hợp nó với một khoản đầu tư khác nhằm hạn chế tổn thất tiềm ẩn.
Các quỹ phòng hộ theo đuổi nhiều chiến lược khác nhau cho các khoản đầu tư của họ. Một số chiến lược cốt lõi được sử dụng là mua “long” (mua cổ phiếu như một khoản đầu tư dài hạn), bán “short” (bán cổ phiếu ở giá cao với dự đoán sẽ mua lại với giá thấp hơn để kiếm lời), quyền chọn (hợp đồng mua hoặc bán để mua vào một ngày trong tương lai ở mức giá cụ thể) và nhiều chiến lược khác.
Các quỹ phòng hộ cũng sử dụng các giao dịch ngoại hối (forex) phức tạp hơn và các kỹ thuật giao dịch định lượng. Họ phản ứng với thay đổi lãi suất và các cơ hội đầu tư mới. Các quỹ phòng hộ cũng nổi tiếng với việc đầu tư nhiều vào nghiên cứu để đảm bảo khả năng tiếp cận và phân tích thông tin công khai với hiệu suất tối đa thông qua thẩm định, phát triển thêm hiểu biết trong suốt quá trình.
Các quỹ phòng hộ cũng có thể theo đuổi các chiến lược phức tạp hơn bởi vì nhà đầu tư bị “khóa chặt” trong quỹ – không giống như một cổ phiếu mà bạn có thể bán bất cứ lúc nào, các quỹ phòng hộ yêu cầu nhà đầu tư không được “rút tiền” đầu tư ngay lập tức. Nhà đầu tư thường phải đợi một khoảng thời gian dài trong khi tiền của họ được đưa vào sử dụng (đây là lý do tại sao các quỹ phòng hộ được gọi là đầu tư “thanh khoản thấp”).
Không phải ai cũng có thể đầu tư vào quỹ phòng hộ. Các quỹ phòng hộ là các khoản đầu tư tập trung vào rủi ro để theo đuổi lợi nhuận đánh bại thị trường. Mục đích đó đòi hỏi các chiến lược có cường độ lớn, quyết liệt và phức tạp. Do đó, các quỹ phòng hộ thường chỉ giới hạn ở các nhà đầu tư tổ chức và “các nhà đầu tư được công nhận”.
Tổ chức: Các nhà đầu tư quỹ phòng hộ điển hình (LP trong quỹ) có một số tiền lớn đáng kể để đầu tư (đó là lý do chính khiến họ có thể chấp nhận rủi ro đáng kể và lý do tại sao họ theo đuổi lợi nhuận lớn). Dưới đây là một số nhà đầu tư tổ chức tiêu biểu:
Các nhà đầu tư được công nhận: Các cá nhân giàu có cũng có thể đầu tư vào quỹ phòng hộ nếu họ đáp ứng đủ điều kiện của chính phủ để được “công nhận” (tức là các cơ quan quản lý tin rằng họ là những nhà đầu tư đủ tinh tế để hiểu rủi ro và đủ giàu có để đủ khả năng mất tất cả khoản đầu tư tiềm năng của mình). Sau đây là những yêu cầu tại Mỹ:
Và sau đây là một yếu tố hơi phản trực giác. Bạn có thể nghĩ rằng, bởi vì các quỹ phòng hộ theo đuổi các chiến lược đầu tư mạo hiểm, họ sẽ được chính phủ quản lý chặt chẽ hơn – nhưng sự thật lại không như vậy. Các quỹ này chỉ giới hạn đối với các nhà đầu tư được công nhận tinh vi vì chúng ít được quản lý hơn so với hầu hết các quỹ dành cho người tiêu dùng, chẳng hạn như quỹ tương hỗ và ETF. Vì lý do này, điều đặc biệt quan trọng là phải hiểu cách hoạt động của các quỹ phòng hộ, chiến lược của chúng, cấu trúc phí và bất kỳ chi tiết nào khác nếu bạn có thể đầu tư vào một quỹ.
Ví dụ: trong khi các quỹ tương hỗ được yêu cầu phải hiển thị một số thước đo hiệu suất nhất định cho các nhà đầu tư (như hiệu suất của quỹ trong năm ngoái), thì các quỹ phòng hộ không phải cung cấp những con số này. Nhưng cũng giống như các quỹ tương hỗ, các quỹ phòng hộ phải tuân theo các tiêu chuẩn và quy định tương tự liên quan đến lừa đảo, như ăn cắp tiền hoặc nói dối về các khoản đầu tư của họ cho các nhà đầu tư.
Theo đuổi một quỹ phòng hộ cũng có nghĩa là một nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về Biên Bản Ghi Nhớ Về Cơ Hội Phát Hành Dành Riêng (“PPM”). Tương tự như báo cáo S1 với các thương vụ phát hành lần đầu ra công chúng (IPO), PPM cung cấp thông tin cơ bản quan trọng về quỹ, trọng tâm, chiến lược, tiềm năng và các mối quan ngại. PPM là tài liệu công khai thông tin, tiết lộ cả những yếu tố tích cực và tiêu cực của quỹ phòng hộ để bạn có thể đưa ra lựa chọn đầy đủ thông tin và sáng suốt.
Huân Hà - Theo learn.robinhood.com