Chỉ số ROE là một chỉ số tài chính cơ bản giúp đánh giá khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể đánh giá chi tiết về tiềm năng và lợi thế khi sở hữu một cổ phiếu. Vậy cụ thể ROE là gì? Làm thế nào để đo lường chỉ số ROE? Hãy cùng Investo tìm hiểu chi tiết hơn về chỉ số này ở dưới đây nhé!
Chỉ số ROE (viết tắt của Return On Equity), đây là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Bằng cách lấy thu nhập ròng chia cho vốn chủ sở hữu của cổ phiếu, ROE giúp nhà đầu tư đo lường khả năng sinh lời của một khoản đầu tư trên mỗi đồng vốn. Bởi vậy, ROE càng cao chứng tỏ việc vốn chủ sở hữu đang được sử dụng hiệu quả. Đây sẽ là một cổ phiếu đáng đầu tư với giá trị cổ đông rất tốt.
Đối với các nhà đầu tư cổ phiếu, ROE là một yếu tố không thể bỏ qua khi phân tích tài chính. Nó sẽ cho biết mức độ hiệu quả của các hoạt động kinh doanh, thể hiện sức khỏe, và tiềm năng của một doanh nghiệp. Đặc biệt, đây cũng là một thước đo chính xác giúp đánh giá các doanh nghiệp cùng ngành.
ROE là gì? Vai trò của ROE trong phân tích tài chính.Công thức tính chỉ số ROE một doanh nghiệp như sau:
Công thức tính chỉ số ROETrong đó:
Ví dụ: Công ty A có vốn chủ sở hữu đầu năm là 5 tỷ USD. Đến cuối năm, số vốn chủ sở hữu này là 6 tỷ USD. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm vừa rồi là 1 tỷ USD. Như vậy, ta có thể tính được vốn chủ sở hữu bình quân của doanh nghiệp sẽ là 5,5 tỷ USD, và tỷ suất ROE là 18,2%.
Như vậy, với mỗi đồng vốn chủ sở hữu, công ty A sẽ tạo ra được 0,182 đồng lợi nhuận.
Các doanh nghiệp lớn được niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ phải công bố báo cáo tài chính theo từng quý. Từ đó nhà đầu tư có thể dựa vào các thông tin được thể hiện trên báo cáo tài chính để có thể tính ra được chỉ số ROE của doanh nghiệp. Để làm được chúng ta cần phải thực hiện theo những bước như sau:
Bước 1: Tìm kiếm báo cáo tài chính chính thức của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp lớn sẽ đăng tải báo cáo tài chính trên trang website của doanh nghiệp. Hãy chắc chắn rằng bạn đang vào đúng website chính thức, sau đó chọn báo cáo tài chính mới nhất.
Hướng dẫn cách tính ROE trên báo cáo tài chínhBước 2: Sau khi đã truy cập vào báo cáo tài chính, chúng ta cần phải xác định được chỉ tiêu lợi nhuận sau thuê của doanh nghiệp. Tại đây chúng ta phải lấy số lợi nhuận sau thuế gần đây nhất.
Xác định chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệpBước 3: Tiếp tục tìm trong báo cáo tài chính mục "Vốn chủ sở hữu" của doanh nghiệp.
Xác định vốn chủ sở hữu bình quân của doanh nghiệpTại đây chúng ta sẽ có 2 phần là Vốn chủ sở hữu đầu kỳ và Vốn chủ sở hữu cuối kỳ. Để có thể lấy ra một số có thể phản ánh được sự thay đổi về vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong cả năm, chúng ta cần phải tính ra vốn chủ sở hữu bình quân bằng công thức:
Vốn chủ sở hữu bình quân = (Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ) / 2
Bước 4: Sử dụng công thức tính chỉ số ROE
Dựa vào công thức đã được giới thiệu từ trước đó, chúng ta chỉ cần thay cái số liệu đã có sẵn để ra được kết quả chỉ số ROE cuối cùng. Tại đây, chúng ta áp dụng dựa trên công thức sửa đổi như sau:
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân) x 100%
Tương tự mọi chỉ số tài chính khác, ROE có thể mang lại nhiều dữ kiện để hỗ trợ phân tích và đánh giá chính xác. Song, khi sử dụng chỉ số này, nhà đầu tư cũng cần lưu ý một số điều kiện nhất định. Cụ thể hơn, dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm mà nhà đầu tư cần lưu ý khi sử dụng chỉ số ROE.
Đối với doanh nghiệp:
Đối với nhà đầu tư:
Thông thường, một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh và tài chính ổn định sẽ có mức ROE trung bình tốt là khoảng trên 20%. Tuy nhiên, tùy từng ngành nghề mà tỷ lệ này sẽ được đánh giá tốt trên mỗi mức khác nhau.
Nhà đầu tư nên lấy con số trung bình nhất của cả ngành để đưa ra đánh giá của mình. Chẳng hạn, ROE trung bình tốt của các doanh nghiệp ngành ô tô là trên 12%. Với các doanh nghiệp bán lẻ khác, tỷ lệ ROE trên 10% đã được coi là rất tốt.
Lưu ý: Các doanh nghiệp mới hoạt động và các doanh nghiệp đang làm việc với vốn ngân hàng sẽ thường có chỉ số ROE khá thấp. Do, đây là thời điểm doanh nghiệp cần làm việc để ưu tiên trả nợ và hoàn vốn. Vì vậy, nhà phân tích nên đánh giá chỉ số ROE tương lai của các doanh nghiệp này để các đánh giá và nhận xét được khách quan nhất.
Cách duy nhất để một doanh nghiệp tăng chỉ số ROE chính là điều chỉnh và tối ưu lại các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và kế hoạch sử dụng vốn trước đó. Mặc dù việc này sẽ tốn nhiều thời gian và công sức của cả ban lãnh đạo và nhân viên doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là việc cần làm để đảm bảo sự phát triển của cả tập thể.
Lưu ý: Một số doanh nghiệp sẵn sàng can thiệp vào chỉ số ROE bằng cách làm sai lệch con số của cổ phiếu và tài chính khác. Hành động này sẽ giúp doanh nghiệp tạo được một chỉ số REO ảo để thu hút thêm nhà đầu tư cổ phiếu.
Tuy nhiên, nó là hành động trái pháp luật và có thể khiến cả tập thể phải chịu trách nhiệm. Chính vì vậy, nhà đầu tư cổ phiếu nên dành thời gian tham khảo về các doanh nghiệp trước khi chọn đầu tư cổ phiếu bất kỳ của họ.
Cách tăng chỉ số ROE - ROE bao nhiêu là tốt?Tỷ suất lợi nhuận ròng là chỉ số giúp chúng ta đo lường được lợi nhuận sau thuế so với doanh thu. Nó cho chúng ta biết rằng tỷ suất lợi nhuận thu lại được có so với doanh thu như thế nào.
Trong trường hợp chỉ số này tăng, nó chỉ ra rằng lợi nhuận doanh nghiệp giữ lại đang nhiều so với doanh thu của quý đó. Qua đó tác động đến làm tăng lợi nhuận sau thuế, và cuối cùng làm tăng chỉ số ROE
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận ròng:
Tỷ suất lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận ròng / Doanh thu) x 100%
Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản (ROA)
Đây là chỉ số giúp chúng ta đo lường được độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản để đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây cũng là một chỉ số làm tác động đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp và gián tiếp ảnh hưởng đến chỉ số ROE
Công thức tính ROA:
ROA = (Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản) x 100%
Tỷ lệ đòn bẩy tài chính thế hiện được tình hình sử dụng nợ của doanh nghiệp trong tổng số vốn. Khi trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính, chúng ta có thể hiểu rằng doanh nghiệp đang vay tiền để có thể mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình mà không làm tăng vốn chủ sở hữu lên.
Trong trường hợp khoản vay mở rộng hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả, lợi nhuận thu về cao hơn số tiền vay sẽ làm cho lợi nhuận sau thuế tăng lên, qua đó làm tăng chỉ số ROE.
Tỷ lệ thanh khoản có thể được hiểu là khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp hoàn thành việc trả nợ, đáp ứng các nghĩa vụ của doanh nghiệp đẩy đủ và đúng hạn, mua bán và sử dụng tài sản hiệu quả. Chúng ta có thể nhận định rằng doanh nghiệp đang làm ăn kinh doanh tốt, và qua đó giúp duy trì được chỉ số ROE hiện có, thậm chí là tăng chỉ số ROE.
Tỷ lệ vòng quay tài sản có phần tương đồng với tỷ lệ thanh khoản, tuy nhiên vòng quay tài sản chỉ thể hiện việc doanh nghiệp đang sử dụng tài sản của mình một cách hiệu quả để đem về lợi nhuận hay không.
Các doanh nghiệp có chỉ số vòng quay tài sản chứng tỏ rằng các hoạt động mua bán, kinh doanh của doanh nghiệp đang được vận hành rất tốt, từ đó có thể làm ROE tăng lên.
Dưới đây là những điểm khác biệt cụ thể giữa chỉ số ROE với chỉ số ROIC, ROA và ROi.
ROE |
|
ROE là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu với đơn vị là phần trăm. Trong đó, ROE là chỉ số đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của một doanh nghiệp |
ROIC là tỷ suất lợi nhuận trên tổng số tiền vốn được đầu tư ban đầu. Trong đó, ROIC là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của các quyết định phân bổ nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp đó. |
ROE tính trên giá trị tài sản vốn đã trừ hết các khoản nợ và chi phí hoạt động khác. |
ROIC được tính trên tỷ giá vốn ban đầu, nó có bao gồm tất cả các khoản tiền vay nợ, góp vốn,... |
ROE |
|
ROE là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu với đơn vị là phần trăm. Trong đó, ROE là chỉ số đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của một doanh nghiệp |
ROA - Return On total Assets là tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản mà doanh nghiệp sở hữu. |
ROE tính trên giá trị tài sản vốn chủ sở hữu. |
ROA tính trên tổng tài sản của doanh nghiệp. |
ROE |
|
ROE là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu với đơn vị là phần trăm. Trong đó, ROE là chỉ số đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của một doanh nghiệp |
ROI (Return On Investment) là tỷ suất hoàn vốn. Chỉ số này cho biết với mỗi 100 đồng đầu tư vào doanh nghiệp sẽ tạo ra thêm bao nhiêu lợi nhuận cho nền kinh tế và nhà đầu tư. |
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân) x 100%. |
ROI = (Thu nhập ròng / Chi phí đầu tư) x 100% |
Phân biệt chỉ số ROE với chỉ số ROIC, ROA và ROI.
Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản nhất để giúp bạn đọc hiểu chỉ số ROE là gì. Là một trong những chỉ số quan trọng giúp thể hiện “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp, ROE có thể đem đến cho bạn rất nhiều lợi thế trong việc lựa chọn một cổ phiếu mới. Nếu bạn có hứng thú tìm hiểu thêm về các chỉ số này, hãy tới Investo để đón đọc thêm nhé!
Investo - Trang tin tức chứng khoán mỹ hàng đầu Việt Nam.
Phương Sơn