Là một trong những lệnh giao dịch vô cùng quan trọng, Take Profit được coi là nguyên tắc đầu tư cần thiết mỗi khi vào vị thế mua bán trên thị trường tài chính. Vậy lệnh Take Profit là gì? Lệnh chốt lời có ý nghĩa gì? Có phương pháp đầu tư nào hiệu quả để giao dịch với lệnh chốt lời Take Profit không? Cùng Investo tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!
Take Profit (TP) hay còn gọi là lệnh chốt lời là lệnh bổ sung đi kèm với lệnh giao dịch vào vị thế chính của các trader trên sàn. Lệnh Take Profit không bắt buộc và được đặt tại mức giá mà trader dự đoán hành động giá sẽ chạm tới và phù hợp nhất để chốt lời.
Có hai kết quả sẽ xảy ra khi đặt lệnh giao dịch Take Profit trên thị trường:
Lệnh chốt lời Take Profit thường được đặt tại những vùng tranh chấp giá quan trọng hoặc được đặt dựa trên công cụ Fibonacci, đảm bảo tỷ lệ R:R.
Ví dụ:
Một nhà đầu tư mua 100 cổ phiếu công ty ABC với giá $50/cổ phiếu. Họ kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ tăng lên $60 trong thời gian ngắn. Để đảm bảo lợi nhuận khi đạt mục tiêu, nhà đầu tư đặt lệnh take profit ở mức $60.
Nếu giá cổ phiếu ABC tăng lên $60, lệnh take profit sẽ tự động được kích hoạt, bán toàn bộ 100 cổ phiếu ở mức giá này. Nhà đầu tư thu được lợi nhuận $10/cổ phiếu, tổng cộng $1,000.
Lệnh take profit giúp nhà đầu tư tự động chốt lời khi đạt mục tiêu mà không cần theo dõi thị trường liên tục. Tuy nhiên, nó cũng có thể khiến họ bỏ lỡ cơ hội nếu giá tiếp tục tăng cao hơn mức take profit đã đặt.
Với các trader chuyên nghiệp, việc đặt lệnh Take Profit và lệnh Stop Loss được xem như một “nguyên tắc giao dịch” bắt buộc phải có trong bất cứ vị thế vào lệnh nào. Việc đặt lệnh chốt lời Take Profit đem đến cho nhà đầu tư những ý nghĩa sau:
Lưu ý: Lệnh chốt lời Take Profit đặc biệt cần thiết đối với các trader giao dịch ngắn hạn như scalper hoặc day trader, vì công cụ này hỗ trợ thực hiện được cả 3 vai trò của các vị thế ngắn này. Tuy nhiên, lệnh chốt lời có thể được bỏ qua đối với các phương pháp giao dịch dài hạn như Swing Trader hay Position trader vì nó giảm làm đi lợi nhuận tiềm năng trong dài hạn.
Để thiết lập lệnh Take Profit hiệu quả, bạn cần phân tích kỹ thuật và xác định mức giá hợp lý. Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích như Fibonacci retracement, các mức hỗ trợ và kháng cự, hoặc các chỉ báo xu hướng.
Để tối ưu hóa quản lý rủi ro, hãy thiết lập cả lệnh Take Profit và Stop Loss cùng nhau. Lệnh Take Profit giúp bạn bảo vệ lợi nhuận, trong khi lệnh Stop Loss giảm thiểu thua lỗ. Bên cạnh đó, việc kết hợp hai lệnh này cũng cho phép bạn đánh giá và điều chỉnh chiến lược giao dịch của mình dựa trên các điều kiện thị trường và mục tiêu đầu tư. Nếu bạn thấy rằng cổ phiếu có xu hướng biến động mạnh, bạn có thể điều chỉnh mức lệnh Stop Loss để phù hợp với biến động đó mà không làm giảm hiệu quả của lệnh Take Profit.
Ví dụ:
Giả sử bạn đang đầu tư vào cổ phiếu của công ty XYZ. Bạn dự đoán rằng giá cổ phiếu sẽ tăng từ mức hiện tại là 50.000 VNĐ lên 55.000 VNĐ. Để bảo vệ lợi nhuận, bạn thiết lập lệnh Take Profit ở mức 55.000 VNĐ, nghĩa là khi giá cổ phiếu đạt đến mức này, hệ thống sẽ tự động bán cổ phiếu và chốt lời cho bạn.
Tuy nhiên, để bảo vệ bạn khỏi những rủi ro không lường trước, bạn cũng nên thiết lập một lệnh Stop Loss. Ví dụ, bạn đặt lệnh Stop Loss ở mức 48.000 VNĐ. Điều này có nghĩa là nếu giá cổ phiếu giảm xuống dưới mức này, hệ thống sẽ tự động bán cổ phiếu của bạn, giúp bạn giảm thiểu thua lỗ.
Có 2 cách để đặt lệnh chốt lời cho một công cụ giao dịch cụ thể trên nền tảng MT4, bao gồm:
Với chiến thuật này, nhà đầu tư sẽ xác định và đặt lệnh chốt lời Take Profit ngay từ ban đầu. Điều này rất cần thiết vì thị trường giao dịch luôn luôn biến đổi liên tục, nếu không kịp điều chỉnh chốt lời thì giá sẽ chuyển động một cách không thể kiểm soát được.
Để đặt lệnh Take Profit co một lệnh mới, trader vào lệnh như bình thường, tuy nhiên không phải là đặt lệnh sử dụng chức năng one - click.
Lưu ý, tại các ô Stop Loss và Take Profit, trader chỉ cần nhập mức giá dừng lỗ và chốt lời mong muốn theo đúng kỳ vọng. Đối với lệnh Buy, mức giá kỳ vọng chốt lời phải cao hơn mức giá đặt lệnh, giá kỳ vọng Stop Loss phải thấp hơn mức giá kỳ vọng và ngược lại đối với lệnh Sell.
Trong trường hợp vì một lý do nào đó, trader không thể đặt lệnh Stop Loss và Take Profit ngay từ ban đầu hoặc cần thay đổi, chỉnh sửa lệnh trên MT4, trader chỉ cần thao tác đơn giản vài bước cơ bản dưới đây:
Giao dịch với lệnh chốt lời Take Profit Order, nhà đầu tư có thể ứng dụng cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật để xác định điểm vào lệnh khác nhau. Nhà đầu tư sẽ có các điểm tựa là các mốc quan trọng trên biểu đồ theo các công cụ phân tích đối với trường phái đầu tư phân tích kỹ thuật. Ngược lại, nếu lựa chọn phân tích theo tin tức thì phương pháp giao dịch hoàn toàn lệ thuộc vào tỷ lệ R:R.
Cụ thể, có 3 phương pháp giao dịch hiệu quả với lệnh chốt lời Take Profit nhà đầu tư có thể cân nhắc tham khảo dưới đây:
Nếu giao dịch đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư sẽ có thể tìm kiếm cách đặt lệnh chốt lời dựa trên những công cụ phân tích tiềm năng như: mô hình giá, đường trendline và kênh giá hoặc linh động kết hợp các chỉ báo kỹ thuật với nhau.
Cụ thể:
Khi thị trường giao dịch có xu hướng rõ ràng (xu hướng tăng hoặc giảm), 2 đường trendline của kênh giá sẽ đóng vai trò như những đường kháng cự và hỗ trợ quan trọng. Khi đó, trader có thể tìm điểm vào lệnh và chốt lời hiệu quả dựa trên mức kháng cự và hỗ trợ tiềm năng này,
Cách vào lệnh:
Trong trường hợp thị trường không có xu hướng rõ ràng, thị trường ở trạng thái sideway (Đi ngang), trader có thể đặt lệnh Take Profit trùng với mức giá tại đường hỗ trợ đối với lệnh Sell, đặt tại mức giá chốt lời tại đường kháng cự đối với lệnh Buy.
Hướng dẫn đặt Stop Loss Take Profit theo giao dịch dựa trên trendline và giáMô hình giá không chỉ là công cụ hỗ trợ xác định xu hướng thị trường, tìm điểm vào lệnh tiềm năng mà mô hình giá còn giúp trader tìm điểm chốt lời Take Profit hiệu quả.
Để giao dịch kỹ thuật dựa trên mô hình giá, lệnh chốt lời Take Profit sẽ cách điểm vào lệnh một đoạn đúng bằng chiều cao của các mô hình giá.
Ví dụ:
Tìm điểm chốt lời dựa trên tỷ lệ R:R (tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận) là một trong những cách đặt lệnh Take Profit dựa trên cả trường phái phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản. Trong đó:
Không có con số R:R nhất định, tỷ lệ R:R hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược của từng nhà đầu tư, mức độ chấp nhận rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người.
Đối với phương pháp giao dịch này, trader có thể vào lệnh dựa trên số pip đặt cho SL để tìm điểm chốt lời hợp lý, có thể cân nhắc tham khảo tỷ lệ R:R lớn hơn 1:2 hoặc 1:3.
Lưu ý: Mặc dù trader có thể sử dụng tỷ lệ R:R kỳ vọng để xác định mức chốt lời Take Profit nhưng tuy nhiên trong trường hợp chiến lược của nhà đầu tư có thể xác định được cả 2 yếu tố Stop Loss và Take Profit, mà hai yếu tố này đều tạo ra tỷ lệ R:R thấp (chẳng hạn 1:0:8), thì trader không nên thực hiện vào lệnh giao dịch. Đồng thời, tuyệt đối không được điều chỉnh nới điểm chốt lời để đạt được tỷ lệ R:R kỳ vọng đối với những trường hợp này.
Đặt điểm chốt lời dựa trên tỷ lệ R:RPhương pháp giao dịch đặt lệnh Take Profit theo Fibonacci mở rộng sẽ có cơ sở, điểm tựa chắc chắn và xác suất thành công cao hơn giao dịch đặt chốt lời theo tỷ lệ R:R.
Không cần phân biệt vị thế vào lệnh là Buy hay Sell, giao dịch theo Fibonacci mở rộng, trader chỉ cần cân nhắc các cột mốc quan trọng bao gồm 78,6%, 100%, 168% hoặc 268%.
Đặt lệnh tại mức giá nào hoàn toàn phụ thuộc vào kỳ vọng của trader và diễn biến hành động giá trên thị trường. Chẳng hạn, nếu giao dịch đảo chiều hoặc vào lệnh tại thời điểm mở đầu xu hướng, trader có thể cân nhắc vào lệnh chốt lời tại các điểm giá kỳ vọng ở mức cao như 168%, 268% hoặc thậm chí cao hơn.
Ví dụ: Quan sát cách giao dịch cặp tiền USD/JPY tại khung thời gian H1.
Đặt lệnh chốt lời hiệu quả theo Fibonacci.Trong trường hợp này, trader tìm kiếm lệnh Buy thuận theo xu hướng chính, khi 2 đường MA12 và M28 giao cắt nhau, tạo thành một vùng đáy sideway trong xu hướng uptrend. Điểm vào lệnh Buy sẽ là 129,942. Dựa vào công cụ Fibonacci mở rộng, trader sẽ xác định được các điểm giá quan trọng mà giá thị trường có thể sẽ đi qua như 78,6%, 100%, 168%, 268%,...
Cụ thể, trong trường hợp tại hình minh hoạ, trader có thể lựa chọn Take Profit tại hai mốc 131,577 trùng với mức Fibonacci 168% hoặc mốc 132,594 trùng với mức Fibonacci 218%.
Các sai lầm thường gặp khi sử dụng lệnh Take Profit
Đặt mức Take Profit quá gần có thể dẫn đến việc thoát lệnh quá sớm, bỏ lỡ cơ hội lợi nhuận lớn hơn.
Nhiều nhà đầu tư dựa vào cảm xúc thay vì phân tích kỹ thuật khi thiết lập lệnh Take Profit. Việc này có thể dẫn đến các quyết định kém hiệu quả.
Một số nhà đầu tư không sử dụng lệnh Take Profit vì tin rằng giá sẽ tiếp tục tăng. Điều này có thể dẫn đến việc mất lợi nhuận khi giá đảo chiều.
>>> Xem thêm: Lệnh Stop Order là gì? Các loại lệnh dừng và cách đặt lệnh
Trên đây, Investo đã giải đáp lệnh Take Profit là gì, ý nghĩa, hướng dẫn cách đặt lệnh chốt lời và 3 phương pháp giao dịch đặt lệnh chốt lời hiệu quả. Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trên, các trader đã hiểu rõ hơn về lệnh giao dịch quan trọng này. Từ đó ứng dụng và đầu tư kiếm lợi nhuận tối đa trên thị trường tài chính.
Lệnh Take Profit sẽ có hiệu lực cho đến khi giá cổ phiếu đạt mức đã thiết lập hoặc bạn tự hủy lệnh. Nếu không đạt mức này, lệnh sẽ vẫn tồn tại cho đến khi bạn thực hiện hành động khác.
Có, bạn hoàn toàn có thể hủy hoặc sửa lệnh Take Profit bất kỳ lúc nào trước khi nó được kích hoạt. Hãy truy cập vào nền tảng giao dịch của bạn để thực hiện các thay đổi cần thiết.
Lệnh Take Profit và Stop Loss hoạt động độc lập, nhưng bạn có thể thiết lập cả hai để cùng quản lý rủi ro và lợi nhuận. Chúng không ảnh hưởng trực tiếp đến nhau, nhưng cả hai sẽ được thực hiện nếu điều kiện tương ứng được thỏa mãn.
Lan Hương