logo
Theo dõi investo trên google news

thứ sáu, 25/02/2022

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán

  1. Phân tích kỹ thuật là gì?

Khi nhắc đến thuật ngữ “Phân tích kỹ thuật” (Technical analysis) trong đầu tư chứng khoán là đề cập đến phương pháp phân tích chứng khoán dựa vào dữ liệu biến động giá của cổ phiếu trong quá khứ. 

Hay nói một cách rõ hơn, phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung –  cầu đối với cổ phiếu để giúp cho nhà đầu tư quyết định thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ cổ phiếu trên thị trường.

  1. Đặc điểm của phân tích kỹ thuật

Nếu như phân tích cơ bản (Fundamental analysis), (viết tắt PTCB) được sử dụng để đánh giá giá trị của một cổ phiếu dựa trên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì phân tích kỹ thuật (phân tích kỹ thuật) tập trung vào việc nghiên cứu giá cả chứng khoán và khối lượng giao dịch.

Các công cụ được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để xem xét các tác động của cung và cầu đối với một cổ phiếu sẽ ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu đó như thế nào. Phân tích kỹ thuật thường được sử dụng trong các chiến thuật đầu tư trong ngắn hạn.

Khi sử dụng phân tích kỹ thuật nhà đầu tư thường sử dụng các chỉ báo để hỗ trợ cho việc phân tích như: Đường xu hướng, khối lượng giao dịch, sóng Elliott, đường MACD, Ngưỡng kháng cự-hỗ trợ, đường MA

Nền tảng phân tích kỹ thuật trong chứng khoán còn sẽ dựa vào: lý thuyết Dow. Lý thuyết này nói rằng giá cổ phiếu đã phản ánh tất cả mọi thứ có thể ảnh hưởng đến công ty như tâm lý, chính sách, kết quả kinh doanh  v.v

Từ đó có thể thấy, đầu tư là quá trình đơn giản nhưng không dễ dàng, đòi hỏi nhà đầu tư phải đưa ra những quyết định đánh giá giữa mức rủi ro và lợi nhuận. Tức là khả năng kiếm lợi là bao nhiêu hay khả năng thua lỗ là bao nhiêu. Vì vậy, câu hỏi luôn được các nhà đầu tư đặt ra là: “Làm thế nào để chọn được cổ phiếu hoàn hảo và đưa ra quyết định chính xác?” Phân tích kỹ thuật chính là công cụ giúp nhà đầu tư phân định được điều này. 

Cũng bởi lý do đó, hãy cùng tìm hiểu tiếp xem phương pháp phân tích này có điểm mạnh, điểm yếu gì trong việc hỗ trợ nhà đầu tư dự đoán, đánh giá nhé.

  1. Ưu và nhược điểm của phân tích kỹ thuật:

Ưu điểm:

Về ưu điểm,  giúp xác định các tín hiệu để phân tích xu hướng giá của chứng khoán. Đây cũng là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư thành công trong các chiến lược đầu tư. Nếu phân tích cơ bản thường được sử dụng để ra quyết định đầu tư thì phân tích kỹ thuật được dùng để xác định điểm mua vào và điểm bán ra của cổ phiếu.

Nhược điểm:

Trên thị trường chứng khoán sẽ có nhiều yếu tố tác động mà chúng không thể lường trước và không thể được phát hiện ra khi phân tích kỹ thuật. Việc sử dụng phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản không đảm bảo sẽ đem lại hiệu quả 100% cho các chiến lược đầu tư.

Bởi vậy. các nhà đầu tư cần có một chiến lược quản lý rủi ro để hạn chế tác động của các biến động bất lợi tác động tới danh mục đầu tư của mình.

  1. Vai trò của Phân tích kỹ thuật

phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với 03 chức năng chính: báo động, xác thực và dự đoán.

  • Công cụ báo động: phân tích kỹ thuật cảnh báo sự phá vỡ các ngưỡng an toàn gồm hỗ trợ & kháng cự và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh một mức giá cũ. Đối với trader, việc nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giá càng sớm sẽ giúp cho họ sớm có hành động mua vào hoặc bán ra kịp thời.
  • Công cụ xác nhận: Mỗi phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng kết hợp với các phân tích kỹ thuật khác hoặc các phương pháp PTCB để đánh giá về xu thế của giá chứng khoán. Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp kỹ thuật khác nhau giúp nhà đầu tư có được kết luận chính xác và tối ưu hơn.
  • Công cụ dự đoán: Nhà đầu tư sử dụng các kết luận của phân tích kỹ thuật để dự đoán giá tương lai với kỳ vọng về khả năng dự đoán tốt hơn.

5. 4 chỉ báo đơn giản về phân tích kỹ thuật trong chứng khoán

Để một nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường tự tìm hiểu về phân tích kỹ thuật, có thể mất vài tháng, hoặc hơn thế để hiểu nó. Nhưng để ứng dụng nhuần nhuyễn và đúng, trong thực tế cần thời gian khá dài. Thực tế, rất nhiều nhà đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật chỉ biết “phần nổi của tảng băng chìm”, chưa thực sự hiểu rõ về phương pháp phân tích nên dẫn đến việc thua lỗ rất nhiều. Nhiều “nhà phân tích kỹ thuật: tin rằng giá cổ phiếu trình tương lai được dự đoán dựa vào những hình mẫu lịch sử lặp đi lặp lại và giá luôn luôn đúng nên không cần phải quan tâm đến yếu tố cơ bản.

Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật chứng khoán là phân tích cổ phiếu dựa vào biến động giá của quá khứ, nó đi theo lý thuyết Dow. Để hiểu các hoạt động phân tích kỹ thuật và dự đoán các xu hướng trong tương lai, bạn cần biết các điểm sau: 

1. Xu hướng

Các xu hướng xác định hướng đi của thị trường hay cổ phiếu – điều này cho ta định hướng và hướng dẫn sự vận hành của cổ phiếu và vận động của thị trường. Chúng có thể có ba loại:

  • Xu hướng tăng (Uptrend): Khi nhu cầu ở mức cao, nguồn cung thấp, và giá cổ phiếu tăng.
  • Xu hướng giảm (Downtrend): Khi nhu cầu ở mức thấp và cung cao, và giá cổ phiếu giảm điểm.
  • Xu hướng ngang (Sideways): Đường ngang phát sinh từ mức cung và cầu bằng nhau, giá giao động nhỏ xung quanh trục nằm ngang.

2. Đường xu hướng

Khi xu hướng được phản ánh  trong biểu đồ, các đường xu hướng được thêm vào biểu đồ để làm rõ thông tin cho đối tượng cổ phiếu mà bạn quan tâm. Nhìn vào biểu đồ sau có chứa một đường xu hướng màu xanh lá hoặc đỏ.

Khi xu hướng được phản ánh trong biểu đồ, các đường xu hướng được thêm vào biểu đồ để làm rõ thông tin cho đối tượng cổ phiếu mà bạn quan tâm. Nhìn vào biểu đồ sau có chứa một đường xu hướng màu xanh lá hoặc đỏ

3. Khối lượng

Khối lượng là số cổ phần của một công ty hay của toàn bộ thị trường được giao dịch trong một khoảng thời gian cụ thể.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà các nhà phân tích kỹ thuật muốn đầu tư chứng khoán cần xem xét.

Các nhà phân tích kỹ thuật nghiên cứu dữ liệu lịch sử về khối lượng của công ty và dự đoán hướng đi của cổ phiếu để có thể thực hiện việc mua bán.

Họ tin rằng khi giá tăng lên với khối lượng tăng lên thì điều này cho giá cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai. 

4. Các dạng Biểu đồ

Biểu đồ giá là đồ thị diễn biến giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian. Ở thể giới có nhiều loại biểu đồ, như biểu đồ đường (line chart), biểu đồ thanh (bar chart), biểu đồ nến Nhật (Candlestick chart), biểu đồ điểm và hình vẽ… Tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta thường dùng phổ biến nhất là biểu đồ Nến Nhật.

  1. Các trường phái và phương pháp Phân tích kỹ thuật

Có rất nhiều trường phái và phương pháp phân tích kỹ thuật khác nhau, nhưng sau đây là những trường phái, phương pháp thông dụng nhất:

6.1 Trường phái, phương pháp phân tích đồ thị nến Nhật (Candlestick Charting).

Biểu đồ nến Nhật là một trong những phương pháp phân tích phổ biến nhất cũng như được sử dụng rộng rãi bởi các traders. Với phương pháp này sẽ giúp nhà đầu tư xác định được hướng đi của thị trường. 

Đối với phương pháp này, nhà đầu tư cần lưu ý một số điểm sau:

  • Thân nến càng dài chứng tỏ sức mua/bán càng lớn. Thân nến dài cho thấy được sự chênh lệch giữa giá mở và đóng cửa. Điều này sẽ chứng tỏ được phe mua đang áp đảo phe bán nếu nên có màu xanh. Và ngược lại khi nến có màu đỏ thì phe bán đang gây áp lực với phe mua.
  • Thân nến ngắn cho thấy thị trường đang chững lại, cả 2 phe đều đang lưỡng lự chưa quyết định.
  • Bóng nến dài chứng tỏ thị trường đang có sự cạnh tranh giữa 2 phe. Cả 2 phe đều mua bán mạnh khiến giá tăng giảm liên tục. Cần quan tâm đến đỉnh của bóng nến (giá cao nhất/thấp nhất) để đánh giá các mức cản (ngưỡng hỗ trợ, ngưỡng kháng cự).

6.2 Trường phái, phương pháp phân tích nguyên lý sóng Elliott (Elliott Wave Theory).

Một phương pháp cũng được ưa chuộng khác bởi các nhà đầu tư chính là phương pháp phân tích nguyên lý song Elliot. Với phương pháp này, bạn có thể:

  • Xác định được xu hướng của thị trường
  • Xác định các chuyển động giá ngược xu hướng 
  • Xác định khả năng đảo chiều của xu hướng 

6.3 Trường phái, phương pháp ứng dụng mô hình đảo chiều (Reversal) và mô hình tiếp tục (continues).

Trái với 2 phương pháp trên, mô hình này lại khá hiếm gặp trên thị trường. Mô hình nến Island Reversal (Hòn Đảo Đảo Chiều) là mô hình gồm một hoặc nhiều nến nằm cách biệt và ngăn cách với phần còn lại của biểu đồ bằng những khoảng trống (gap). Đây là mô hình đảo chiều có thể xuất hiện trong cả hai xu hướng tăng hoặc giảm.

6.4 Trường phái, phương pháp phân tích lý thuyết Dow (Dow Theory)

Lý thuyết Dow được xem là nền tảng, và viên gạch đầu tiên để nghiên cứu về phân tích kỹ thuật. Tuy bị vấn đề về độ trễ, trái ngược với Nến Nhật, nhưng nó luôn được nhiều nhà đầu tư coi trọng.

Lý thuyết Dow thể hiện biến động của thị trường chung hoặc của từng mã cổ phiếu hay cặp tiền tệ nào đó. Khi thị trường chứng khoán tăng hoặc giảm, dù có 1 số cổ phiếu đi ngược với thị trường nhưng theo nhiều nhà đầu tư thì ¾ cổ phiếu sẽ giao động giống thị trường & chắc chắn mã cổ phiếu của bạn cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều về xu hướng.

6.5 Phương pháp ứng dụng xường xu hướng (Trendline Charting).

Đường xu hướng là một chỉ báo quan trọng dùng để xác định xu hướng tăng hay giảm của thị trường, trên biểu đồ chứng khoán. Đường xu hướng không chỉ giúp bạn nhận biết được thị trường đang là sóng tăng (Uptrend) hay sóng giảm (Downtrend), mà còn giúp bạn xác định được thời điểm đặt lệnh mua bán thích hợp.

6.6 Phương pháp ứng dụng dãy số fibonacci (Fibonacci Series).

Fibonacci là một chỉ báo trong phân tích kỹ thuật có nguồn gốc từ một lý thuyết toán học của Leonardo Fibonacci từ thế kỷ 12.

Theo lý thuyết này, Fibonacci là một chuỗi các số bắt đầu là 0, 1 và số phía sau là tổng của 2 số đứng liền trước.

Dãy số Fibonacci: 0,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89,144,233,377,610,..

Từ dãy số này, người ta chia các số trong dãy số cho nhau và phát hiện ra các tỷ lệ: 161.8%, 23.6%,  28.2%, 61.8%. Nhiều nhà phân tích cho rằng các tỷ lệ này là các mức nổi bật trong giao dịch và phân tích kỹ thuật. Về cơ bản, có 3 mức quan trọng thường được sử dụng là 23.6%, 38.2% và 61.8%.

6.7 Phương pháp ứng dụng các hệ thống chỉ báo Phân tích kỹ thuật (Technical Indicator).

Phân tích kỹ thuật là việc sử dụng các dữ liệu thị trường (dữ liệu thống kê về diễn biến giá và khối lượng chứng khoán giao dịch), các học thuyết thị trường mang tính kỹ thuật và biểu diễn thực trạng giao dịch qua các mô hình, biểu đồ để nghiên cứu, phân tích, nhận dạng, đánh giá các trào lưu lên xuống giá của thị trường trong hiện tại. 

6.8 Phương pháp ứng dụng điểm Pivot (Pivot Point).

Đây là phương pháp giao dịch đơn giản nhất, theo đó các nhà đầu tư sẽ sử dụng điểm Pivot như một ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ thông thường. Thực tế, pivot point là điểm mà giá đã chạm tới mức hỗ trợ và kháng cự nhưng sau đó lại đảo chiều quay ngược trở lại.

6.9 Phương pháp đầu tư CANSLIM của Ông William O’Neil

CANSLIM là phương pháp lựa chọn cổ phiếu được William O’Neil – một nhà môi giới chứng khoán rất thành công ở Los Angeles phát minh.

Quan điểm đầu tư chính của O'Neil là việc tìm kiếm các cổ phiếu tăng trưởng có tiềm năng tăng giá nhanh nhất kể từ thời điểm mua vào theo phương châm: mua cổ phiếu tốt, bán cổ phiếu xấu.

Bảy chữ cái trong CANSLIM thể hiện những yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công của một cổ phiếu:

C- Current Quarterly Earnings Per Share – Lợi tức trên cổ phần quý hiện tại

A – Annual earnings growth – Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm

N – New products, New Management, New Highs – Sản phẩm mới, quản lý mới, mức giá mới

S – Share outstanding – Số lượng cổ phiếu lưu hành

L – Leading industry – Cổ phiếu dẫn đầu ngành

I – Institutional Sponsorship – Sự ủng hộ của các định chế tài chính

M – Market direction – Định hướng thị trường

6.10 Phương pháp phân tích của Wyckoff – Wyckoff Analysis

Phương pháp Wyckoff là một loạt các quy luật, nguyên tắc và kỹ thuật giao dịch được thiết kế nhằm giúp trader đánh giá tổng thể thị trường, tìm ra những cổ phiếu có lợi nhuận tiềm năng và xác định mục tiêu giao dịch.

Phương pháp luận của Wyckoff dựa trên 3 quy luật, ảnh hưởng đến toàn bộ các khía cạnh của phân tích và nhận định thị trường, bao gồm việc xác định xu hướng hiện tại và tương lai của từng cổ phiếu tiềm năng và của toàn thị trường, lựa chọn cổ phiếu tốt nhất để giao dịch, xác định phạm vi giao dịch và dự đoán mục tiêu lợi nhuận theo xu hướng từ hành vi của giá trong một biên độ nhất định. 3 quy luật đó là:

  • Quy luật Cung – Cầu (The law of supply and demand)
  • Quy luật Nhân – Quả (The law of cause and effect)
  • Quy luật Nỗ lực –  Kết quả (The law of Effort and Result)

Trên đây là những hướng dẫn phân tích kỹ thuật cơ bản trong đầu tư chứng khoán. Chúng tôi hy vọng bài viết này giúp bạn chọn lựa được phương pháp phân tích phù hợp với mình có thật nhiều giao dịch như ý muốn.

 

 

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến

Cùng chuyên mục

TheBrokers.vn_Banner_363×680.png