Cổ phiếu hàng tiêu dùng thiết yếu của tháng gọi tên Colgate khi công ty có lợi thế thị phần và sức mạnh tài chính lớn so với các đối thủ cùng ngành.
Hầu hết các công ty hàng tiêu dùng thiết yếu đều là những công ty lớn và ổn định, có lịch sử trả cổ tức ấn tượng. Tuy nhiên, giống như tất cả các cổ phiếu khác, mặt hàng của họ cũng phụ thuộc vào chu kỳ của nền kinh tế. Chu kỳ kinh doanh, hay chu kỳ kinh tế thường được chia thành bốn giai đoạn: đầu, giữa, cuối và giai đoạn suy thoái. Đối với mặt hàng thiết yếu, giai đoạn cuối và suy thoái là thời điểm đạt được biên lợi nhuận tốt nhất.
Phân tích dữ liệu về các chu kỳ kinh doanh kể từ năm 1962 cho thấy tỷ suất sinh lời trung bình của cổ phiếu hàng tiêu dùng thiết yếu trong giai đoạn suy thoái và giai đoạn cuối lần lượt ở mức ~ 14% và 5%. Vì mức trung bình bị ảnh hưởng bởi các giá trị ngoại lai nên chúng ta cũng có thể lấy hiệu suất của nhóm cổ phiếu hàng thiết yếu trừ đi hiệu suất của thị trường và lấy điểm giữa của kết quả. Cách tiếp cận này cho thấy trong giai đoạn cuối, tỷ suất sinh lời là không đáng kể (nhưng không âm).
Trong giai đoạn suy thoái, tỷ suất này chỉ còn thiếu 1% là đạt mức 15%. Điều này không chỉ cho thấy rằng các cổ phiếu hàng thiết yếu nhìn chung hoạt động tốt hơn thị trường trong thời kỳ suy thoái, mà tỷ lệ thành công là 100%, cho thấy một hiệu suất nhất quán xuyên suốt tất cả các chu kỳ kinh doanh kể từ năm 1962.
Vì có sự khác biệt rõ rệt về tỷ suất sinh lời do các cổ phiếu tiêu dùng thiết yếu mang lại trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh, nhà đầu tư cần cố gắng giải mã liệu mình đang ở giai đoạn nào. Bước đầu tiên là đánh giá phân tích của các chuyên gia. Về mặt này, nghiên cứu từ ngân hàng đầu tư Morgan Stanley chia sẻ một số thông tin cho thấy nền kinh tế nước Mỹ đã suy thoái kể từ năm ngoái, đồng nghĩa với việc hiện tại chúng ta đang ở giữa chu kỳ giai đoạn cuối hoặc bắt đầu suy thoái.
Nhà đầu tư cũng có thể đọc các chỉ số kinh tế ở hiện tại và cố gắng so sánh với số liệu thường thấy trong một giai đoạn của chu kỳ kinh tế. Phân tích ba điểm dữ liệu, bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát và hàng tồn kho bán lẻ cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP ở Mỹ đã giảm xuống 1,4% trong Quý I năm 2024 từ mức mạnh mẽ hơn nhiều là 3,4% trong Quý IV năm 2023; thước đo lạm phát PCE tháng 5 là 2,6% - vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Fed, và hàng tồn kho bán lẻ tháng 2 ghi nhận mức tăng 1% so với cùng kỳ. Ba số liệu này cho thấy nước Mỹ có thể đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ kinh doanh, ngay trước giai đoạn suy thoái.
Ngoài ra, điều quan trọng khác cần phải đánh giá là lĩnh vực nào trong thị trường hàng tiêu dùng thiết yếu có thể hưởng lợi từ chi tiêu của người tiêu dùng trong thời kỳ kinh tế suy thoái.
Theo một báo cáo của Cục Thống kê Lao động của Mỹ, chỉ số tầm quan trọng tương đối (phần trăm trên tổng chi tiêu) của thực phẩm nấu tại nhà và ô tô đã qua sử dụng tăng lên trong thời kỳ suy thoái. Tỷ lệ này ở mức 8,64 và 1,91 đối với dữ liệu được thu thập từ năm 2009 đến năm 2010 và tăng từ mức 7,66 đối với thực phẩm và 1,77 đối với ô tô trong thời kỳ tăng trưởng bùng nổ, được biểu thị bằng dữ liệu được thu thập từ năm 2005 đến năm 2006.
Mặc dù cổ phiếu hàng tiêu dùng thiết yếu có thể là khoản đầu tư đáng cân nhắc nhưng mức tăng giá của nhóm cổ phiếu này có xu hướng thấp hơn so với các nhóm cổ phiếu tăng trưởng cao như công nghệ tiêu dùng hoặc xe điện. Điều này là do các yếu tố cơ bản và mô hình kinh doanh cơ bản của các công ty tiêu dùng thường không tập trung vào việc mở rộng nhanh chóng.
Ví dụ: một trong những chỉ số chứng khoán hàng tiêu dùng phổ biến nhất được S&P duy trì đã tăng đáng kể 8% từ đầu năm đến nay và 7,55% trong 12 tháng qua. Trong khi đó, chỉ số chuẩn S&P500 tăng 26% trong 12 tháng qua, trong khi các chỉ số chứng khoán nặng về công nghệ đã tăng tới 31%.
Cổ phiếu hàng tiêu dùng thiết yếu cũng có thể là lựa chọn hoàn hảo để các nhà đầu tư trú ẩn trong môi trường hiện tại của thị trường chứng khoán. Tỷ lệ giá trên lợi nhuận của chỉ số chuẩn S&P là 21, gần mức cao lịch sử. Dữ liệu từ ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cho thấy tỷ lệ P/E là 20, nằm ở phân vị thứ 85 khung giá trị kể từ năm 1990.
Những lo ngại về định giá quá cao đối với chỉ số chuẩn đã xuất hiện từ tháng 6 năm 2024, với cuộc khảo sát mới nhất từ Bloomberg News cho thấy phần lớn trong số 586 người tham gia thị trường được khảo sát tin rằng thị trường được định giá quá cao so với tình hình thị trường tiền mặt và tín dụng Mỹ.
Với tâm lý thận trọng đó, khoảng một nửa số người tham gia cuộc thăm dò cũng tin rằng thị trường có thể điều chỉnh tới 10% trong năm nay và 31% số người tham gia khảo sát cũng tin rằng một tin tức tiêu cực về AI có thể dẫn đến một đợt bán tháo, với 27% cho rằng thị trường cổ phiếu có thể chìm trong sắc đỏ nếu tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng.
Trong tình trạng hỗn loạn này, một trong số ít nhóm ngành mà Goldman Sachs tin rằng có thể mang lại cho các nhà đầu tư sự ổn định là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, khi nhóm cổ phiếu này đã tụt lại so với thị trường chung khi xét tới hiệu suất tăng giá (chênh lệch 23% như đã đề cập ở trên).
Vậy đâu là cổ phiếu hàng tiêu dùng thiết yếu nên mua?
Để đưa ra danh sách các cổ phiếu hàng tiêu dùng thiết yếu tốt nhất nên mua, Insider Monkey đã xếp hạng 40 cổ phiếu hàng tiêu dùng thiết yếu có giá trị nhất theo số lượng quỹ phòng hộ đã mua cổ phiếu trong quý I năm 2024.
Tại sao nhà đầu tư nên quan tâm đến những cổ phiếu mà các quỹ phòng hộ đầu tư vào? Lý do rất đơn giản: nghiên cứu đã chỉ ra rằng một danh mục đầu tư có thể hoạt động tốt hơn thị trường bằng cách bắt chước các lựa chọn hàng đầu của các quỹ phòng hộ tốt nhất.
Mảng sản phẩm kem đánh răng, bàn chải đánh răng và nước súc miệng có hoạt động kinh doanh tích cực, làm nổi bật các sản phẩm chăm sóc răng miệng của Colgate-Palmolive Company (NYSE:CL).
Colgate-Palmolive Company (NYSE:CL) là thương hiệu chăm sóc và làm đẹp cá nhân nổi tiếng. Công ty có lợi thế với thị phần lớn và sức mạnh tài chính, mang lại thị trường tiềm năng lớn để không chỉ tăng doanh thu mà còn phòng ngừa mọi khó khăn kinh tế. Tính đến tháng 12 năm 2023, Colgate-Palmolive Company có số dư tiền mặt và các khoản tương đương tiền 966 triệu USD cùng với lợi thế thương mại lớn và tài sản vô hình lên tới 5,2 tỷ USD. Giá trị lợi thế thương mại (goodwill) khổng lồ đó thể hiện sức mạnh thương hiệu của hãng, điều này càng được củng cố bởi thực tế là công ty chiếm gần 41% thị trường kem đánh răng toàn cầu tính đến tháng 6 năm 2023.
Colgate-Palmolive Company cũng nổi tiếng trong ngành nhờ khả năng quản lý chi phí hiệu quả. Doanh thu 12 tháng báo cáo gần nhất của công ty là 19,7 tỷ USD và lợi nhuận gộp là 11,6 tỷ USD, tương đương tỷ suất lợi nhuận gộp là 58%, một biên lợi nhuận tương đối ấn tượng. So sánh với đối thủ lớn hơn của công ty là Procter & Gamble có tỷ suất lợi nhuận gộp là 51%, có thể thấy rằng Colgate-Palmolive Company (NYSE:CL) không chỉ có thể đảm bảo sự ổn định thông qua thị phần cao mà còn kiểm soát chi phí tốt.
Về triển vọng tăng trưởng trong tương lai, Deutsche Bank đã nâng mục tiêu giá cổ phiếu của Colgate-Palmolive Company lên 98 USD từ mức 94 USD vào tháng 4 năm 2024 và giữ nguyên xếp hạng Mua. Ngân hàng này nhấn mạnh rằng quý II sẽ chứng kiến sự tăng trưởng hơn nữa của công ty, trước khi tác động Bản tích cực của các chiến lược định giá bắt đầu giảm vào nửa cuối năm.
Ban giám đốc của Colgate-Palmolive Company cũng đã chia sẻ thông tin chi tiết về cách công ty nỗ lực gia tăng tỷ suất lợi nhuận trong bối cảnh thị trường ngoại hối bất lợi, với đồng đô la Mỹ mạnh lên. Trong buổi hội đàm công bố báo cáo tài chính mới nhất, ban giám đốc cho biết:
“Chúng tôi vẫn còn việc phải làm, nhưng chiến lược cân bằng của chúng tôi cũng đang mang lại kết quả, bao gồm cả định hướng tiếp tục tăng trưởng về thị phần sản phẩm chăm sóc răng miệng trên toàn cầu, điều này dẫn tôi đến điểm thứ hai, đó là tính linh hoạt trong P&L (lợi nhuận/lỗ). Nỗ lực tập trung thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và các sáng kiến Tài trợ cho Tăng trưởng đã giúp chúng tôi đạt được tỷ suất lợi nhuận gộp 60% trong quý, bất chấp những trở ngại đáng kể từ thị trường ngoại hối. Mức trung bình trong dự toán lợi nhuận hiện tại cho phép chúng tôi chấp nhận mức tăng 0,3% trên đòn bẩy chi phí, trong khi vẫn tiếp tục đầu tư vào các khả năng chiến lược như thị trường thương mại điện tử, dữ liệu và phân tích, tất cả các chủ đề chúng tôi đã thảo luận tại CAGNY (hội đàm về hoạt động của nhóm phân tích và nghiên cứu của công ty). Định hướng quản lý bảng cân đối kế toán thận trọng cho phép chúng tôi đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh cơ bản (base business earnings growth) là 18%, bất chấp chi phí lãi vay tăng so với năm trước và tác động từ tình trạng suy thoái trên toàn cầu.
Quan trọng nhất, mặc dù dự kiến có tác động tiêu cực ở mức trung bình một chữ số từ thị trường ngoại hối, chúng tôi đang hướng tới mức tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh cơ bản trên mỗi cổ phiếu ở mức trung bình đến mức cao một chữ số, chúng tôi đang hiện thực hóa điều này trong bối cảnh đầu tư vào thương hiệu tăng lên đáng kể, tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai. Đây là minh chứng cho khả năng của chúng tôi trong việc thực hiện các chiến lược một cách nhất quán và nắm bắt các cơ hội tăng trưởng, đồng thời chuẩn bị để chống chọi tốt hơn với những thách thức không thể tránh khỏi khi điều hành một doanh nghiệp toàn cầu.”
Vân Anh-Theo finance.yahoo