logo
Banner-JuraTrade-1.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ tư, 10/06/2020

Đồng USD Sắp Sụp Đổ

(Bloomberg Opinion) -- Kỷ nguyên “siêu đặc quyền” của đồng USD nước Mỹ, với vai trò là tiền tệ dự trữ chủ yếu của thế giới đang dần kết thúc. Cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Valery Giscard d’Estaing đã đưa ra thuật ngữ “siêu đặc quyền” trên trong thập kỷ 1960, phần lớn trong sự thất vọng và phàn nàn về một Hoa Kỳ bòn rút từ phần còn lại của thế giới để thỏa mãn mức sống cao ngất của mình. Trong gần 60 năm, thế giới than phiền nhưng chẳng làm gì để thay đổi điều đó cả. Những ngày tháng như vậy sắp qua đi rồi.

Kỷ nguyên “siêu đặc quyền” của đồng USD nước Mỹ, với vai trò là tiền tệ dự trữ chủ yếu của thế giới đang dần kết thúc. Kỷ nguyên “siêu đặc quyền” của đồng USD nước Mỹ, với vai trò là tiền tệ dự trữ chủ yếu của thế giới đang dần kết thúc.

Thế cân bằng đang lung lay

Mức sống của người Mỹ, vốn đã chịu sức ép từ đại dịch COVID-19, sẽ càng bị thắt chặt lại hơn bao giờ hết. Cùng lúc đó, thế giới đang nghi ngờ sâu sắc về giả định "chủ nghĩa biệt lệ" từng một thời được chấp nhận rộng rãi của nước Mỹ. Tiền tệ tạo ra sự cân bằng cho hai nguồn lực đó là nền tảng kinh tế quốc nội và nhận định ngoài nước về thế mạnh và thế yếu quốc gia. Thế cân bằng đó đang lung lay, và sự sụp đổ của USD rất có thể sẽ sớm diễn ra.

Mầm mống của vấn đề này bắt nguồn từ sự thâm hụt tiết kiệm sâu sắc trong nước Mỹ, thể hiện rất rõ ràng từ trước đại dịch. Trong quý đầu tiên năm 2020, tiết kiệm ròng quốc gia, bao gồm tiết kiệm được điều chỉnh theo khấu hao của các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ, đã giảm xuống còn 1,4% trong thu nhập quốc dân. Đây là mức thấp nhất kể từ cuối năm 2011 và bằng 1/5 của mức trung bình 7% trong giai đoạn từ 1960 đến 2005.

Đồng USD chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19

Vừa thiếu tiết kiệm trong nước, vừa muốn đầu tư và phát triển, Mỹ đã tận dụng rất tích cực vai trò đồng tiền dự trữ chính của thế giới của đồng USD, và rút ra rất nhiều tiền thặng dư tiết kiệm từ nước ngoài. Nhưng việc đấy đi kèm với một cái giá phải trả. Để thu hút nguồn vốn quốc tế, Hoa Kỳ chịu thâm hụt tài khoản hiện tại - đó là thước đo thương mại rộng nhất vì nó bao gồm việc đầu tư - thường niên kể từ năm 1982.

Dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng kinh tế nó gây ra đang khiến sự căng thẳng giữa việc tiết kiệm và tài khoản vãng lai đi đến giới hạn. “Thủ phạm” chính là sự thâm hụt ngân sách mang tính bùng nổ của chính phủ. Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội lưỡng đảng của  Hoa Kỳ, lượng thâm hụt ngân sách liên bang có khả năng tăng vọt lên mức kỷ lục 17,9% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2020, trước khi được hy vọng giảm xuống còn 9,8% vào năm 2021.

Lượng tiết kiệm quốc nội giảm mạnh

Những người lao động Mỹ thất nghiệp và sợ hãi đã cứu cánh ban đầu cho một phần đáng kể trong hỗ trợ tài chính. Điều này có xu hướng giảm nhẹ một số áp lực trước mắt đối với tiết kiệm quốc gia nói chung. Tuy nhiên, dữ liệu hàng tháng của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ cho thấy, sự gia tăng thâm hụt liên bang có liên quan đến cuộc khủng hoảng đã vượt xa tăng trưởng tiết kiệm cá nhân của những người dân sợ sệt, trong đó lượng thâm hụt tháng 4 là gấp 5 lần so với trong quý đầu tiên, hay là lớn hơn đến 50% so với gia tăng tiết kiệm cá nhân trong tháng 4.

Nói cách khác, lượng tiết kiệm quốc nội, vốn đã giảm mạnh, giờ lại còn chịu áp lực sụt giảm thêm. So với tình hình trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khi tiết kiệm ròng trong nước lần đầu tiên được ghi nhận ở mức âm, trung bình -1,8% thu nhập quốc dân từ quý 3 năm 2008 đến quý 2 năm 2010, giờ đây một sự sụt giảm mạnh hơn, tiến sâu hơn về mức âm là rất có thể, nhiều khả năng sẽ rơi vào khoảng -5% đến -10% chưa từng thấy trước đây bao giờ.

Và đó là lúc mà đồng USD sẽ bị sự ảnh hưởng.

Ở hiện tại thì đồng tiền vẫn còn mạnh, hưởng lợi từ lượng nhu cầu an toàn điển hình, hiển nhiên lâu nay trong những thời kỳ khủng hoảng. Theo như dữ liệu từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, so với nhiều đồng tiền giao dịch với Mỹ, đồng USD trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4 đã tăng 7% theo trọng số thương mại đã có điều chỉnh sau lạm phát, đến mức 33% cao hơn mức thấp hồi tháng 7/2011 (Dữ liệu sơ bộ có cho thấy một cú trượt giảm nhỏ vào đầu tháng 6). 

Thế nhưng việc tiết kiệm giảm và tài khoản vãng lai chịu thâm hụt tăng mạnh này rất có thể sẽ còn khiến tình hình vượt xa mức GDP -6,3% kỷ lục ghi nhận hồi cuối năm 2005. Có là tiền tệ dự trữ hay không chăng nữa, đồng USD cũng không thể không bị ảnh hưởng trong trường hợp như vậy.

Câu hỏi quan trọng là, thứ gì sẽ châm ngòi cho sự suy giảm đây?

Chẳng cần nhìn đâu xa hơn chính quyền của ông Trump. Các chính sách thương mại bảo hộ mậu dịch, việc rút khỏi các tổ chức và những “trụ cột” của thế giới như Thỏa thuận chung Paris về Biến đổi Khí hậu, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Tổ chức Y tế Thế giới và các liên minh Đại Tây Dương truyền thống, cách quản lý sai lầm trong việc đối phó với dịch COVID-19, cộng với sự hỗn loạn xã hội chưa từng thấy kể từ cuối thập niên 1960, tất cả những điều này là biểu hiện rõ mồn một cho sự yếu kém đi mạnh mẽ trong vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ.

Lúc kinh tế bắt đầu đi vào ổn định sau khủng hoảng, được kỳ vọng là vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2021, người ta sẽ chấp nhận việc đó (sự suy giảm của đồng USD) khi các khoản tiết kiệm trong nước lao dốc. Đồng USD có thể sẽ còn giảm sâu hơn cả mức thấp hồi tháng 7/2011, suy yếu đến 35% theo trọng số thương mại, đã điều chỉnh sau lạm phát.

Sự sụp đổ sắp đến của đồng USD sẽ mang ba hệ lụy chính:

Lạm phát - một bước đệm mở đầu ngắn hạn để chống lại giảm phát, nhưng sẽ đi kèm với một nền kinh tế với sự phục hồi khiêm tốn hậu COVID-19, một lý do khác để lo lắng về nguy cơ bắt đầu đình lạm - một sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế kém và lạm phát gia tăng, sẽ tàn phá thị trường tài chính vô cùng.

Hơn nữa, ở mức độ mà đồng USD yếu hơn là biểu hiện cho bùng nổ thâm hụt tài khoản vãng lai, sẽ có thêm sự gia tăng mạnh mẽ trong thâm hụt thương mại Mỹ. Áp lực bảo hộ mậu dịch đối với khoảng lớn nhất trong sự thiếu hụt thương mại đa phương với 102 quốc gia - như là sự mất cân bằng thương mại song phương với Trung Quốc - sẽ gây tác dụng ngược và chuyển hướng thương mại sang các nhà sản xuất khác với chi phí cao hơn, sẽ đánh thuế hiệu quả người tiêu dùng bị bao vây của Mỹ.

Ai sẽ tài trợ thâm hụt tiết kiệm?

Cuối cùng, trước mong muốn tách rời tương quan tài chính khỏi Trung Quốc của Mỹ tại thời điểm không hề tốt đẹp, ai sẽ tài trợ cho thâm hụt tiết kiệm của một quốc gia mà cuối cùng đã mất đi “siêu đặc quyền” đây? Và nguồn quỹ đó sẽ yêu cầu những gì - cụ thể như là lãi suất?

Giống như dịch COVID-19 và tình trạng hỗn loạn chủng tộc, sự sụp đổ của đồng USD toàn năng sẽ khiến vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu của một nền kinh tế thiếu hụt tiết kiệm như Mỹ lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn. “Siêu đặc quyền” là thứ cần phải giành được, chứ không nên xem là điều đương nhiên vốn có.

Minh Thanh - Theo Yahoo Finance

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

banner-investo.info_.jpg