logo
Theo dõi investo trên google news

thứ hai, 13/03/2023

Các chỉ báo khối lượng giao dịch- Đặc điểm và cách giao dịch

Là nhóm chỉ báo có tần suất sử dụng phổ biến nhất trong các giao dịch kỹ thuật Forex, chỉ báo khối lượng giao dịch (volume indicators) đang ngày càng được cải tiến và được ứng dụng trong nhiều nền tảng Trading. Vậy đâu là chỉ báo khối lượng giao dịch tốt nhất? Cùng khám phá ngay 7 loại chỉ báo volume: định nghĩa, công thức, cách nhận diện, ý nghĩa, cách sử dụng,..trong bài viết sau để nhận định được loại chỉ báo phù hợp nhất cho chiến lược giao dịch của bạn nhé!

  • Chỉ báo Accumulation/Distribution

Là gì?

Chỉ báo Accumulation Distribution (A/D) hiểu đơn giản là chỉ báo phân phối và tích luỹ. 

Chỉ báo A/D là công cụ giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định được trạng thái phân phối và tích luỹ của các khối lượng giao dịch. 

Trong đó:

  • Accumulation (Tích lũy): Khối lượng giao dịch được xem là tích luỹ nếu như giá đóng cửa thời điểm hiện tại cao hơn giá đóng cửa tại phiên giao dịch của ngày hôm trước. Điều này giải thích cho hành động lái giá lên cao của thị trường để bán ra. Hệ số A/D càng lớn, khối lượng càng lớn, biến động của giá càng cao.
  • Distribution (Phân phối): Ngược lại, khối lượng giao dịch được xem là phân phối nếu giá đóng cửa thời điểm hiện tại thấp hơn giá đóng cửa tại phiên giao dịch của ngày hôm trước. Điều này giải thích cho hành động kéo giá xuống thấp của thị trường để mua vào. Các nhà đầu tư có thể tận dụng chỉ báo này để canh điểm mua hàng.

Như vậy, về cơ bản chỉ báo A/D có nhiệm vụ đo lường, xác định tính phân kỳ giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch, giúp nhà đầu tư theo dõi, xác định sự dịch chuyển của dòng tiền trên thị trường tài chính. 

Công thức

Công thức chính xác tính chỉ báo A/D là:

A/D = [ (Pclose – Pmin) – (Pmax – Pclose) ] x V / (Pmax – Pmin)

Trong đó:

  • A/D : Khối lượng dòng tiền luân chuyển
  • Pclose: Giá đóng cửa.
  • Pmin: Giá thấp nhất trong phiên.
  • Pmax: Giá cao nhất trong phiên.
  • V: Khối lượng giao dịch.

Cách nhận diện

Để nhận diện đường A/D trên biểu đồ, nhà đầu tư cần căn cứ vào: Khối lượng giao dịch volume và xu hướng giá.

Ý nghĩa

Các chỉ báo khối lượng giao dịch- Đặc điểm và cách giao dịch.Ý nghĩa chỉ báo Accumulation/Distribution

Chỉ báo Accumulation/Distribution có ý nghĩa:

Xác định hành vi và tâm lý của các nhà giao dịch: Chỉ bảo A/D phản ánh dòng luân chuyển tiền tệ ra/vào thị trường. Sự kết hợp giữa giá và khối lượng khiến đường AD cho nhiều tín hiệu giúp xác nhận chính xác hành vi và tâm lý của nhà đầu tư. Cụ thể:

  • Khi chỉ báo A/D bám sát hành động, điều này xác định không có dấu chân của “cá mập” đang “dìm hàng” nhằm tích lũy hay phân phối.
  • Khi chỉ báo A/D không bám sát hành động, điều này xác định đang có dấu chân của “cá mập” thao túng, nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh mắc bẫy khi giao dịch.

Xác định xu hướng đảo chiều: Chỉ báo A/D sẽ giải đáp chính xác thắc mắc liệu có phải khối lượng luôn đi trước giá nền trong bất kỳ trường hợp nào giá và khối lượng cũng di chuyển ngược nhua hay không. Theo đó, nhà đầu tư cần dựa vào phân kỳ, hội tụ giữa giá và đường A/D để xác nhận tín hiệu đảo chiều:

  • Nếu phân kỳ dương: Mức giá có xu hướng giảm khi chỉ báo A/D tăng cho thấy thị trường đang tạo một áp lực mùa khiến giá của cặp ngoại hối tăng lên.
  • Nếu phân kỳ âm: Mức giá có xu hướng tăng khi chỉ báo A/D giảm cho thấy áp lực bán trên thị trường và khả năng xảy ra đảo chiều giảm xuống.

Xác định xu hướng giá trong tương lai: 

  • Nếu chỉ báo A/D tăng, giá tăng và khối lượng tăng sẽ đem đến tín hiệu xác nhận xu hướng tăng.
  • Nếu chỉ báo A/D giảm, giá giảm và khối lượng giảm sẽ đem đến tín hiệu xác nhận xu hướng giảm.

Cách cài đặt/ cách xem

Để cài đặt hoặc xem chỉ báo A/D trên biểu đồ kỹ thuật, nhà đầu tư chỉ cần mở biểu đồ, chọn công cụ và thêm chỉ báo Accumulation Distribution.

Cách sử dụng trong trading

Có 2 cách sử dụng volume indicator A/D: 

Củng cố trạng thái xu hướng giá:

  • Khi thông số của chỉ số A/D cao, trạng thái tích lũy (mua) tăng dẫn tới xu hướng tăng. Nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh Buy.
  • Ngược lại khi thông số của chỉ số A/D giảm, trạng thái tích luỹ (bán) tăng dẫn tới xu hướng giảm. Nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh Sell.

Xác định biến động của giá thị trường dựa trên tín hiệu phân kỳ của chỉ báo A/D:

  • Khi giá di chuyển trong xu hướng tăng, phân kỳ âm xảy ra hình thành tín hiệu đảo chiều. Ngược lại trong giá di chuyển theo xu hướng giảm thì tín hiệu đảm bảo sẽ chắc chắn cho sự giảm giá, giá sẽ tiếp tục xu hướng hiện tại. Cả 2 trường hợp nhà đầu tư đều có thể cân nhắc vào lệnh Sell.
  • Khả năng đảo chiều có thể dự đoán khi đồ thị xuất hiện phân kỳ dương, giá giảm. Ngược lại phân kỳ dương xuất hiện khi giá tăng báo hiệu sự tiếp diễn xu hướng giá thời gian tới. Nhà đầu tư đều có thể vào lệnh Buy trong hai trường hợp này.

Ưu - nhược điểm

 

Ưu điểm

Nhược điểm

- Hỗ trợ theo dõi sự dịch chuyển của dòng tiền lớn trên thị trường tài chính.

- Xác định được trạng thái phân phối, tích lũy của thị trường giao dịch.

- Thực tế không phải đường A/D line luôn biến động cùng chiều với trend giá hoặc đưa ra tín hiệu chuẩn.

- Không thể chắc chắn về tín hiệu đảo chiều sau phân kỳ, đặc biệt khi đang di chuyển theo trend mạnh.

- Cần kết hợp với một số chỉ báo khác để xác định chính xác.


  • Chỉ báo On Balance Volume

Là gì?

Chỉ báo On Balance Volume là chỉ báo cân bằng khối lượng, giúp các trader đo lường sức mua và bán trên thị trường dựa trên chuyển động của giá và khối lượng giao dịch.

  • Nếu động lực của xu hướng hiện tại mạnh, giá sẽ di chuyển theo xu hướng cũ.
  • Nếu động lực của xu hướng hiện tại yếu, giá sẽ đảo chiều theo xu hướng mới.

Công thức

Tính toán OBV, người ta dựa trên công thức luỹ kế: 

OBV = OBV phiên trước ± khối lượng giao dịch

Trong đó, công thức này được chia nhỏ thành 3 trường hợp tuỳ thuộc theo mức giá đóng cửa của phiên giao dịch hiện tại so với phiên giao dịch trước đó.

Trường hợp 1: Khi giá đóng cửa phiên giao dịch hiện tại cao hơn giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó, công thức OBV được xác định bằng:

OBV = OBV phiên trước + Volume hiện tại

Trường hợp 2: Khi giá đóng cửa phiên giao dịch hiện tại thấp hơn giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó, công thức OBV được xác định bằng:

OBV = OBV phiên trước - Volume hiện tại

Trường hợp 3: Khí giá đóng cửa phiên giao dịch hiện tại bằng giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó, công thức OBV được xác định bằng:

OBV hiện tại  = OBV phiên trước

Cách nhận diện

Đường chỉ báo OBV được tích luỹ vào hiển thị dưới dạng đường chuyển động, giúp trader nhận định rõ ràng xu hướng thị trường, phe mua hay phe bán đang chiếm ưu thế, tín hiệu để tìm kiếm giao dịch thuận xu hướng và các đảo chiều tiềm năng.

Ý nghĩa

Cha đẻ của chí báo khối lượng OBV cho rằng chỉ báo này đem đến các thông tin:

Dự báo sự tiếp diễn của xu hướng trước đó:

  • Khi đường OBV đi lên, khối lượng mua cao hơn khối lượng bán cho thấy lực mua lớn hơn lực bán, giá sẽ tiếp diễn xu hướng tăng cao hơn.
  • Khi đường OBV đi xuống, khối lượng bán cao hơn khối lượng mua cho thấy lực bán lớn hơn lực mua, giá sẽ tiếp diễn xu hướng giảm sâu hơn.
  • Khi cả giá và chỉ báo OBV đều xác nhận xu hướng tăng thì xu hướng tăng sẽ tiếp tục.
  • Khi cả giá và chỉ báo OBV đều xác nhận xu hướng giảm thì xu hướng giảm sẽ tiếp tục.

Dự báo sự đảo chiều của xu hướng:

  • Trong xu hướng giảm, nếu vẫn duy trì đà giảm (đáy sau thấp hơn đáy trước) nhưng OBV đã tạo đáy sau cao hơn đáy trước thì tín hiệu chỉ ra sự suy giảm của xu hướng trước đó, khả năng cao sẽ đảo chiều giảm sang tăng.
  • Trong xu hướng tăng, nếu giá vẫn duy trì đà tăng (đỉnh sau cao hơn đáy trước) nhưng OBV đã tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước thì tín hiệu chỉ ra sự suy giảm của xu hướng trước đó, phe mua dần suy yếu, khả năng cao sẽ đảo chiều tăng xăng giảm.

Cách cài đặt/ cách xem

Chỉ báo OBV thường được cài đặt, xem trên nền tảng MT4/MT5 hoặc Tradingview.

Cách cài đặt/cách xem chỉ báo On Balance Volume trên MT4/MT5:

  • Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản trên phần mềm MT4.
  • Bước 2: Chọn mục “Insert” trên thanh Toolbar, chọn Indicators, Volumes và chọn chỉ báo On Balance Volume.
  • Bước 3: Cài đặt các thông số cho chỉ báo. Chú ý để mặc định 2 tab Levels và Visualization, hộp thoại Parameters cần cài: Apply to: Close (mức giá đóng cửa), Style: chọn kiểu màu và đường OBV hiển thị.
  • Bước 4: Hoàn tất bằng phím OK và quan sát chỉ báo.

Cách cài đặt/cách xem chỉ báo On Balance Volume trên Tradingview:

  • Bước 1: Vào Tradingview, chọn biểu đồ kỹ thuật của cặp tiền cần phân tích.
  • Bước 2: Chọn biểu tượng chỉ báo trên thanh công cụ nằm ngang, gõ chỉ báo “On Balance Volume” và click chọn.
  • Bước 3: Chỉnh sửa một số loại đường trung bình động, màu sắc hiển thị, chu kỳ,.. trong mục cài đặt.

Cách sử dụng trong trading 

Các chỉ báo khối lượng giao dịch- Đặc điểm và cách giao dịch.Cách sử dụng chỉ báo OBV.

Để tận dụng chỉ báo On Balance Volume trong trading, có 3 cách sử dụng cơ bản sau:

Sử dụng chỉ báo OBV làm công cụ củng cố xu hướng:

Thị trường chỉ tăng hoặc giảm khi giá và khối lượng có sự đồng thuận với nhau. Hiểu đơn giản, giá tăng hoặc giảm mà có sự đồng thuận đi kèm của khối lượng, điều này xác định xu hướng rất mạnh và thị trường sẽ tiếp tục di chuyển theo xu hướng đó.

Trong khi đó, OBV được sử dụng để tính toán nền nhà đầu tư sẽ tận dụng chúng để củng cố xu hướng giá:

  • Nếu OBV đi lên, giá tăng, phe mua áp đảo phe bán và giá sẽ tiếp tục tăng.
  • Nếu OBV đi xuống, giá giảm, phê bán áp đảo phe mua và giá sẽ tiếp tục giảm.

Giao dịch đảo chiều dựa trên tín hiệu phân kỳ, hội tụ:

Dựa vào tín hiệu phân kỳ giữa OBV và đường giá, trader sẽ tìm kiếm được các giao dịch đảo chiều tiềm năng. Theo đó, nhà đầu tư cần xác định được xu hướng hiện tại, đánh giá độ mạnh, yếu của xu hướng đang diễn ra và quyết định đầu tư khi xu hướng đã suy yếu.

  • Trong một xu hướng giảm, có tín hiệu phân kỳ tăng, giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, OBV tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Điều này cho thấy giá sẽ đảo chiều sang tăng, nhà đầu tư có thể vào lệnh Buy đón đầu xu hướng.
  • Trong một xu hướng tăng, có tín hiệu phân kỳ giảm, giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, OBV tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Điều này cho thấy giá sẽ đảo chiều sang giảm, nhà đầu tư có thể vào lệnh Sell.

Cụ thể:

  • Điểm vào lệnh entry: Theo dõi hành động giá, nến tín hiệu tại vùng tranh chấp để vào lệnh.
  • Điểm chốt lời: chốt theo Fibonacci mở rộng hoặc tỷ lệ R:R kỳ vọng.
  • Điểm cắt lỗ: Đặt tại đỉnh/đáy gần nhất hoặc các vùng kháng cự/hỗ trợ quan trọng.

Sử dụng OBV phá vỡ các ngưỡng quan trọng, xác nhận đảo chiều:

Tương tự giá, OBV sẽ phản ứng mạnh ở các ngưỡng quan trọng và bứt phá mạnh mẽ khi phá vỡ ngưỡng này. Nhà đầu tư có thể giao dịch như sau:

  • Dựa vào tín hiệu, xác định giá chuẩn bị đảo chiều tăng. Nếu thấy tín hiệu OBV phá vỡ kháng cự thì tín hiệu đảo chiều càng được củng cố.
  • Dựa vào tín hiệu, xác định giá chuẩn bị đảo chiều giảm. Nếu thấy tín hiệu OBV phá vỡ kháng cự thì tín hiệu đảo chiều càng được củng cố.

Ưu - nhược điểm

 

Ưu điểm

Nhược điểm

Chỉ báo có sức mạnh lớn, khắc phục sự hạn chế của các chỉ báo chỉ sự đoán xu hướng dựa vào giá mà bỏ quên khối lượng giao dịch.

Phải dựa trên hành động giá và khối lượng nếu không chỉ báo OBV sẽ có độ trễ, tín hiệu thiếu chính xác.


  • Chỉ báo Money Flow Index

Là gì?

Chỉ báo Money Flow Index hay chỉ báo MFI là một loại chỉ báo dòng tiền, phản ánh sức mạnh của dòng tiền về bất kỳ loại hàng hoá nào trong thị trường Forex (cổ phiếu, chỉ số, tiền tệ,..) trong một khoảng thời gian cụ thể (ngày, tuần, tháng, năm).

Công thức

Để tính chỉ báo MFI, nhà đầu tư cần tính các thông số cơ bản sau:

  • Bước 1: Tính Typical Price - Giá trị tượng trưng:
    TP = (High + Low + Close)/3
  • Bước 2: Tính Money Flow - Dòng tiền

MF = TP * Volume

Nếu kết quả cho ra TP hiện tại lớn hơn TP trước gió thì dòng tiền dương (MF). Ngược lại, TP hiện tại nhỏ hơn TP trước đó thì dòng tiền âm (MF-).

  • Bước 3: Tính Money Ratio - tỷ lệ dòng tiền.

MR = MF (+,14MF (-,14)

  • Bước 4: Tính giá trị MFI

MFI = 100 – [100 / (1+MR)]

Trong đó:

  • High, Low và Close là mức giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa.
  • Volume là khối lượng giao dịch của mỗi phiên.
  • MF (+,14) là tổng dòng tiền dương chu kỳ 14
  • MF (-,14) là tổng dòng tiền âm chu kỳ 14.

Lưu ý: 14 là chu kỳ được khuyến khích sử dụng, nhà đầu tư có thể thay đổi linh hoạt theo nhu cầu và chiến lược của bản thân.

Cách nhận diện

Ta có thể nhận điện thông qua biểu đồ MFI phía dưới với 2 đường level 20, 80 cùng đường giá.

Ý nghĩa

Các chỉ báo khối lượng giao dịch- Đặc điểm và cách giao dịch.Ý nghĩa chỉ báo MFI.

Chỉ báo MFI có ý nghĩa:

Xác định vùng quá bán, vùng quá mua:

MFI luôn dao động trong phạm vi từ 0 - 100. Tuy nhiên mức MFI = 0 hoặc MFI = 100 rất hiếm nên nhà đầu tư thường lựa chọn vùng 20 - 80 để xác định quá mua, quá bán:

  • MFI > 80: Thị trường trong giai đoạn quá mua. Nếu quá mua xuất hiện trong xu hướng tăng thì tín hiệu nhận được sẽ là điều chỉnh giảm hoặc đảo chiều sang giảm.
  • MFI < 20: Thị trường trong giai đoạn quá bán. Nếu quá bán xuất hiện trong xu hướng giảm thì tín hiệu nhận được sẽ là điều chỉnh tăng hoặc đảo chiều sang tăng.

Cung cấp tín hiệu đảo chiều xu hướng dựa vào phân kỳ giữa giá và MFI:

  • Trong một xu hướng tăng, nếu xuất hiện phân kỳ giảm giữa MFI và giá: giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, MFI tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Đây là tín hiệu cho thấy phe mua đã suy yếu, thị trường sắp đón đợt đảo chiều tăng sang giảm.
  • Trong một xu hướng giảm, nếu xuất hiện phân kỳ tăng giữa MFI và giá: giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, MFI tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Đây là tín hiệu cho thấy phê bán đã suy yếu, thị trường sắp đón đợt đảo chiều giảm sang tăng.

Cách cài đặt/ cách xem

Hiện chỉ báo MFI được tích hợp sẵn trên nền tảng MT4 nên nhà đầu tư có thể dễ dàng cài đặt theo các bước sau:

  • Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản trên phần mềm MT4.
  • Bước 2: Tại mục Insert thanh Toolbar, chọn Indicators, chọn Volumes, và chọn chỉ số Money Flow Index.
  • Bước 3: Cài đặt các thông số trong hộp Parameters/Levels/Visualization/Scale:
    • Parameters: Mục Period (Chu kỳ) mặc định là 14.
    • Style: chỉnh sửa màu sắc, …
    • Levels: 2 đường giới hạn để xác định các vùng quá mua và quá bán. (thường là 20 và 80)
    • Scale/Visualization để mặc định.

Lưu ý, về thông số chu kỳ và levels, nhà đầu tư có thể điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu và chiến thuật giao dịch cá nhân.

Cách sử dụng trong trading 

Có vài cách sử dụng chỉ báo volume MFI trong trading bao gồm:

Dùng MFI để xác định xu hướng, kết hợp với đường 50.

  • Nếu MFI nằm trên đường 50, thị trường đang xu hướng tăng.
  • Nếu MFI nằm dưới đường 50, thị trường đang xu hướng giảm.

Dùng MFI để giao dịch với tín hiệu quá mua quá bán (giao dịch thuận xu hướng)

Sell khi MFI quá mua: Lệnh được thực hiện khi giá nằm trong giai đoạn tăng điều chỉnh và chuẩn bị quay lại xu hướng chính. 

Tín hiệu giao dịch: Khi MFI nằm trên đường 80, thị trường đang nằm trong vùng quá mua, dự báo giá sắp giảm. 

Thực hiện giao dịch:

  • Điểm vào lệnh entry: theo nến tín hiệu màu đỏ tại vùng tăng điều chỉnh trùng với vùng kháng cự quan trọng.
  • Điểm chốt lời theo mốc Fibonacci hoặc tỷ lệ R:R
  • Điểm cắt lỗ đặt trên vùng kháng cự quan trọng.

Buy khi MFI quá bán: Lệnh được thực hiện khi giá nằm trong giai đoạn giảm điều chỉnh và chuẩn bị quay lại xu hướng chính. 

Tín hiệu giao dịch: Khi MFI nằm dưới đường 20, thị trường đang nằm trong vùng quá bán, dự báo giá sắp tăng. 

Thực hiện giao dịch:

  • Điểm vào lệnh entry: theo nến tín hiệu màu xanh tại vùng giảm điều chỉnh trùng với vùng hỗ trợ quan trọng.
  • Điểm chốt lời theo mốc Fibonacci hoặc tỷ lệ R:R
  • Điểm cắt lỗ đặt trên vùng hỗ trợ quan trọng.

Giao dịch đảo chiều với tín hiệu phân kỳ của MFI

Lệnh Sell đảo chiều: Trong xu hướng tăng, dấu hiệu phân kỳ tăng giữa giá và MFI, xu hướng tăng đã suy yếu và chuẩn bị đảo chiều sang giảm:

  • Điểm vào lệnh entry: theo nến tín hiệu màu đỏ xác nhận tăng giá tại vùng tranh chấp giá quan trọng.
  • Điểm chốt lời theo mốc Fibonacci hoặc tỷ lệ R:R
  • Điểm cắt lỗ đặt trên vùng kháng cự quan trọng.

Lệnh Buy đảo chiều: Trong xu hướng giảm, dấu hiệu phân kỳ tăng giữa giá và MFI, xu hướng giảm đã suy yếu và chuẩn bị đảo chiều sang tăng:

  • Điểm vào lệnh entry: theo nến tín hiệu màu xanh xác nhận tăng giá tại vùng tranh chấp giá quan trọng.
  • Điểm chốt lời theo mốc Fibonacci hoặc tỷ lệ R:R
  • Điểm cắt lỗ đặt trên vùng hỗ trợ quan trọng.

Bullish MFI Failure Swing:

Chiến lược giao dịch đảo chiều này gồm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: MFI giảm xuống dưới đường 20, bước vào vùng quá bán.
  • Giai đoạn 2: MFI tăng trở lại lên 20.
  • Giai đoạn 3: MFI giảm trở lại nhưng vẫn trên 20 (mức quá bán),
  • Giai đoạn 4: MFi vượt lên mức trước đó, đánh dấu tín hiệu Bullish MFI failure, cơ hội vào lệnh Buy.

Bearish MFI Failure Swing:

Chiến lược giao dịch đảo chiều này gồm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: MFI tăng trên đường 80, bước vào vùng quá mua.
  • Giai đoạn 2: MFI giảm trở lại dưới 80.
  • Giai đoạn 3: MFI tăng nhẹ nhưng vẫn dưới 80(mức quá bán),
  • Giai đoạn 4: MFi giảm xuống thấp hơn mức trước đó, đánh dấu tín hiệu Bearish MFI failure, cơ hội vào lệnh Sell.

Kết hợp MFI với các chỉ báo khác: EMA, mô hình giá, chỉ báo Ichimoku,...

Ví dụ kết hợp giữa EMA và MFI:

  • Vào lệnh Buy khi EMA giao cắt, hướng lên đồng thời chỉ báo MFI có dấu hiệu vào vùng quá bán (<20).
  • Vào lệnh Sell khi EMA giao cắt, hướng xuống đồng thời chỉ báo MFI có dấu hiệu vào vùng quá mua (<20).

Ưu - nhược điểm

 

Ưu điểm

Nhược điểm

- Khắc phục điểm yếu chỉ báo kỹ thuật không có yếu tố khối lượng khiến sự thay đổi của giá không thể phản ánh được toàn bộ thị trường

- Hoàn thiện chỉ báo RSI, cung cấp cái nhìn toàn diện, chính xác về thị trường.

Phải kết hợp các công cụ phân tích khác để dự đoán xu hướng giá tiếp theo và tìm kiếm cơ hội giao dịch.


  • Chỉ báo Trading Volume 

Là gì?

Chỉ báo Trading Volume là một loại chỉ báo khối lượng giao dịch (chỉ báo volume) hiển thị khối lượng Buy và Sell ở cột hiện tại hoặc trung bình một số lượng các cột đã qua.

Công thức

Bulls = Khối lượng mua hiện tại (trung bình) / Tổng khối lượng mua và bán hiện tại (trung bình)

Bears = Khối lượng bán hiện tại (trung bình)/ Tổng khối lượng mua và bán hiện tại (trung bình)

Cách nhận diện

Nhận diện chỉ báo khối lượng trung bình thông qua chart Trading Volume góc bên phải cuối màn hình.

Trong đó: 

  • Ô xanh: Khối lượng mua.
  • Ô đỏ: Khối lượng bán.

Ngoài ra, còn hiển thị một biểu đồ nhỏ gồm 2 cột Bulls với Bears dưới dạng %, tương quan giữa phe mua và phe bán.

Ý nghĩa

Chỉ báo cho biết khối lượng lệnh Buy và Sell ở hiện tại hoặc trung bình số lượng các cột vừa qua theo tùy chọn nhu cầu của nhà đầu tư.

  • Volume tăng nghĩa là thị trường có sự hứng thú với mức giá đó.
  • Volume cao tức là thị trường được giao dịch một cách tích cực và có thanh khoản cao.
  • Volume cao là đặc trưng xu hướng mới được hình thành.
  • Volume thấp thể hiện thị trường chưa ổn định, tính thanh khoản thấp, nhà đầu tư thiếu tự tin khi giao dịch.
  • Volume tăng là tín hiệu thị trường sắp có một đợt phá vỡ.

Cách cài đặt/ cách xem

Để xem chỉ báo Trading Volume, nhà đầu tư chỉ cần cài đặt theo các bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Tạo tài khoản trên nền tảng, đăng nhập vào chart.
  • Bước 2: Chọn mục Biểu đồ để vào chart phân tích.
  • Bước 3: Click vào biểu tượng Fx ở thanh trên cùng, chọn khung tìm kiếm điền chữ “Trading Volume”, click vào chỉ báo được hiện ra.

Cách sử dụng trong trading 

Sử dụng để xác nhận xu hướng giá

Khối lượng giao dịch tăng theo xu hướng thì xu hướng giá mới được hình thành:

  • Trong xu hướng tăng: Khối lượng tăng thì giá đang đi lên (tăng) và ngược lại khối lượng giảm khi giá đi xuống (giảm)
  • Trong xu hướng giảm: Khối lượng tăng thì giá đi xuống (giảm) và ngược lại khối lượng giảm đi khi giá đi lên (tăng).

Xác nhận sự đảo chiều

  • Trong xu hướng tăng, giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng khối lượng giảm dần, có nhiều khả năng đảo chiều giảm giá, nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh Sell.
  • Trong xu hướng giảm, giá tạo đỉnh sau thấp hơn đáy trước nhưng khối lượng giảm dần, có khả năng đảo chiều tăng giá, nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh Buy.

Nhận biết thị trường đang bị làm giá

Khi giá đang một đợt tăng - giảm bất ngờ nhưng khối lượng không cao, khi này khả năng cao đang có sự thao túng của một cá nhân hay tổ chức, nhà giao dịch không nên đầu tư ngay lúc này.

Xác nhận vùng hỗ trợ và kháng cự, tìm điểm đột phá:

  • Khi volume tăng đột biến trên mức kháng cự hoặc dưới mức hỗ trợ, khả năng đột phá giá sẽ diễn ra.
  • Khi volume giảm đột biến dưới mức hỗ trợ hoặc trên mức kháng cự, khả năng đột phá giá sẽ diễn ra.

Ưu - nhược điểm

 

Ưu điểm

Nhược điểm

- Công thức tính dễ dàng

- Thông số cụ thể, chi tiết

Phải kết hợp cùng nhiều chỉ báo khác để kết quả chính xác hơn.


  • Chỉ báo Cumulative Delta 

Là gì?

Cumulative Delta là một loại chỉ báo khối lượng giao dịch đo lường khối lượng thanh khoản chảy vào một tài sản.

Chỉ báo kỹ thuật Cumulative Delta nhằm phân tích khối lượng giao dịch trên thị trường, nhằm chia thành 2 phần là khối lượng người mua và khối lượng người bán, từ đó tính toán độ chênh lệch và độ chênh lệch tích lũy.

Công thức

Độ chênh lệch (Tích lũy) = Khối lượng giao dịch mua vào (Tích lũy) - Khối lượng giao dịch bán ra (Tích lũy)

Cách nhận diện

Chỉ báo kỹ thuật được nhận diện thông qua khung Chat nhỏ phía dưới biểu đồ:

  • Phần đồ thị màu xanh: thể hiện khối lượng người mua lớn hơn khối lượng người bán trong khung thời gian cụ thể.
  • Phần đồ thị màu đỏ: thể hiện khối lượng người bán lớn hơn khối lượng người mua trong khung thời gian cụ thể.

Ý nghĩa

Chỉ báo kỹ thuật Cumulative Delta thể hiện chênh lệch khối lượng giao dịch tích lũy

Cách cài đặt/ cách xem

Chỉ báo CDI không được cài đặt mặc định trên nền tảng MT4/MT5, nhà giao dịch phải tự download và thêm vào biểu đồ.

Phương thức hoạt động của chí báo có thể thay đổi linh hoạt dựa trên thông số:

  • Buy: Chỉ thể hiện khối lượng mua.
  • Sell: Chỉ thể hiện khối lượng bán.
  • Buy Sell: Hiện khối lượng mua và khối lượng bán trên 2 thanh khác nhau.
  • Delta: Loại chênh lệch giữa khối lượng mua và bán.
  • Cum Delta: Loại chênh lệch tích lũy.
  • Cum Delta Daily: Loại chênh lệch tích lũy những trị số được điều chỉnh tự động trở về 0 đầu mỗi ngày
  • Cum Delta Weekly: Loại chênh lệch tích lũy những trị số được điều chỉnh tự động trở về 0 đầu mỗi tuần
  • Demand And Supply: Hiển thị biểu đồ cung cầu. 

Cách sử dụng trong trading 

Để sử dụng chỉ báo CVD, nhà đầu tư chỉ cần đăng ký tài khoản sử dụng các chỉ báo nâng cao trên nền tảng giao dịch, tìm kiếm “BTC” và chọn cặp giao dịch để thực hiện theo thời gian thực.

Ưu - nhược điểm

 

Ưu điểm

Nhược điểm

Lập kế hoạch cho giao dịch dễ dàng

Hình thành cái nhìn tổng quan về cách hoạt động

Dễ bị nhầm với chỉ số khối lượng hoặc các chỉ báo khối lượng chung.


  • Chỉ báo Total Power

Là gì?

Các chỉ báo khối lượng giao dịch- Đặc điểm và cách giao dịch.Chỉ báo Total Powe là gì?

Chỉ báo Total Power là một loại chỉ báo khối lượng giao dịch (indicator volume) được phát triển dựa trên hai chỉ số căn bản căn bản của nền tảng Meta Trader là Bear Power và Bull Power. 

Chỉ báo Total Power tính toán số lượng của các cột bullish và bearish trong một khung thời gian cụ thể trong quá khứ và dùng chính số liệu đó tính toán tỷ lệ phần trăm của bear, bull và tổng cộng cho cột hiện tại (Chênh lệch giữa bull và bear).

Công thức

Tỷ lệ phần trăm của Bear/Bull hay Chênh lệch giữa Bear và Bull = Tổng số lượng các cột Bullish và Bearish trong một khoản thời gian cụ thể/ Tổng số cột hiện tại.

Cách nhận diện

Nhà đầu tư có thể nhận diện chỉ số này qua một chart phía dưới biểu đồ, trong đó có 3 đường:

  • Đường thể hiện khối lượng Bear Power
  • Đường thể hiện khối lượng Bull Power
  • Đường thể hiện chênh lệch khối lượng Bear/Bull

Ý nghĩa

Chỉ báo thể hiện mối quan hệ giữa năng lượng phe bán và phe mua trong một giai đoạn nhất định.

Cách cài đặt/ cách xem

Total Power không được cài đặt mặc định trên phần mềm Meta Trader 4, nhà đầu tư buộc phải tải về, đăng nhập vào tài khoản mở biểu đồ và chọn chỉ báo Total Power.

Sau đó, cài đặt các thông số sau:

  • Lookback Period (Mặc định = 45) - giai đoạn chính của indicator. Đây chính là số lượng các cột trong quá khứ dùng để tính toán năng lượng Bear/Bull.
  • Power Period (Mặc định = 10) - giai đoạn của indicator Bear/Bull Power

Cách sử dụng trong trading 

Một số cách để sử dụng chỉ báo Total Power trong giao dịch Forex:

  • Cách vào lệnh an toàn nhất: đợi cho đường Bull và đường Total chạm mức 100 (hoặc đường Bear nếu là lệnh bán) sau đó nhập lệnh Long (hoặc lệnh Short nếu là đường Bear).
  • Đặt điểm vào hoặc thoát vị thế ở giao điểm giữa đường Bull/Bear và đường Total.
    • Trường hợp đường Bull cắt đường Total từ dưới lên thì nhà đầu tư có thể vào lệnh Long.
    • Trường hợp đường Bear cắt đường Total từ dưới lên thì nhà đầu tư có thể vào lệnh Short.
    • Hai đường cắt đường Total từ trên xuống thì nên thoát lệnh.
  • Tận dụng các mức giá trị nhất định cho tín hiệu vào lệnh (Ví dụ như vào lệnh Short/Long nếu được Bear/Bull vượt qua 66).
  • Dựa vào giao điểm của đường Bear/Bull để vào lệnh:
    • Đường Bull nằm trên vào lệnh Long.
    • Đường Bear nằm trên vào lệnh Short.

Ưu - nhược điểm

 

Ưu điểm

Nhược điểm

- Khắc phục nhược điểm của Indicator Bear/Bull Power

- Tạo khả năng dự đoán trong dài hạn

- Hỗ trợ cả nền tảng MT5

Phải kết hợp với các chỉ báo khác để cho ra kết quả chính xác nhất.


  • Chỉ báo Chaikin Money Flow 

Là gì?

Chỉ báo Chaikin Money Flow là một loại chỉ báo khối lượng giao dịch vô cùng mạnh mẽ.

Chỉ báo kỹ thuật Chaikin Money Flow (CMF) được phát triển bởi Marc Chaikin thể hiện dòng tiền vào hay ra khỏi thị trường trong một giai đoạn nhất định. 

Tóm lại, chỉ báo CMF là công cụ đo lường sự biến động của thị trường bằng cách phân tích khoảng cách giữa giá cao và giá thấp trong một khung thời gian cụ thể.

Công thức

Các chỉ báo khối lượng giao dịch- Đặc điểm và cách giao dịch.Công thức tính chỉ báo Chaikin Money Flow.

Thông thường trong các biểu đồ kỹ thuật, chu kỳ mặc định của CMF được cài đặt là 20 kỳ. Tuy nhiên nhà đầu tư có thể linh động thay đổi theo ý đồ giao dịch cá nhân.

CMF (n) = Tổng khối lượng dòng tiền trong n kỳ/Tổng khối lượng giao dịch trong n kỳ

Trong đó: 

  • Khối lượng dòng tiền mỗi kỳ = Hệ số của dòng tiền * Khối lượng giao dịch
  • Hệ số dòng tiền mỗi kỳ = [(Giá đóng cửa – Giá thấp nhất) – (Giá cao nhất – Giá đóng cửa)] / (Giá cao nhất – Giá thấp nhất).

Lưu ý tăng giá trị của CMF có thể âm hoặc dương bởi dòng tiền có thể âm và dương trong mức từ -1 đến 1

Cách nhận diện

CMF là công cụ kỹ thuật sử dụng đường MACD để đo lường dòng tiền phân phối, theo dõi động thái của người tham gia nên để nhận diện, Chakin Oscillator chỉ gồm 1 đường động lượng duy nhất:

  • Nếu đường động lượng vượt lên mức 0: Động lượng đang tăng và có khả năng thị trường sẽ tăng giá.
  • Nếu đường động lượng vượt xuống mức 0: Động lượng đang giảm và có khả năng thị trường sẽ giảm giá.

Ý nghĩa

Chỉ báo được sử dụng là ý tưởng của sự kết hợp giữa giá và khối lượng giao dịch, cho thấy sự vào ra của dòng tiền trong một khung thời gian nhất định. Thông thường giai đoạn mặc định của chỉ báo CMF là 21 ngày.

Chỉ báo được xây dựng trên lý thuyết rằng sức mạnh chung của thị trường thường đi kèm với giá đóng tại nửa trên vùng thấp/cao hàng ngày, thể hiện sự tăng lên của khối lượng giao dịch.

Tương tự, khi giá đóng cửa tại nửa dưới và khối lượng suy giảm thể hiện sự suy yếu của thị trường.

Cách cài đặt/ cách xem

Chỉ báo CMF không có sẵn trên nền tảng giao dịch MT4 nên vì vậy nhà đầu tư phải tải về để sử dụng.

Link tải chỉ báo: https://www.best-metatrader-indicators.com/chaikin-money-flow-indicator-cmf-mt4/

Sau khi tải thành công chỉ báo, nhà đầu tư cần giải nén, copy file chỉ báo và làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Mở phần mềm MT4, vào File và chọn Open Data Folder. Tiếp tục chọn Indicators, dán file chỉ báo CMF đã copy và thư mục.
  • Bước 2: Đóng phần mềm MT4 và khởi chạy lại. Ngay sau đó nhà đầu tư sẽ thấy chỉ báo Chaikin Money Flow xuất hiện ở phần Custom của Indicators.
  • Bước 3: Để chèn chỉ báo CMF, mở Insert, chọn Indicators, Custom và chèn Chaikin Money Flow Indicator.
  • Bước 4: Chỉnh sửa các thông số:
    • Visualization: chọn khung thời gian để hiển thị các chỉ báo.
    • Input: điền lựa chọn về chu kỳ của chỉ báo, bạn có thể thay đổi con số mặc định 21 theo chiến lược giao dịch của bạn.
    • Colors: lựa chọn màu sắc của chỉ báo
    • Levels: thêm hoặc bớt các giá trị tùy ý (thông thường khi giao dịch với CMF, nhà đầu tư thường thêm đường 0.0)

 

Cách sử dụng trong trading 

Giao dịch thuận xu hướng theo tín hiệu giao cắt giữa chỉ báo CMF và đường 0:

  • Nếu CMF trên mức 0 đi kèm tín hiệu bull, điều này thể hiện dấu hiệu áp lực mua trong giai đoạn tích luỹ.
  • Nếu CMF dưới mức 0 đi kèm tín hiệu bull, điều này thể hiện dấu hiệu áp lực bán trong giai đoạn phân phối.

Trong chiến lược này, cần lưu ý:

  • Vào lệnh Buy khi CMF trên mức 0 và ngược lại bán khi CMF dưới mức 0.
  • Xác định kxy áp lực mua và bán đã diễn ra trong bao lâu, độ duy trì của chúng.
  • Nhìn vào cường độ của CMF. Cường độ càng cao, áp lực càng mạnh hơn.
  • Một phân kỳ giữa giá và Chaikin Money Flow sẽ đưa ra tín hiệu sớm về một sự suy yếu nến khi giá chạm đỉnh mới và CMF không thể tạo ra sự phân kỳ giá giảm khi áp lực bán bắt đầu hình thành. Trường hợp này đảo chiều có thể sẽ xảy ra.
  • Chỉ báo CMF cho tín hiệu xác nhận phá vỡ hỗ trợ/kháng cự rất tốt, đặc biệt là tại các đường trendline.
  • Lưu ý CMF là một chỉ báo khối lượng giao dịch trễ nên cần thời gian để đưa ra tín hiệu.

Giao dịch với tính hiệu phân kỳ/hội tụ giữa đường CMF và đường giá

  • Hội tụ nếu giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng CMF lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Khi này giá đang mạnh lên và thị trường sẽ có thể đảo chiều tăng. Nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh Buy.
  • Phân kỳ nếu giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng CMF lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Khi này giá đang yếu đi và thị trường sẽ có thể đảo chiều giảm. Nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh Sell.

Ưu - nhược điểm

 

Ưu điểm

Nhược điểm

- Công thức dòng tiền hữu ích trong các thị trường có xu hướng rõ ràng.

- Có thể cung cấp các tín hiệu thoát ra nếu có khả năng xảy ra đảo ngược xu hướng

- Là công cụ hữu ích để xác nhận hướng của xu hướng

- Không thể giúp xác định điểm cắt lỗ và chốt lời tiềm năng.

- Phải kết hợp các chỉ báo khác vì không thể sử dụng một cách độc lập.

- Phải sử dụng trong một khung thời gian nhỏ để đảm bảo độ chính xác hơn.

- Có thể cung cấp sai tín hiệu trong điều kiện thị trường giới hạn phạm vi bởi các giá trị thị trường có thể dao động xung quanh 0.

 

Trên đây, bài viết đã tổng hợp kỹ lưỡng, chi tiết các thông tin về 7 loại chỉ báo khối lượng giao dịch được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Hy vọng với những chia sẻ về định nghĩa, công thức, cách nhận diện, ý nghĩa, cách cài đặt, ưu nhược điểm và chiến thuật sử dụng đã giúp các nhà đầu tư hình dung rõ nhất về chúng, từ đó đưa ra phương hướng sử dụng và xây dựng chiến lược đầu tư cho tương lai nhé!

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến