CFD (Hợp đồng chênh lệch) là một công cụ tài chính phái sinh cho phép đầu cơ trên giá của một tài sản. Là một công cụ được đánh giá cao, song, CFD cũng là một khái niệm khá trừu tượng để thấu hiểu và sử dụng. Vậy CFD là gì? Thị trường CFD có gì hay? Hãy cùng Investo tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này thông qua bài viết dưới đây nhé!
CFD là viết tắt của Contract For Difference - Hợp đồng chênh lệch. Về cơ bản, CFD có thể hiểu là một thỏa thuận được thực hiện dựa trên sự chênh lệch giá của một tài sản giữa 2 thời điểm mở và đóng cửa.
CFD là sản phẩm được cung cấp bởi các sàn giao dịch. Nó thường xuất hiện bên cạnh cách loại tài sản khác như chỉ số chứng khoán, ngoại hối, hàng hóa hay kim loại. Tuy nhiên, không giống với các tài sản thông thường, CFDs là một dạng giao dịch phái sinh. Điều này có nghĩa là CFD sẽ được định giá dựa trên sự biến động của một tài sản cơ bản.
CFD là một sản phẩm giao dịch, nó xuất hiện bên cạnh chỉ số forex, sản phẩm kim loại và hàng hóa.
CFD là thỏa thuận được thực hiện giữa bên mua và bên bán về giá trị chênh lệch của một tài sản cụ thể. Tại thời điểm hợp đồng kết thúc, nếu giá tài sản ghi nhận tăng so với thời điểm ban đầu, người mua sẽ có lợi nhuận. Ngược lại, nếu giá ghi nhận giảm so với thời điểm ký kết hợp đồng, người mua sẽ chịu lỗ, và người bán hưởng lợi. Số tiền lỗ của người này sẽ chuyển sang thành tiền lãi của người còn lại.
Ngoài cách thức mua bán cổ điển trên, các nhà giao dịch CFD còn có thể thực hiện việc mua bán khống các hợp đồng chênh lệch. Nghĩa là thay vì chỉ dựa vào vị thế mua trên một tài sản có dự kiến tăng giá. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể thêm lệnh Sell tiếp theo nếu nhận thấy giá đang có xu hướng giảm.
Như vậy, CFD là công cụ ưu việt cho phép nhà đầu tư thực hiện việc mua bán cả 2 chiều trên một sản phẩm.
Cách hoạt động của CFD.
Ví dụ về cách hoạt động của hợp đồng CFD:
Tỷ lệ đòn bẩy là một trong bốn yếu tố tác động lớn nhất đến một hợp đồng CFD. Theo đó, việc dựa vào tỷ lệ đòn bẩy, nhà đầu tư sẽ tránh được các yêu cầu về một số tiền cực lớn mới có thể giao dịch. Do đó, sử dụng tỷ lệ đòn bẩy trong giao dịch CFD nghĩa là tận dụng lợi thế lớn nhất của hình thức giao dịch này. Nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch với khoản ký quỹ nhỏ mà vẫn đảm bảo lợi nhuận thu về cực kỳ lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ đòn bẩy cao cũng đồng nghĩa với việc rủi ro cao.
Tỷ lệ đòn bẩy là một yếu tố tác động lớn đến hoạt động giao dịch CFD.
Giao dịch CFD cũng giống như bất kỳ phương pháp đầu tư nào khác, đều tiềm ẩn những rủi ro và lợi ích nhất định. Bên cạnh đó, CFD là công cụ tài chính phức tạp với tiềm ẩn rủi ro lớn nhưng cũng có thể đem về lợi thế khổng lồ. Vì vậy, Trader cần chắc chắn kiểm tra và cân nhắc thật kỹ trước khi bắt đầu giao dịch trên thị trường này.
Một gợi ý nhỏ dành cho nhà đầu tư có hứng thú và muốn tham gia thị trường CFD là hãy tìm hiểu thật kỹ về nhà môi giới mà mình sắp hợp tác. Bởi, CFD đơn giản là một sản phẩm giao dịch được cung cấp bởi nhà môi giới.
Để đảm bảo việc giao dịch sản phẩm này diễn ra trơn tru, ít nhất bạn cần đảm bảo sàn giao dịch có đủ sự tín nhiệm. Việc lựa chọn giao dịch hợp đồng CFD với mức đòn bẩy khổng lồ tại các sàn Forex không uy tín chưa bao giờ là một lựa chọn không ngoan.
Lựa chọn nhà môi giới uy tín để tránh gặp giao dịch CFD lừa đảo.
CFD thực chất là một thuật ngữ khá trừu tượng và khó hiểu đối với nhiều nhà đầu tư mới. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự hiểu và có thể sử dụng nó, đây sẽ là một lợi thế giao dịch lớn dành cho bạn. Hy vọng với những thông tin trên đây, các nhà đầu tư đã có thêm thông tin hữu ích và hiểu được “CFD là gì”. Đừng quên theo dõi Investo để đón đọc các tin thị trường chứng khoán mới nhất nhé!
Phương Sơn