Đối với nhiều doanh nghiệp, việc phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) là một kế hoạch quan trọng để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy một đợt IPO sẽ có bao nhiêu giai đoạn? Đặc điểm của 3 giai đoạn IPO là gì? Hãy cùng Investo tìm hiểu rõ hơn ở dưới đây nhé!
IPO - Initial Public Offering, hay còn được biết là Phát hành công khai lần đầu tiên. Trong thị trường giao dịch chứng khoán, IPO là thuật ngữ dùng để chỉ đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra thị trường đại chúng.
Khi đó, doanh nghiệp sẽ không cần huy động vốn từ những cổ đông lớn. Thay vào đó, việc thực hiện phát hành cổ phiếu lần đầu IPO sẽ giúp công ty tiếp cận được nguồn vốn đa dạng hơn từ các nhà đầu tư ở ngoài thị trường. Nếu hoạt động IPO thành công, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích.
IPO là thuật ngữ chỉ hoạt động phát hành cổ phiếu lần đầu tiên.Việc phát hành cổ phiếu lần đầu tiên (IPO) thường được thực hiện với 6 mục đích chính như sau:
Như bạn đã thấy, IPO là một hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp nhận thêm nhiều nguồn vốn từ thị trường. Do đó, việc đảm bảo hoạt động IPO diễn ra thành công là điều kiện quan trọng giúp các doanh nghiệp mới nổi có thêm cơ hội mở rộng thị trường hoạt động, nâng cấp công việc kinh doanh và tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn.
Giai đoạn chuyển đổi trước IPO (Pre-IPO) là giai đoạn tái cơ cấu khi một công ty tư nhân đặt nền móng cho việc trở thành công ty đại chúng. Khi này, các công ty sẽ xem xét lại các quy trình, chính sách tổ chức của mình để có thể thực hiện những thay đổi cần thiết. Mục đích chính của giai đoạn này là nâng cao tính minh bạch và khả năng quản trị doanh nghiệp của công ty.
Quan trọng nhất, công ty cần đưa ra chiến lược kinh doanh và tăng trưởng hiệu quả. Như vậy, họ mới có thể thuyết phục các nhà đầu tư trên thị trường về tiềm năng sinh lời và phát triển của tổ chức.
Trung bình, giai đoạn Pre-IPO thường mất khoảng hai năm để hoàn thành.
Giai đoạn Pre-IPO thường đặc biệt khó khăn đối với những người sáng lập doanh nghiệp. Bởi, họ vốn đã quen thuộc với các hoạt động tư nhân và việc điều hành doanh nghiệp theo cách riêng. Do đó, việc chuyển đổi mô hình quản trị doanh nghiệp sẽ gây ra một số khó khăn nhất định. Đặc biệt là khi lắng nghe, tiếp nhận các ý kiến hay góp ý kinh doanh từ phía ban quản trị và các cổ đông mới.
Ta có ví dụ về dự định phát hành cổ phiếu lần đầu tiên của WeWork bị hủy ngay trước thời điểm được cho là sẽ IPO (2019). Mặc dù không có báo cáo rõ ràng về lý do hay các thông tin khác, nhưng dựa vào kế hoạch được đề ra trước đó cùng với thông báo hủy bỏ được đưa ra rất bất ngờ, có vẻ WeWork đã nhận phải rất nhiều khó khăn trong giai đoạn Pre-IPO.
Tuy nhiên, theo ghi nhận vào năm 2023, WeWork đã chính thức thực hiện IPO thành công.
WeWork từng gặp khó khăn trong giai đoạn Pre-IPO.Giai đoạn giao dịch IPO thường diễn ra ngay trước khi cổ phiếu được bán. Ở giai đoạn này, phía chủ doanh nghiệp và ban quản trị sẽ đặt ra các mục tiêu cụ thể để giúp năng cao giá trị ban đầu của doanh nghiệp. Trong đó có bao gồm cả những kế hoạch, quy định chiến lược để tối đa hóa sự tín nhiệm trước nhà đầu tư và đảm bảo quá trình IPO thành công.
Tương tự như giai đoạn Pre-IPO, giai đoạn giao dịch IPO thường cũng gây ra khá nhiều khó khăn đối với những người sáng lập doanh nghiệp. Đặc biệt là khi họ vừa mới thành công trong việc chuyển đổi mô hình từ doanh nghiệp tư nhân sang làm việc cùng các cổ đông và ban quản trị.
Hơn thế nữa, để đảm bảo quá trình IPO ngay sau đó được diễn ra thành công. Chủ doanh nghiệp cần đưa ra các kế hoạch hoạt động và quy định chiến lược cụ thể để tối đa hóa sự tín nhiệm của doanh nghiệp khi được ra mắt trước công chúng.
Ví dụ: Công ty có thể đề xuất lựa chọn các công ty luật và kế toán uy tín để xử lý giấy tờ và báo cáo tài chính; Lên kế hoạch cụ thể về số lượng cổ phiếu sẽ được phát hành; Công bố quy định về việc IPO Lockup để đảm bảo khả năng tăng giá;... Các công việc này sẽ giúp quá trình IPO diễn ra đúng kế hoạch.
Giai đoạn giao dịch IPO được thực hiện giúp đảm bảo tỷ lệ thành công của đợt IPO.Giai đoạn giao dịch sau IPO (Post-IPO) thường liên quan đến việc thực hiện chiến lược kinh doanh mà công ty và đảm bảo các cam kết về khả năng phát triển trước đó. Sau khi đã có được sự tín nhiệm từ thị trường, ở giai đoạn này doanh nghiệp sẽ phải chứng minh được khả năng của mình để giữ được mức giá trị cổ phiếu và lòng tin của các nhà đầu tư trong dài hạn.
Điều này được thể hiện qua các doanh nghiệp triển khai các chiến lược kinh doanh, xử lý khủng hoảng và giải quyết các biến động về giá cổ phiếu để đảm bảo sự phát triển ổn định của nó.
Mặc dù ít căng thẳng hơn so với hai giai đoạn IPO trước, nhưng giai đoạn giao dịch sau IPO vẫn gây ra khá nhiều áp lực cho ban quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt là khi họ phải cùng lúc giải quyết các vấn đề hiện hữu khi thực hiện các chiến lược kinh doanh trước đó trong khi xử lý sự biến động giá cổ phiếu.
Trong nhiều trường hợp khác, công ty còn phải học cách đối phó với nhiều câu chuyện tiêu cực từ phía báo chí và truyền thông.
Một số khó khăn mà doanh nghiệp cần chú ý xử lý trong giai đoạn sau giao dịch IPO bao gồm:
Như bạn đã thấy, để đảm bảo kế hoạch IPO diễn ra thành công, doanh nghiệp cần phải đảm bảo rất nhiều điều kiện với các giai đoạn khác nhau. Chính vì vậy, đối với cả nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp đang có quyết định phát hành cổ phiếu lần đầu, Investo mong rằng những thông tin về các giai đoạn IPO ở phía trên sẽ giúp chiến lược đầu tư của bạn diễn ra hiệu quả hơn.
Phương Sơn