logo
Theo dõi investo trên google news

thứ ba, 16/05/2023

Call Margin là gì? 3 lưu ý cho nhà đầu tư không bị Call Margin

Giao dịch ký quỹ Call Margin là một thuật ngữ thường gặp trong đầu tư, giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, đây là cuộc gọi “ác mộng” mà không trader nào muốn nhận được từ công ty chứng khoán. Tại sao lại vậy? Margin là gì? Call Margin là gì? Làm thế nào để tránh bị Margin Call trong chứng khoán? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu Call Margin trong chứng khoán là gì?

  • Margin là gì?

Margin hay còn được gọi là giao dịch ký quỹ là thuật ngữ chỉ việc nhà đầu tư vay tiền của công ty chứng khoán để tiến hành mua cổ phiếu. Trong đó, số cổ phiếu này sẽ được dùng làm tài sản thế chấp, tỷ lệ giao dịch ký quỹ cũng sẽ được điều chỉnh linh hoạt theo từng thời điểm (Tùy theo công ty chứng khoán và giá trị cổ phiếu nhà đầu tư nắm giữ).

Margin được xem như một loại đòn bẩy tài chính giúp trader tối ưu hóa nguồn vốn, gia tăng lợi nhuận đầu tư.

Call Margin là gì
Margin là gì? Call Margin là gì? Margin Call là gì?

Ví dụ trực quan: Nhà đầu tư có tài sản trị giá 300 triệu đồng, tỷ lệ đòn bẩy là 1:2 tức là công ty chứng khoán cho phép nhà đầu tư mua đến 600 triệu đồng. Trường hợp công ty chứng khoán cho phép trader đặt lệnh lên tới 900 triệu đồng thì tỷ lệ đòn bẩy áp dụng sẽ là 1:3.

  • Call Margin là gì?

Dịch theo nghĩa tiếng Việt, Call Margin là một “lệnh gọi ký quỹ” - cuộc gọi của công ty chứng khoán báo hiệu tiền của trader đã “bốc hơi” đáng kể.

Call Margin là thông báo từ sàn chứng khoán đến các nhà đầu tư khi mức ký quỹ (Margin level) đã giảm xuống dưới tỷ lệ giới hạn an toàn mà sàn quy định, yêu cầu các trader phải có biện pháp can thiệp kịp thời đối với tài khoản giao dịch của mình. 

Call Margin chéo là gì Mức ký quỹ là gì? Call Margin chéo là gì? Khi nào thì bị Call Margin?

Khi bị công ty chứng khoán, sàn giao dịch call margin, trader có hai lựa chọn:

  • Đóng một phần hoặc toàn bộ các lệnh đang thua lỗ để đảm bảo đưa Margin Level về mức an toàn.
  • Nạp thêm tiền vào tài khoản giao dịch để duy trì các lệnh đang thua lỗ và đảm bảo mức an toàn cho Margin Level.

Xem thêm: Margin là gì? Nhà đầu tư có nên vay Margin để chơi chứng khoán không?

Ví dụ về Margin Call

Ví dụ trực quan về Margin Call trong cách thay đổi giá trị của tài khoản ký quỹ làm giảm vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư xuống dưới mức an toàn, buộc nhà đầu tư phải thực hiện lệnh gọi ký quỹ.

 

Giảm giá trị kích hoạt lệnh gọi ký quỹ của trader

 

Giá trị bảo mật

Số tiền ký quỹ

Vốn chủ sở hữu ($)

Vốn (%)

Cổ phiếu được mua vào với giá 20.000 USD (một nửa ký quỹ)

20.000 USD

10.000 USD

10.000 USD

50%

Giá trị giảm xuống còn 14.000 USD

14.000 USD

10.000 USD

4.000 USD

28%

Yêu cầu bảo trì của sàn môi giới

14.000 USD

 

4.200 USD

30%

Kết quả sau lệnh gọi ký quỹ “Call Margin”

   

200 USD

 
margin call là gì Khi nào Call Margin? Call Margin trong chứng khoán là gì? Call Margin là gì? Ví dụ Call Margin.

Hướng dẫn cách tính Call Margin

Mỗi sàn giao dịch sẽ có quy định tỷ lệ Margin Level cho Margin Call khác nhau (thông thường là 100%, 150% hoặc 80%).

Công thức tính Call Margin:

Margin Level = Vốn chủ sở hữu / Ký quỹ sử dụng x 100%.

Công thức tính số tiền ký quỹ cần bổ sung:

Số tiền ký quỹ cần bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ - Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường.

khi nào bị call margin Thời gian call margin. Call Margin khi nào? Call Margin chéo. Cách tính Call Margin

Ví dụ trực quan: Giả sử nhà đầu tư muốn mở một vị thế bán 1 lot cặp tiền USD/JPY. Trong đó tài khoản của bạn có 5.000$, yêu cầu sử dụng ký quỹ Margin của sàn là 100%, mức đòn bẩy trader muốn sử dụng là 1:25, do đó mức ký quỹ yêu cầu là 4.000$. 

Khi này, 4,000$ là ký quỹ sử dụng, còn lại 1,000$ là ký quỹ khả dụng, trader sẽ có 5.000$ vốn chủ sở hữu sẵn có trong tài khoản khi giao dịch chưa bắt đầu, chưa phát sinh bất kỳ khoản lãi lỗ nào. 

Tại thời điểm bán, trader mở vị thế 1 lot USD/JPY và kỳ vọng giá sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, thị trường lại di chuyển không đúng hướng theo trader dự đoán mà giá cả bắt đầu biến động đi lên. Vì sự di chuyển ngược hướng này, nhà đầu tư sẽ lỗ 1.000$ và chỉ còn lại 4.000$.

Do vậy, mức ký quỹ Margin Level = (4.000/4.000 * 100%) = 100% - mức ký quỹ sàn yêu cầu.

Khi nào bị Call Margin?

Theo nguyên tắc, khi giá trị tài sản ròng trên tổng giá trị cổ phiếu bị giảm vượt quá ngưỡng an toàn cho phép, trader sẽ nhận được thông báo Call Margin qua email và tin nhắn để chuẩn bị phương án xử lý. (Mức call margin ở mỗi sàn giao dịch sẽ được quy định khác nhau).

Thêm vào đó, sau thời hạn 2 - 3 ngày kể từ khi có thông báo, nếu trader không có các biện pháp điều chỉnh đưa margin level về ngưỡng an toàn thì cổ phiếu trong danh mục đầu tư của bạn sẽ bị công ty chứng khoán bán giải chấp.

lỗ bao nhiêu thì bị call margin Khi nào bị Call Margin? Lỗ bao nhiêu thì bị Call Margin? RTT bao nhiêu thì bị call margin?

Xem thêm: Bán giải chấp cổ phiếu

Dựa vào đó, có một số dấu hiệu sau thể hiện nhà đầu tư sẽ có nguy cơ bị “call margin” từ sàn chứng khoán:

  • Khi thị trường giảm điểm: Khi toàn bộ nền kinh tế đảo chiều, lao dốc, tỷ lệ Margin có thể quyết định sự bám trụ của nhà đầu tư. Chẳng hạn, nếu trader call margin với tỷ lệ 1:1 thì nhà đầu tư sẽ lỗ một khoản tương ứng. Nhưng nếu dùng tỷ lệ đòn bẩy 1:2 thì khoản lỗ sẽ gấp đôi bình thường.
  • Khi có sự biến động của thị trường làm thay đổi giá cổ phiếu: Trường hợp này thường xảy ra khi nhà đầu tư mua phải cổ phiếu kém chất lượng hoặc công ty phát hành có kế hoạch kinh doanh không tốt, thua lỗ làm giảm lợi nhuận và tỷ lệ cổ tức. 

3 Lưu ý cho nhà đầu tư để không bị Call Margin

Để không phải nhận cuộc gọi “ác mộng” call margin, có 3 lưu ý vàng sau đây cho các trader:

  • Khi cổ phiếu giảm mạnh thì không mua vào bằng Margin

Nếu trader mua vào bằng cách giao dịch ký quỹ margin khi giá thị trường giảm mạnh. Mức độ rủi ro khi vào lệnh sẽ tăng lên rất nhiều lần. Thậm chí, trader sẽ nhanh chóng nhận được cuộc gọi “call margin” nếu giá cổ phiếu tiếp tục lao dốc nghiệm trọng.

call margin trong chứng khoán là gì Tỷ lệ tài khoản bao nhiêu thì bị call margin?
  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Nguyên tắc “Không bao giờ cho trứng vào cùng một rổ” là nguyên tắc vàng trong giao dịch và đầu tư chứng khoán. Để hạn chế nguy cơ bị call margin, nhà đầu tư nên phân bổ và đa dạng hóa danh mục đầu tư để tránh việc cổ phiếu đơn lẻ bị giảm giá trị. 

Ngoài ra, trader nên có kế hoạch bán bớt những mã chứng khoán “ít” tiềm năng. Cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động tái cơ cấu khi thị trường có những dấu hiệu phục hồi.

thời gian call margin Lưu ý đa dạng hoá danh mục đầu tư.
  • Cơ cấu danh mục thị trường

Khi thị trường có dấu hiệu phục hồi, rất nhiều nhà đầu tư thường có tâm lý gỡ gạc. Thậm chí nhiều trader không ngại việc “Full Margin” ngay khi vừa bị “Force Sell”. Tâm lý này vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là trong trường hợp bulltrap. Lúc này nhà đầu tư sẽ mất nhiều thời gian hơn để cơ cấu lại danh mục đầu tư.

call margin chéo Lưu ý cơ cấu danh mục thị trường

Trên đây, bài viết đã tổng hợp toàn bộ những thông tin cơ bản, lý giải Margin là gì? Call Margin là gì? Khi nào bị Call Margin? Cách tính tỷ lệ ký quỹ hay đưa ra 3 kinh nghiệm “vàng” cho trader, hạn chế tối đa các cuộc gọi margin call từ sàn môi giới. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về loại hình ký quỹ này. Từ đó rút ra các lưu ý để tránh bị call margin trong quá trình đầu tư, giao dịch chứng khoán.

Lan Hương

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến