Không ai có thể phủ nhận những ứng dụng vô cùng tuyệt vời của chỉ báo RSI cơ bản trong phân tích giao dịch và đầu tư. Tuy nhiên, nhiều trader còn sáng tạo ra chỉ báo RSI chuyên sâu, giúp quá trình giao dịch hi ệu quả hơn. Cùng Investo khám phá chi tiết về chỉ báo RSI chuyên sâu ngay dưới đây nhé!
-
Chỉ số RSI là gì? Công thức tính chỉ báo RSI
RSI (Relative Strength Index) là chỉ báo kỹ thuật giúp xác định mức độ mua vào hoặc bán ra của một cổ phiếu hoặc một tài sản chính.
RSI là gì?
Để tính toán RSI, trader chỉ cần áp dụng công thức vô cùng đơn giản dưới đây:
Công thức tính RSI
-
- RSI quá mua/quá bán: Chỉ báo RSI được dùng để xem xét xu hướng giá cả trong tương lai:
- Khi giá ở vùng quá mua (RSI > 70) và cắt lên trên mức này thì giá có tính đảo chiều giảm.
- Khi giá ở vùng quá bán (RSI < 30) và cắt xuống dưới mức này thì giá có tính đảo chiều tăng trở lại.
- RSI phân kỳ/hội tụ: Thông qua việc nối đỉnh giá với đỉnh giá, đáy giá với đáy giá, trader có thể xác định được phân kỳ RSI, hội tụ RSI, từ đó ra quyết định ngừng bán, ngừng mua, chuẩn bị xác định điểm mua vào, bán ra hiệu quả.
-
- Ngưỡng 30: Đây là ngưỡng quá bán (RSI OverSold), cho thấy thị trường có khả năng sắp chạm đến một điểm đáy tạm thời, trader nên xem xét mua vào.
- Ngưỡng 50: Đây là ngưỡng cân bằng giữa sức mua và sức bán.
- Ngưỡng 70: Đây là ngưỡng quá mua (RSI OverBought), cho thấy thị trường đang tiến đến gần một đỉnh tạm thời, nhà đầu tư cần xem xét bán ra hoặc chốt lời RSI ở mức cao.
Ý nghĩa của RSI chuyên sâu
-
Lợi ích của việc áp dụng chiến lược RSI chuyên sâu trong giao dịch
Sử dụng phiên bản nâng cấp RSI chuyên sâu sẽ giúp trader khắc phục các hạn chế về tín hiệu không chính xác hoặc sự khó hiểu của RSI thông thường. Bên cạnh đó, áp dụng RSI chuyên sâu còn đem lại các lợi ích như:
- Giúp trader hiểu rõ hơn về các xu hướng RSI chuyên sâu và thị trường, dễ dàng thiết lập các chiến lược giao dịch: RSI thường xuống dưới mức 30 hoặc thấp hơn trong các giai đoạn giảm giá. Ngược lại, trong các giai đoạn tăng giá, RSI sẽ duy trì ở mức trên 30 và thường xuyên đạt 70.
- Xác định tình trạng quá mua quá bán nhanh chóng trên thị trường: Trader có thể xác định dễ dàng tình trạng thị trường thông qua các ngưỡng tín hiệu 30/70, 20/80,...
- Cho phép dự đoán khả năng đảo chiều xu hướng chính xác hơn: Trong một loạt các đợt tăng giá liên tiếp, nếu RSI không thể vượt qua ngưỡng 70, sau đó giảm xuống dưới mức 30, điều này thể hiện xu hướng tăng giá đang suy yếu và rất có thể bị đảo chiều.
Lợi ích của việc áp dụng RSI chuyên sâu trong giao dịch.
-
Cách sử dụng RSI chuyên sâu để xác định xu hướng và điểm mua/bán phù hợp.
-
Các ngưỡng RSI quan trọng để xác định điểm mua/bán phù hợp
Đây là ngưỡng phổ biến và được ứng dụng thường xuyên nhất khi phân tích RSI. Theo đó, trader có thể nhận diện xu hướng và các điểm đảo chiều xu hướng thông qua chỉ báo này bằng cách sau:
- Nếu RSI < 30 trên D1: Thị trường đang có xu hướng từ giảm lên tăng và gần vùng quá bán, trader nên chuyển sang khung giao dịch H4 để mua.
- Nếu RSI > 70 trên D1: Thị trường đang có xu hướng chuyển từ tăng sang giảm và gần vùng quá mua, trader nên chuyển sang khung giao dịch H4 để bán.
Chỉ số RSI chuyên sâu ngưỡng 30/70
Ngưỡng 20/80 của chỉ báo RSI thường được sử dụng trong các phân tích chứng khoán, ngoại hối và giao dịch quyền chọn.
Cụ thể, chiến lược giao dịch RSI ngưỡng 20/80:
- Bước 1: Tìm một cặp tiền tệ đang ở mức cao nhất trong vòng 50 ngày giao dịch.
- Bước 2: Sau khi tìm thấy một cây nến ở mức thấp nhất trong vòng 50 ngày giao dịch, trader kết hợp phân tích với chỉ số RSI từ 20 trở xuống, thậm chí là RSI từ 80 trở lên nếu nó ở mức cao.
- Bước 3: Đợi giá thứ hai đóng sau giá đầu tiên đã xác định, nếu giá tạo đáy thấp hơn thì bộ dao động cũng sẽ tạo các đáy thấp hơn. Ngược lại, điều đó có nghĩa là giá và chỉ báo chỉ đang dao động phân kỳ với nhau.
- Bước 4: Đợi giá đi theo hướng giao dịch, đợi một cây nến đóng cửa ngay phía trên cây nến đầu tiên đã xác định rồi mới tham gia giao dịch.
- Bước 5: Đặt điểm cắt lỗ dưới vùng hỗ trợ.
Chỉ số RSI chuyên sâu ngưỡng 20/80.
Trader có thể dựa vào ngưỡng 45/55 để xác định xu hướng mới. Cụ thể, vùng không có xu hướng là vùng nằm trong khoảng từ 45 đến 55. Khi giá rời khỏi phạm vi này, một xu hướng mới sẽ không bắt đầu.
- Nếu giảm xuống dưới 45, thị trường đang trong xu hướng giảm.
- Nếu tăng trên 55, thị trường đang trong xu hướng tăng.
Chỉ số RSI chuyên sâu ngưỡng 45/55.
-
-
- RSI 2 kỳ giảm dưới mức 5.
- Giá breakout ra khỏi mức kháng cự trước khi RSI rơi vào quá mua (có tín hiệu tăng giá).
- RSI 2 kỳ giảm xuống dưới mức 5 một lần nữa.
- Trader mua vào khi xuất hiện cây nến tăng lên breakout cây nến giảm có RSI nằm dưới 5.
-
- RSI 2 kỳ tăng trên mức 5.
- Giá breakout ra khỏi mức hỗ trợ trước khi RSI rơi vào vùng quá bán (có tín hiệu giảm giá).
- RSI 2 kỳ tăng lên trên mức 95 một lần nữa.
- Bán ra khi xuất hiện một cây nến giảm breakout cây nến tăng có mức RSI nằm trên 95.
Trong trường hợp khi RSI không ở các ngưỡng thông thường, chẳng hạn ở ngưỡng 19.74% trong ví dụ dưới đây.
Chỉ số RSI chuyên sâu các trường hợp khác.
- Dấu hiệu: Hiện tượng bật lên trên thị trường ở mức 19.74%.
- Cách giao dịch: Tìm kiếm những cú bật tiềm năng bằng cách tập trung vào RSI thực của thị trường.
- Lưu ý: RSI sẽ khác nhau giữa các thị trường, thậm chí là giữa các khung thời gian. Vì vậy, trong ví dụ trên, chỉ số RSI là 19,74% tại thời điểm này. Nếu nhà đầu tư xác định được điều này, họ có thể dự báo với khả năng cao hơn về nơi có thể xảy ra điểm bật lại tiềm năng tiếp theo.
-
Cách nhận diện xu hướng và các điểm đảo chiều xu hướng dựa trên RSI
- Nguyên tắc nhận diện xu hướng và các điểm đảo chiều xu hướng: Trader xác định dựa trên mức độ 80%. Tức là trong 5 lần giá bật lên, 4 lần trong số đó phải trùng khớp với nhau trong phạm vi 5% trên chỉ báo RSI (vì ⅘ lần tương ứng tới 80%).
- Dự đoán: Với mức độ tin cậy 80%, có khả năng cao tại lần thứ 6, RSI sẽ chạm mức True RSI và sẽ bật lên.
Chẳng hạn như trong ví dụ sau:
Cách nhận diện xu hướng và các điểm đảo chiều xu hướng dựa trên RSI chuyên sâu.
Có thể thấy rằng trong 5 lần xuất hiện vừa qua, giá đều giảm mạnh khi RSI chạm ngưỡng 63%. Do vậy, có thể dự đoán khi RSI chạm ngưỡng 63%, sẽ có sự đảo chiều tương ứng về giá.
Cách nhận diện xu hướng và các điểm đảo chiều xu hướng dựa trên RSI chuyên sâu.
Khi mở rộng biểu đồ, có thể thấy RSI đã đảo chiều khỏi mức 63% và giá cũng đảo chiều tốt theo sau đó.
-
Các tín hiệu mua bán của RSI chuyên sâu
Hội tụ đảo chiều hay còn được gọi là hội tụ thông thường (Regular Convergence).
Đặc điểm của tín hiệu hội tụ đảo chiều:
- Vị trí: Xuất hiện tại xu hướng từ giảm chuyển sang xu hướng tăng.
- Diễn biến: Thị trường trong xu hướng giảm sẽ có đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng các chỉ báo dao động lại xuất hiện đáy sau cao hơn đáy trước.
- Ý nghĩa: Động lượng của xu hướng giảm đang suy yếu, hình thành tín hiệu hội tụ.
- Ứng dụng: Tìm kiếm cơ hội vào lệnh thông qua các mô hình nến đáng tin cậy.
- Lưu ý: Cần cẩn thận do đây là hành động bắt đáy, giao dịch ngược xu hướng hiện tại nên tín hiệu không chính xác 100%.
Hội tụ tiếp diễn hay còn gọi là hội tụ ẩn (Hidden Convergence).
Đặc điểm của tín hiệu hội tụ tiếp diễn:
- Vị trí: Xảy ra trong một xu hướng giảm.
- Diễn biến: Thị trường hình thành lên đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước nhưng các chỉ báo dao động lại cho tín hiệu hội tụ với đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, cho thấy dù con sóng điều chỉnh tăng mạnh và chưa vượt qua được đỉnh trước nhưng các chỉ báo lại tạo ra một đỉnh mới với xung lượng mạnh hơn.
- Ý nghĩa: Giá vào vùng quá mua mạnh hơn đỉnh trước, giá sẽ đảo chiều giảm theo đúng xu hướng chính của nó.
- Ứng dụng: Tìm kiếm cơ hội vào lệnh thông qua các mô hình nến đáng tin cậy.
Tín hiệu mua bán dựa trên RSI hội tụ.
Phân kỳ đảo chiều hay còn gọi là phân kỳ thông thường (Regular Divergence).
Đặc điểm của tín hiệu phân kỳ đảo chiều:
- Vị trí: Xuất hiện tại thị trường xu hướng tăng đảo chiều thành xu hướng giảm.
- Diễn biến: Thị trường tạo ra các đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, trong khi chỉ báo dao động tạo ra các đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
- Ý nghĩa: Xung lượng của lực mau đã giảm đi đáng kể so với các đỉnh trước đó, con sóng cuối giống như sự nỗ lực cuối cùng của bên mua và cho dù giá tăng tạo ra đỉnh mới nhưng động lược đã suy yếu, do vậy sự đảo chiều có thể sắp xảy ra.
- Ứng dụng: Tìm kiếm cơ hội vào lệnh thông qua các mô hình nến đáng tin cậy.
Phân kỳ tiếp diễn hay còn gọi là phân kỳ ẩn (Hidden Divergence).
Đặc điểm của tín hiệu phân kỳ tiếp diễn:
- Vị trí: Xảy ra ở một xu hướng tăng.
- Diễn biến: Thị trường tạo ra các đáy sau cao hơn đáy trước, trong khi chỉ báo dao động lại cho tín hiệu đáy sau thấp hơn đáy trước.
- Ý nghĩa: Thị trường mới chỉ có một con sóng hồi nhỏ, chưa thể vượt qua được đáy trước để hình thành đáy thấp hơn nhưng lại đẩy giá vào vùng bán mạnh hơn so với đỉnh trước. Điều này báo hiệu sắp kết thúc đợt sóng giảm điều chỉnh, sắp đảo chiều về xu hướng tăng giá - xu hướng chính trước đó.
- Ứng dụng: Tìm kiếm cơ hội vào lệnh thông qua các mô hình nến đáng tin cậy.
Các tín hiệu mua bán của Divergence RSI.
-
Chiến lược kết hợp RSI và các chỉ báo kỹ thuật khác
Đây là chiến lược đơn giản, giúp tối đa hoá giá trị và giảm thiểu rủi ro với các tín hiệu sai:
-
- Dùng để xác nhận động lực của thị trường: Nếu một trong hai chỉ báo báo hiệu động lược theo một hướng nhất định, trader hãy kiểm tra xem chỉ báo còn lại có cung cấp tín hiệu tương tự hay không. Hiểu đơn giản, nếu hai chỉ báo đưa ra tín hiệu trái ngược, trader cần cân nhắc lại trước khi ra quyết định vào lệnh để hạn chế rủi ro tín hiệu không chính xác.
- Xác định các điểm mua/bán dựa trên RSI và MACD:
-
- Giao dịch mua: Cần xác định xem khi nào thị trường đang ở mức quá bán (RSI vượt quá mức 30%), điều này báo hiệu giá sắp đảo chiều mạnh mẽ. Khi này, trader cần chờ xem liệu đường MACD có cắt đường Signal từ dưới lên trên hay không, nếu có, tín hiệu mua vào sẽ được xác nhận chắc chắn hơn.
- Giao dịch bán: Ngược lại, đầu tiên trader cần xác định xem khi nào thị trường trong trạng thái quá mua (RSI ở trên mức 70%). Đồng thời, trader cần chờ xem liệu đường MACD có cắt lên đường Signals hay không, nếu có, trader có thể tự tin vào lệnh bán nhờ tín hiệu được xác nhận một cách chắc chắn.
Chiến lược kết hợp RSI và MACD.
Khi kết hợp hai chỉ báo RSI và Bollinger Bands, trader hoàn toàn có thể loại bỏ các tín hiệu gây nhiễu, các tín hiệu gây nhầm lẫn.
Cụ thể, cách thiết lập Bollinger Band và RSI chính xác:
- Thiết lập lệnh Buy: Nếu thấy RSI đang ở mức 30, đồng thời giá vượt qua khỏi đường Bollinger Bands bên dưới.
- Thiết lập lệnh Sell: Nếu thấy RSI đang vượt mức 70 trở lên, đồng thời giá vượt dải Bollinger Bands bên trên.
Lưu ý:
- Trader không nên tin tưởng hoàn toàn vào sự phối hợp này để đưa ra quyết định giao dịch, cần không ngừng trau dồi kinh nghiệm, kiến thức và khả năng quan sát thị trường.
- Cần tuân thủ quy tắc Stop Loss và quản lý tài sản bởi đôi khi RSI ở mức dưới 30, giá vượt ngưỡng Bollinger Bands bên dưới nhưng vẫn không có xu hướng đảo chiều lên trên, trader bị chạm phải điểm cắt lỗ nhiều lần bởi thiết lập lệnh Buy quá sớm.
Chiến lược kết hợp RSI và Bollinger Bands.
Ngoài ra, trader cũng có thể kết hợp hai loại chỉ báo sớm và chỉ báo chậm: RSI kết hợp MA, giúp sàng lọc tín hiệu gây nhiễu để cho ra tín hiệu chính xác hơn.
-
-
- Bước 1 - Xác định xu hướng thông qua RSI: Nếu RSI vượt trên mức 50, đây là tín hiệu yếu đi của xu hướng giảm, thị trường đang dịch chuyển sang tăng, là thời cơ vào lệnh Buy và ngược lại.
-
-
-
- Lệnh Buy: Trader cần thoả mãn điều kiện giá vượt trên đường SMA 20, đường SMA hướng dốc lên trên. Sau đó, chờ giá chạm đường SMA 20, RSI 5 dưới mức 50 và chờ tín hiệu quay đầu đi lên, xác nhận xu hướng tăng để vào lệnh.
- Lệnh Sell: Tương tự cần thoả mãn điều kiện giá vượt xuống dưới đường SMA 20, đường SMA dốc xuống dưới. Tiếp tục chờ giá chạm đường SMA 20, RSI 5 nằm trên mức 50 và có tín hiệu quay đầu đi xuống, xác nhận xu hướng giảm để vào lệnh.
-
-
- Thiết lập lệnh Buy: Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng (đường 5 EMA cắt 12 EMA và dịch chuyển theo hướng đi lên), đồng thời RSI 21 cao hơn mức giá trị 50.
- Thiết lập lệnh Sell: Nếu thị trường dang trong xu hướng giảm (đường 5 EMA cắt qua đường 12 EMA và dịch chuyển theo hướng đi xuống), đồng thời RSI 21 nhỏ hơn mức giá trị 50.
- Bước 1 - Xác định xu hướng:
-
-
- Xu hướng tăng nếu RSI nằm trên WMA.
- Xu hướng giảm nếu RSI nằm dưới WMA.
- Xu hướng đi ngang nếu RSI dao động biên ngắn qua WMA.
- Bước 2 - Xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự động: Nếu RSI tăng lên, gặp WMA, đường WMA sẽ có xu hướng cản lại sự tăng, RSI sẽ đi xuống và ngược lại.
- Bước 3 - Giao dịch theo tín hiệu giao cắt RSI và MA: Nếu RSI đi từ dưới vượt qua đường WMA, báo hiệu tín hiệu tăng giá, trader có thể đặt lệnh Buy và ngược lại.
Chiến lược giao dịch kết hợp Advanced RSI và đường MA
-
Hệ thống giao dịch Triple RSI
Hệ thống giao dịch Triple RSI được phát triển dựa trên hệ thống R3 của Larry Connors, từ năm 1993 đến năm 2021 với tỷ lệ thắng lên tới 90%.
Cụ thể, hệ thống giao dịch Triple RSI được phát triển dựa trên sự đảo chiều về các mức trung bình. Các quy tắc giao dịch được lấy cảm hứng từ chiến lược R3 của Larry Connors nhưng đã được tinh chỉnh lại như sau:
- Chỉ báo RSI 5 dưới mức 30.
- Chỉ báo RSI 5 giảm trong 3 ngày liên tiếp.
- Chỉ báo RSI 5 nằm dưới mốc 60 trước khi tạo ra tín hiệu, tính trong ba ngày giao dịch liên tiếp.
- Giá đóng cửa cao hơn mức giá trị đường trung bình động MA 200.
Nếu cả bốn điều kiện trên đều được thoả mãn, trader csos thể cân nhắc thiết lập lệnh mua vào:
- Entry (Điểm vào lệnh): Đặt tại mức giá đóng cửa.
- Take Profit (Điểm chốt lời): Đặt tuỳ ý, có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như hành động giá, Trailing Stop Loss,....
- Stop Loss (Điểm cắt lỗ): Đặt điểm dừng lỗ phía dưới cây nến tín hiệu.
Hệ thống giao dịch Triple RSI chuyên sâu.
-
Những sai lầm mà các nhà đầu tư thường mắc phải khi sử dụng chỉ báo RSI
RSI thường được các nhà đầu tư ứng dụng rộng rãi để phân tích thị trường. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ bản chất chỉ số RSI chuyên sâu, trader sẽ thường mắc phải các sai lầm trong giao dịch. Một sai lầm thường xuyên và phổ biến nhất là mở lệnh khi có tín hiệu RSI quá mua hoặc RSI quá bán xuất hiện.
-
Đặt lệnh Bán khi RSI vượt lên trên mức 70
Khi RSI vượt ngưỡng 70, theo lý thuyết đây là tín hiệu rơi vào vùng quá mua (RSI OverBought). Tuy nhiên, trên thang RSI, vùng quá mua thực chất nằm từ mức 70 đến 100. Do vậy, trong trường hợp giá vẫn tăng cao, RSI đạt khoảng 75 - 80 thì lệnh bán có thể sẽ bị thanh lý đột ngột.
-
Đặt lệnh Mua khi RSI vượt xuống dưới mức 30
Khi RSI giảm xuống dưới mức 30, điều này không đồng nghĩa với việc lệnh mua sẽ bị thanh lý. Tuy nhiên, trong trường hợp khả năng giá tiếp tục giảm xuống ngưỡng 20 - 0, lệnh mua của trader sẽ rơi vào tình thế rủi ro.
-
Đặt lệnh mua/bán ngay khi RSI vừa ra khỏi vùng 30/70
Nếu trader đặt lệnh mua/lệnh bán ngay khi chỉ báo RSI vượt ra khỏi vùng 30/70, đây là một cách áp dụng vô cùng máy móc. Thị trường diễn biến không thể đoán trước, vì thế cần xem xét thêm tổng thể thị trường và các yếu tố khác thay vì đưa ra quyết định ngay lập tức để hạn chế rủi ro.
Những sai lầm trader thường mắc phải khi giao dịch RSI chuyên sâu.
Nhiều holder sử dụng chỉ báo RSI để tìm điểm tối ưu nhất khi mua, chẳng hạn khi thấy RSI vượt quá ngưỡng mua (70 - 80) thì đợi hạ nhiệt rồi mới vào lệnh. Mặc dù điều này không sai nhưng sẽ đem lại cho holder một số hạn chế:
- Cần xem xét thị trường hiện tại đang ở giai đoạn nào, bởi nếu đang trong bullrun thì việc nhờ RSI hạ nhiệt là rất khó, có thể duy trì ở mức 70 - 80 hoặc thậm chí gần 100 trong 1 hoặc 2 tuần.
- RSI sẽ có những đợt điều chỉnh, khi này nếu trader mua vào giá sẽ không tốt bằng việc chấp nhận mua ở RSI 70 trước đó.
- Thậm chí tệ hơn RSI không hạ sau một khoảng thời gian, giá cứ tăng mãi, trader rất có thể sẽ bị FOMO, kiểm soát mọi hoạt động, sinh ra thế hệ đu đỉnh mới.
Do vậy, RSI đôi khi làm trader cháy lệnh thì cũng có thể làm holder bỏ lỡ các con sóng bullrun nếu chần chừ.
-
Một số lưu ý khi đầu tư với chỉ báo RSI
-
- Không áp dụng chỉ báo RSI một cách máy móc: Trader cần linh hoạt, chọn đúng điểm mấu chốt để tối ưu hoá hiệu quả giao dịch đầu tư.
- Tuân thủ các nguyên tắc căn bản với RSI chuyên sâu:
-
- Đường RSI có trendline: Trendline của RSI giúp trader dự báo gần đúng điểm hỗ trợ và kháng cự tạm thời.
- Chỉ số RSI có mô hình: Mô hình đường RSI không phức tạp như mô hình giá. Các đường Trendline được nối lại sẽ tạo ra các mô hình thông thường như mô hình tam giác, mô hình Parallel Channel,....
- Chưa đóng nến thì chưa được vội kết luận: Khi thấy RSI đã vượt lên/cắt xuống trend nhưng cây nến chưa đóng, trader cần xem khối lượng và một số chỉ báo khác. Nếu chúng đủ mạnh thì mới nên đi đến kết luận chia vốn vào lệnh.
- Chấp nhận mức độ lệnh/nhiễu: Nên cố gắng phóng to và kẻ chính xác đường Trendline nhất có thể, tuy vậy, cần nhớ sẽ không có sự tuyệt đối và trader cần chấp nhận một mức độ lệnh/nhiễu nhất định.
- Đảm bảo tuân thủ nguyên tắc quản lý vốn và cắt lỗ: Điều này giúp hạn chế tối đa rủi ro trong giao dịch.
- Nên kết hợp cùng các chỉ số, chỉ báo khác: Việc sử dụng linh hoạt nhiều chỉ báo kỹ thuật sẽ giúp trader nhận được các tín hiệu chính xác, rõ ràng hơn.
Một số lưu ý khi đầu tư với chỉ báo RSI chuyên sâu.
-
Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng RSI chuyên sâu trong đầu tư
- Khắc phục được hạn chế của RSI truyền thống: RSI chuyên sâu sẽ cung cấp tín hiệu chính xác, dễ hiểu, dễ sử dụng hơn so với RSI cơ bản.
- Ứng dụng hiệu quả trong bất kỳ hệ thống giao dịch đơn giản hay phức tạp: RSI là công cụ tốt, cho trader tín hiệu giao dịch tương đối tiềm năng trong bất kỳ hệ thống nào.
Ưu điểm khi sử dụng chỉ báo RSI chuyên sâu.
-
Nhược điểm
- Yêu cầu trader dành thời gian quan sát, theo dõi thường xuyên: RSI đôi khi vẫn cung cấp tín hiệu lỗi, cơ hội giao dịch cũng không nhiều, vì vậy trader cần dành thời gian quan sát, theo dõi.
- Kết hợp thêm các chỉ báo khác: Dù chỉ báo RSI chuyên sâu có chính xác đến đâu thì vẫn tồn tại độ nhiễu nhất định, trader cần linh động kết hợp thêm các chỉ báo khác để đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro.
- RSI chuyên sâu chỉ hoạt động tốt trong thị trường ổn định: Nếu thị trường có những biến động mạnh thì giá cổ phiếu vẫn có thế tăng, vì vậy, cần thiết lập một ngưỡng phù hợp để đưa ra cách thức mua bán phù hợp.
- Có nhiều yêu cầu về tính chính xác: RSI sẽ chuyên sâu sẽ chính xác nhất khi đặt trong một thị trường có tính dao động nhưng không biến động quá mạnh, nơi mà giá tài sản có sự xen kẽ chuyển động tăng giảm chứ không liên tục một xu hướng cố định.
-
Kết luận
Trên đây, Investo đã tổng hợp toàn bộ những thông tin chi tiết liên quan đến chỉ báo RSI chuyên sâu: định nghĩa, lợi ích, cách sử dụng hay cảnh báo các sai lầm và những lưu ý trong quá trình sử dụng. Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp trader hiểu rõ hơn về loại chỉ báo kỹ thuật độc đáo này, từ đó ứng dụng trong giao dịch và đầu tư sao cho hiệu quả tối ưu nhất.
Lan Hương