Chỉ số P/S là chỉ số quan trọng trong phân tích và đầu tư, nó giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả tiềm năng khi sở hữu các cổ phiếu. Vậy chỉ số P/S là gì trong chứng khoán? P/S có nghĩa là gì? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Investo tìm hiểu rõ hơn về khái niệm, ý nghĩa và cách sử dụng chỉ số này nhé!
Chỉ số P/S - Price-to-Sales Ratio hay còn được biết tới với cái tên chỉ số giá trên doanh thu. Đây là chỉ số thể hiện mức giá của cổ phiếu so với doanh thu của một công ty. Nó cho biết số tiền mà các nhà đầu tư trên thị trường đang sẵn sàng bỏ ra để trả cho mỗi đồng doanh thu của doanh nghiệp.
Là một chỉ số quan trọng trong thị trường chứng khoán, nhà đầu tư thường sử dụng chỉ số P/S để định giá và đánh giá tiềm năng của mã cổ phiếu trước khi giao dịch. Trong nhiều trường hợp khác, chỉ số P/S còn được sử dụng để phân tích lợi nhuận và so sánh mã cổ phiếu của các công ty với nhau. Nhìn chung, các mã cổ phiếu có chỉ số P/S càng thấp sẽ càng được đánh giá cao.
Tìm hiểu về chỉ số giá trên doanh thu - Chỉ số P/S nghĩa là gì?
Chỉ số P/S thường được tính toán với 4 giá trị chính. Bao gồm:
Theo đó, nhà đầu tư có thể tính chỉ số P/S được tính theo hai công thức tính chỉ số P/S dưới đây:
Công thức tính chỉ số giá trên doanh thu P/S.
Ví dụ về cách tính chỉ số P/S, ta có:
Khi đó:
Doanh thu thuần trên 1 cổ phiếu = Tổng doanh thu thuần / Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành = 53.736 / 1.741= 30,860 (Ba mươi ngàn tám trăm sáu mươi đồng)
P/S = Thị giá cổ phiếu / Doanh thu thuần trên một cổ phiếu = 126,2 / 30,860 = 4.09.
P/S = Vốn hóa thị trường / Tổng doanh thu thuần = 219.763 / 53.726= 4.09.
Vậy chỉ số P/S là 4.09.
Chỉ số P/S có tính chính xác cao hơn khi đánh giá các doanh nghiệp trẻ.
Chỉ số P/S không cung cấp toàn bộ thông tin về doanh nghiệp.
Đối với những ngành nghề có tốc độ tăng trưởng mạnh, chỉ số P/S là một công cụ đắc lực giúp tìm kiếm cơ hội đầu tư mới. Đặc biệt là với những ngành đang có tốc độ tăng trưởng cao từ 15% - 20%/ năm.
Các doanh nghiệp tốc độ tăng trưởng tốt, với mức thị phần được cải thiện qua các năm, có chỉ số P/S thấp hơn mức trung bình ngành và thấp hơn so với chính đối thủ cạnh tranh đều là những doanh nghiệp có tiềm năng mà bạn có thể tham khảo thêm.
Nhà đầu tư so sánh giá trị P/S của các doanh nghiệp cùng ngành để tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Đối với nhiều doanh nghiệp trẻ, những năm đầu hoạt động thường sẽ không có lợi nhuận cao, thậm chí còn phải chịu thua lỗ do doanh thu chưa đủ để bù trừ chi phí. Do đó, việc sử dụng chỉ số P/S sẽ giúp nhà đầu tư có được đánh giá tổng quan nhất về doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, thay vì so sánh chỉ số P/S giữa các doanh nghiệp cùng ngành, thì bạn cũng có thể so sánh giá trị P/S quá khứ với giá trị P/S hiện tại để đánh giá một doanh nghiệp cụ thể. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn được những doanh nghiệp phù hợp nhất để đầu tư.
Nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ số P/S để đánh giá các doanh nghiệp đang thua lỗ.
Trên thực tế, các khoản lợi nhuận được thể hiện trong bảng cân đối kế toán hoặc báo cáo tài chính đều là rất dễ bị thay đổi bởi nhiều thủ thuật khác nhau. Do đó, chỉ số P/S có khả năng đánh giá chính xác hơn nhiều chỉ số dựa vào lợi nhuận khác.
Nếu đủ kinh nghiệm, nhà đầu tư hoàn toàn có thể dựa vào chỉ số P/S để nhận ra các điểm bất thường này trong bảng cân đối kế toán doanh nghiệp.
Với tốc độ thay đổi công nghệ chóng mặt ở thời điểm hiện tại, việc xuất hiện các xu hướng chuyển dịch mới trong các ngành đều diễn ra phổ biến hơn. Trong đó, bạn có thể dễ dàng nhận thấy những cuộc cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra giữa:
Đây đều là các cuộc cạnh tranh giữa cái mới và cái cũ. Trong đó, sự tăng trưởng đột phá của những xu hướng mới này sẽ cần một thời gian để phản ánh qua doanh thu và cần nhiều thời gian hơn nữa để tác động đến lợi nhuận. Chính vì doanh thu là yếu tố đầu tiên bị tác động trong các cuộc cạnh tranh ngành. Nên, việc sử dụng chỉ số P/S sẽ là lựa chọn tối ưu hơn để đánh giá tác động từ các xu hướng mới.
P/S là chỉ số quan trọng giúp đánh giá doanh nghiệp trong các xu hướng chuyển dịch mới.
P/S (Price-to-Sales) và P/E (Price-to-Earnings) là hai chỉ báo quan trọng trong thị trường chứng khoán. Cả hai chỉ báo này đều thường được sử dụng để đánh giá tiềm năng của các mã cổ phiếu. Trong đó:
Cả hai chỉ số P/E và P/S đều được sử dụng để đánh giá giá trị và tiềm năng khi đầu tư vào một mã cổ phiếu cụ thể. Tuy nhiên, mỗi chỉ số sẽ phù hợp với một số doanh nghiệp khác nhau. Trong khi chỉ số P/S thường được sử dụng để đánh giá các doanh nghiệp mới, có doanh thu lớn, lợi nhuận thấp. Thì, chỉ số P/E sẽ được sử dụng nhiều hơn khi đánh giá cổ phiếu của các doanh nghiệp có lợi nhuận cao và ổn định ơn.
P/S và P/E đều là hai chỉ số quan trọng giúp đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp.
Không có con số cụ thể nào được quy định là số P/S tốt nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng P/S trong phân tích cổ phiếu cũng chỉ là một phương pháp định giá tương đối. Chỉ số P/S bao nhiêu là tốt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp và nhiều điều kiện vĩ mô khác như lạm phát, lãi suất hay tốc độ tăng trưởng GDP,...
Chính vì vậy, khi sử dụng chỉ số P/S để đánh giá cổ phiếu, nhà đầu tư nên nên so sánh các giá trị P/S qua từng thời kỳ, đồng thời kết hợp với các chỉ số khác để có thêm nhiều góc nhìn về các doanh nghiệp cùng ngành. Nếu chỉ sử dụng chỉ số P/S để đánh giá cổ phiếu, bạn nên chú ý đến một số tính chất dưới đây:
Chỉ số P/S giúp định giá doanh nghiệp theo doanh thu. Do đó, nhà đầu tư không thể sử dụng P/S để đánh giá toàn bộ cơ cấu chi phí hay cấu trúc vay nợ của một doanh nghiệp.
Là một chỉ số quan trọng đối với các doanh nghiệp trong thị trường chứng khoán, việc đánh giá chỉ số P/S có thể đem lại cho nhà đầu tư rất nhiều thông tin quan trọng. Investo mong rằng những thông tin giải thích chỉ số P/S là gì ở phía trên sẽ giúp bạn đưa ra những đánh giá tốt hơn khi phân tích về chỉ số này. Chúc bạn thành công!
Phương Sơn