Định nghĩa:
Lũy kế là tích lũy một thứ gì đó theo thời gian, chẳng hạn như lãi suất hoặc chi phí. Đây là một thuật ngữ thường được sử dụng trong kế toán và các chủ đề tài chính.
Lũy kế là tích lũy một cái gì đó theo thời gian. Tài khoản ngân hàng tích lũy lãi suất theo thời gian, làm tăng dần số tiền trong tài khoản. Lũy kế cũng có một ý nghĩa nhất định trong kế toán. Theo các phương pháp kế toán được nêu trong Nguyên tắc Kế toán được Chấp nhận Chung (GAAP) và Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS), các doanh nghiệp có thể “lũy kế” thu nhập hoặc chi phí để ghi nhận chúng ngay cả khi số tiền đó chưa được chi hoặc chưa nhận. Điều này trái ngược với kế toán tiền mặt, vốn chỉ hạch toán tiền mặt nhận được và chi phí đã trả. Kế toán dồn tích thường cung cấp một bức tranh chính xác hơn về tình hình tài chính của công ty vì các giao dịch được ghi nhận khi chúng xảy ra thay vì khi tiền được trao liền tay.
Ví dụ
Giả sử một nhà hàng nhận được một lô hàng cung cấp thực phẩm trị giá 10 triệu đồng nhưng không phải trả tiền cho nhà cung cấp trong vòng 30 ngày tới. Để ghi nhận tiền thực phẩm khi hàng được nhập kho, công ty sẽ ghi nợ 10 triệu đồng cho hàng tồn kho và một cộng dồn ghi có 10 triệu đồng cho các khoản phải trả. Vào cuối giai đoạn 30 ngày, khi nhà hàng thanh toán xong cho nhà cung cấp, khoản dồn tích sẽ đảo ngược và kế toán sẽ ghi nợ vĩnh viễn vào tồn kho và ghi có vĩnh viễn vào tiền mặt.
Bài học
Khoản lũy kế cũng giống như giấy ghi nợ vậy…
Khi một doanh nghiệp mua thứ gì đó, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng trả tiền ngay lập tức. Họ sẽ hứa thanh toán hóa đơn cho nhà cung cấp vào một ngày nào đó về sau và chấp nhận nợ nhà cung cấp. Tương tự như vậy, khi một doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, khách hàng của họ có thể hứa thanh toán sau đó. Khoản lũy kế cũng giống như giấy ghi nợ trên sổ sách của công ty. Khoản mục này cho biết các bên đã cam kết thực hiện nghĩa vụ, bất kể thời điểm đến hạn là khi nào.
Lũy kế có nghĩa là tích lũy một thứ gì đó theo thời gian. Ví dụ, tài khoản ngân hàng tích lũy lãi suất theo thời gian. Trong giới tài chính, lũy kế là một phương pháp kế toán trong đó các doanh nghiệp cộng tích lũy chi phí và doanh thu trước khi thực hiện hoặc thực nhận các khoản thanh toán. Phương pháp kế toán này được gọi là kế toán dồn tích.
Các Nguyên tắc Kế toán Được Chấp nhận Chung (GAAP) là tiêu chuẩn kế toán mà Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) khuyến khích sử dụng. Hầu hết các doanh nghiệp ở Mỹ đều áp dụng tiêu chuẩn GAAP, trong đó cho biết rằng các công ty có thể lũy kế những khoản mục như:
Phương pháp lũy kế được thực hiện bằng cách ghi nhận doanh thu, chi phí hoặc các khoản thay đổi khác đối với báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán khi xảy ra các hoạt động giao dịch làm phát sinh những thay đổi đó chứ không phải ghi nhận chúng khi xảy ra hoạt động thanh toán.
Ví dụ, một cửa hàng cà phê đồng ý mua hạt cà phê từ một nhà cung cấp với giá 10 triệu đồng. Nhà cung cấp đồng ý nhận thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày giao hàng. Khi cửa hàng nhận được hạt cà phê từ nhà cung cấp, cửa hàng cà phê phải cộng dồn khoản nợ 10 triệu đồng. Lúc này hoạt động thanh toán chưa xảy ra, nhưng chi phí sẽ xuất hiện trên bảng cân đối kế toán của quán cà phê dưới dạng một khoản ghi có lũy kế trong các khoản phải trả. Một khoản ghi nợ tương đương cũng sẽ được lũy kế trong sổ sách hàng tồn kho của cửa hàng.
Sau đó, người quản lý quán cà phê sẽ thanh toán hóa đơn cho hạt cà phê. Bây giờ tiền đã được thanh toán đầy đủ, doanh nghiệp có thể xóa các khoản lũy kế khỏi sổ cái của mình. Họ sẽ đảo ngược lại, và khoản thanh toán sẽ tạo ra một khoản ghi nợ 10 triệu đồng cho hàng tồn kho và một khoản ghi có trong khoản mục tiền mặt.
Các khoản phải trả là một tài khoản nợ ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán, đại diện cho số tiền mà một doanh nghiệp đã cam kết thanh toán cho các nhà cung cấp trong tương lai gần. Khoản này bao gồm các mặt hàng hay dịch vụ mà doanh nghiệp đã mua và nhà cung cấp đã gửi hóa đơn và đã xác lập được ngày đến hạn thanh toán. Tuy nhiên không phải khoản mục nào trong tài khoản này cũng đều là một khoản lũy kế.
Chi phí là các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trong đó thể hiện những chi phí mà công ty đã phát sinh trong kỳ báo cáo. Như vậy, chi phí dồn tích là một khoản chi phí được ghi nhận lại mặc dù chưa thực sự được thanh toán. Ví dụ, doanh nghiệp có thể có một khoản chi phí dồn tích cho các sản phẩm mà họ đã nhận và chưa thanh toán.
Nói chung, chi phí dồn tích cuối cùng sẽ chuyển thành các khoản phải trả. Nếu doanh nghiệp ghi nhận một khoản chi phí mà họ vẫn còn nợ, thì họ cũng cần phải ghi lại số tiền còn nợ (các khoản phải trả). Chúng giống như các mặt đối diện của cùng một đồng xu vậy.
Tuy nhiên, khoản mục bù trừ của một số dạng chi phí có thể thuộc về một tài khoản khác. Ví dụ, các khoản tiền lương chưa được thanh toán (chi phí phải trả) thường được ghi vào khoản mục tiền lương phải trả trên bảng cân đối kế toán.
Kế toán dồn tích là nguyên tắc hạch toán được áp dụng cho tất cả các giao dịch khi chúng phát sinh, thay vì khi được thanh toán.
Kế toán dồn tích là phương pháp kế toán theo tiêu chuẩn Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (GAAP). Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) khuyến khích các doanh nghiệp tại nước này sử dụng các nguyên tắc GAAP (và yêu cầu bắt buộc đối với các công ty đại chúng), vì vậy hầu hết các doanh nghiệp ở Hoa Kỳ đều sử dụng phương pháp kế toán dồn tích.
Kế toán dồn tích có một điểm lợi là phương pháp này cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Một công ty nào đó có thể có 1 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng, nhưng đến 2 tỷ đồng chi phí dồn tích mà công ty chưa thanh toán. Nếu chỉ xét tiền mặt trong tài khoản của công ty mà không nhìn vào chi phí dồn tích (lũy kế) thì nhà đầu tư sẽ có một cái nhìn không toàn vẹn về tình hình tài chính của công ty.
Điểm hạn chế của kế toán dồn tích là phương pháp này hơi phức tạp. Không hiếm các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, mắc sai lầm khi sử dụng phương pháp kế toán dồn tích. Kế toán dồn tích cũng có thể dễ dàng giúp che giấu các hành vi lừa đảo.
Kế toán tiền mặt là phương pháp kế toán chỉ ghi nhận doanh thu và chi phí khi các bên liên quan thực sự thanh toán bằng tiền mặt. Trong trường hợp này sẽ không có chi phí hoặc doanh thu lũy kế, và các khoản giao dịch chỉ được ghi nhận khi các bên thực nhận hoặc thực hiện thanh toán.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và tiểu thương sử dụng phương pháp kế toán tiền mặt để cho đơn giản. Họ chỉ có thể ghi nhận thời điểm chi tiền hoặc nhận thanh toán.
Mặc dù kế toán tiền mặt rất dễ áp dụng, nhưng cũng có những mặt trái. Về cơ bản, phương pháp này có thể mang lại góc nhìn sai lệch về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ, giả sử một công ty nhận được hàng hóa kèm theo hóa đơn thanh toán cho những nguồn hàng đó trong vòng 30 ngày. Trong ba tuần tiếp theo, họ chế tác những mặt hàng thô đó thành hàng thành phẩm và bán chúng cho những khách hàng thanh toán ngay tại chỗ.
Công ty hiện có mức dự trữ tiền mặt lớn do đã ghi nhận thu nhập từ hoạt động bán hàng nhưng lại chưa ghi nhận các khoản thanh toán trong tương lai cho các nhà cung cấp của mình.
Điểm khác biệt cơ bản giữa chi phí dồn tích và chi phí trả trước là thời điểm thanh toán.
Đối với khoản chi phí dồn tích, doanh nghiệp đã hoàn tất việc mua hàng từ nhà cung cấp nhưng lùi hạn thanh toán về sau này. Trong trường hợp này, doanh nghiệp đã cộng lũy kế các chi phí phải thực hiện trong tương lai. Ví dụ đơn giản nhất cho trường hợp này chính là thanh toán bằng thẻ tín dụng. Người tiêu dùng có thể quẹt thẻ để mua bữa trưa hôm nay và thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng vào tháng sau.
Đối với khoản chi phí trả trước, doanh nghiệp sẽ thanh toán cho nhà cung cấp trước khi giao dịch hoàn thành thay vì để lùi sau đó. Ví dụ đơn giản nhất cho trường hợp này chính là sử dụng thuê bao điện thoại trả trước , khi đó người dùng cần thanh toán hóa đơn trước khi nhận dịch vụ.
Trong mảng cho vay và trái phiếu, phương pháp lũy kế được thực hiện với lãi suất thay vì doanh thu hoặc chi phí.
Hầu hết các trái phiếu chỉ trả lãi trong những khoảng thời gian nhất định, thường là 6 hoặc 12 tháng một lần. Tuy nhiên, lãi suất thường bao hàm nhiều hơn thế. Trong khoảng thời gian giữa mỗi đợt trả lãi, tiền lãi sẽ được cộng dồn (lũy kế). Khi đến ngày thanh toán, tất cả lãi phát sinh sẽ được trả cho trái chủ.
Khi biết được mức lãi suất lũy kế (hay lãi dự thu), người bán trái phiếu sẽ định giá được chính xác trái phiếu của họ. Nếu trái chủ bán trái phiếu vào ngày trước ngày thanh toán, họ sẽ không nhận được bất kỳ khoản thanh toán nào. Vì vậy, khi định giá trái phiếu để bán, họ sẽ cộng lãi lũy kế vào giá trái phiếu để tính kèm cả lãi dự thu trong khi họ sở hữu trái phiếu.
Tương tự như vậy, khi một doanh nghiệp đi vay tiền, họ cần biết được tỷ lệ lãi lũy kế của khoản vay để hạch toán đúng. Ví dụ, nếu một công ty đi vay vào ngày 20/12, với khoản thanh toán đầu tiên đến hạn vào ngày 20/01, thì công ty đó sẽ chỉ thực hiện khoản thanh toán lãi suất đầu tiên trong năm mới. Tuy nhiên, do lãi phát sinh lũy kế hàng ngày nên công ty phải hạch toán khoản lãi phát sinh trong khoảng thời gian từ ngày 20/12 đến ngày 31/12 khi xác định chi phí lãi vay trong năm.
Các doanh nghiệp bán hàng theo hình thức tín dụng cũng cần theo dõi lãi dự thu vì lý do tương tự. Họ phải ghi nhận thu nhập từ tiền lãi khi khoản lãi đó cộng dồn hay lũy kế vào các khoản nợ của khách hàng thay vì khi khách hàng thanh toán.
Mặc dù lượng tiền mặt thực tế không thay đổi, nhưng các khoản lũy kế sẽ phản ánh hoạt động chi hoặc nhận tiền trong tương lai, có nghĩa là các doanh nghiệp phải báo cáo chúng trên bảng cân đối kế toán của họ.
Nếu doanh nghiệp có các khoản chi phí dồn tích, thì khoản nợ phải trả đối ứng với chúng thường xuất hiện trên bảng cân đối kế toán dưới dạng nợ ngắn hạn. Các doanh nghiệp phải thanh toán hầu hết các khoản chi phí dồn tích ngay trong ngắn hạn, mặc dù vậy một số khoản chi phí có thể dài hạn hơn. Các khoản chi phí dồn tích không được thanh toán trong vòng một năm sẽ được coi là một khoản nợ dài hạn.
Nếu doanh thu được cộng lũy kế, khoản mục bù trừ tương ứng sẽ là doanh thu chưa thực hiện trên bảng cân đối kế toán. Doanh thu chưa thực hiện là tài sản lưu động do doanh nghiệp dự kiến nhận được tiền mặt trong tương lai gần và có thể sử dụng tiền mặt đó để mua hàng hoặc các khoản thanh toán cần thiết khác.
Các khoản lũy kế cũng có thể được thực hiện trong các tài khoản khác trên bảng cân đối kế toán, bao gồm:
Chi phí dồn tích không phải là tài sản mà là khoản chi phí mà doanh nghiệp chưa thanh toán, tương đương với một khoản nợ phải trả.
Chi phí trả trước là tài sản vì chúng đại diện cho số tiền mà doanh nghiệp đã chi cho một hàng hóa hoặc dịch vụ trước khi sử dụng. Khi các chi phí trả trước được sử dụng, doanh nghiệp sẽ giảm tỷ lệ chi phí trả trước của tài sản lưu động và ghi nhận lại một khoản chi phí.
Đăng Khoa - Theo learn.robinhood.com