P/S là loại chỉ số quan trọng và hữu ích cho nhà đầu tư. Dựa vào P/S, bạn có thể đánh giá giá trị công ty và hỗ trợ phân tích tiềm năng cổ phiếu. Tìm hiểu P/S là gì, cách tính, ý nghĩa và sử dụng hợp lý trong giao dịch chứng khoán. Bài viết sau sẽ cập nhật tường tận!
P/S là viết tắt của từ gì? Đây là từ gọi tắt của Price to Ratio hoặc Price/Sales per Share. P/S là chỉ số được nhà đầu tư sử dụng trong phân tích, đánh giá và xác định giá trị tương đối của cổ phiếu. Điều này có thể hỗ trợ so sánh về tiềm năng cổ phiếu trong tương lai với giá trị quá khứ. Cũng như so sánh giá trị cổ phiếu của nhiều công ty/doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực với nhau.
Tìm hiểu chỉ số P/S là gì?
Tìm hiểu P/S nghĩa là gì, bạn phải nắm vững công thức tính của loại chỉ số này. Theo đó, có 3 tham số chính trong công thức để tính Price/Sales per Share. Đó là:
Hệ số giá trị P/S được tính với công thức:
(1) P/S = Thị giá cổ phiếu/Doanh thu thuần * Lượng cổ phiếu bình quân LH
Khi rút gọn, công thức P/S áp dụng như sau:
(2) P/S = Vốn hóa thị trường/Tổng doanh thu thuần
Công thức tính hệ số P/S
Cụ thể qua ví dụ sau:
- Thị giá cổ phiếu hiện tại (P) = 135,3 nghìn VND
- Số lượng cổ phiếu được lưu hành (S) = 1.645 tỷ cổ
- Mức vốn hoá của thị trường = 315.653 tỷ VND
- Tổng doanh thu thuần (4 quý) = 56.325 tỷ VND
- Doanh thu thuần = 56.325 tỷ VND/1.645 tỷ cổ phiếu = 34,24 nghìn VND
Vận dụng công thức, ta được:
(1) P/S = 135,3/34,24 ≈ 3,95
(2) P/S = 315.653/56.325 ≈ 3,95
=> Lúc này, PS nghĩa là gì sẽ có giá trị ≈ 3,95
Kết quả phân tích P/S sẽ giúp bạn nhìn nhận đúng về giá trị công ty. Từ đó hỗ trợ cho quá trình lựa chọn đầu tư cổ phiếu chính xác và đạt hiệu quả ưu việt hơn.
Chỉ số P/S giúp định giá trị thực tế của công ty/doanh nghiệp. Mục đích chính của điều này vẫn là giúp tìm ra cơ hội đầu tư với các công ty và các ngành đạt tốc độ phát triển vượt bậc.
Cơ hội đầu tư với các công ty có P/S hợp lý
Hệ số P/S sẽ không có giá trị tuyệt đối. Vì vậy, việc đánh giá và áp dụng dữ liệu này vào đầu tư đòi hỏi phải linh hoạt. Nhà đầu tư cần phải có kiến thức, kinh nghiệm và tập phân tích với P/S cùng thị trường. Có như vậy thì tính hợp lý và hiệu quả giao dịch mới tối ưu.
Trong một số trường hợp cần thiết, chỉ số P/S sẽ có ích cho nhà đầu tư. Nếu bạn phân vân việc sử dụng chỉ số này, có thể tham khảo cụ thể như sau:
Thông qua dữ liệu P/S, bạn có thể tìm kiếm những cơ hội để đầu tư tốt nhất trong ngành. Bởi hệ số này giúp thể hiện mức giá khi thị trường bỏ ra cho mỗi đồng doanh thu được tạo nên từ công ty.
Cơ hội tốt sẽ có ở những công ty với P/S đang thấp. Nhưng phải đi kèm điều kiện mức độ tăng trưởng khả quan và có thị phần trong ngành cải thiện qua mỗi năm.
Bạn có thể đánh giá và tìm thêm “manh mối” từ đây để chắc lọc ra cơ hội đầu tư hoàn hảo cho mình.
Một số ngành thường mang yếu tố chu kỳ (ví dụ ngành Thép), sẽ trải qua giai đoạn thăng trầm. Có lúc lên cao nhưng cũng có khi xuống thấp thời gian dài.
Điều này ảnh hưởng đến biến động lợi nhuận của của các công ty hoạt động trong ngành. Do đó, việc sử dụng P/S để đánh giá công ty theo chu kỳ sẽ giảm thiểu sai lệch số.
Xu hướng chuyển dịch mới đang diễn ra nhanh chóng với nhiều ngành nghề hiện nay. Nhất là khi công nghệ và tiến bộ khoa học phát triển ngày một nhanh hơn.
Một số sự chuyển dịch rõ rệt có thể nhận thấy như:
Những “cuộc chiến” này đã khiến cho thị phần trong từng ngành chuyển dịch rõ ràng. Chúng cũng ảnh hưởng đến doanh thu của các công ty kinh doanh và cả chiến lược phát triển.
Trong trường hợp này, P/S sẽ là chỉ số có ý nghĩa đối với câu chuyện đánh giá đúng tác động của xu hướng mới đến doanh thu của một đơn vị kinh doanh.
Áp dụng P/S với ngành xuất hiện xu hướng chuyển dịch mới
Chỉ số P/S có lợi thế hơn P/E trong việc đánh giá lợi nhuận công ty đối với cả trường hợp thua lỗ. Nếu P/E chỉ sử dụng “số dương” thì P/S lại chính xác với cả “số âm”.
Điều này phù hợp đối với các công ty hoạt động non trẻ, chỉ mới có doanh thu và chưa đạt mức lợi nhuận như kỳ vọng. Cũng có khi là những công ty lớn, đã có thị phần nhưng kinh doanh không hiệu quả trong thời điểm hiện tại.
Bạn có thể sử dụng chỉ số P/S để so sánh giá trị công ty trong quá khứ. Hoặc so sánh với những công ty cùng hoạt động trong ngành nhằm giúp quá trình đánh giá được khách quan hơn.
Một số công ty dùng thủ thuật để “bóp méo” lợi nhuận. Điều này được lợi dụng dựa vào những khoản như lãi suất, khấu hao hay chi phí thuế. Như vậy sẽ dễ dẫn đến tình trạng “thao túng lợi nhuận”.
Tuy nhiên với chỉ số P/S, độ tin cậy của khả năng định giá sẽ tương đối xác đáng hơn. Nhưng cũng không loại trừ “sự thao túng” nếu công ty cố tình dùng thủ thuật.
Vậy phải làm sao?
Như đã nói ở trên, chỉ số P/S mang tính tương đối. Phương pháp định giá này không thể cố định tuyệt đối 100%. Do đó, nhà đầu tư nên so sánh theo thời kỳ và kết hợp các hệ số dữ liệu khác để đánh giá đúng về tình hình và lợi nhuận của công ty.
Đánh giá công ty có dấu hiệu “bóp méo” lợi nhuận
Không chỉ đánh giá ngành mà chỉ số P/S còn có thể giúp đánh giá công ty qua các thời kỳ. Trường hợp này có thể phản ánh đúng giá trị một công ty tại các thời điểm trong quá khứ.
Như công ty A có giao dịch ở Quý 1/2019 với P/S 1,23. Mức P/S này sẽ cao hơn Quý 3/2016 là 1,2 và thấp hơn quý liền kề là Quý 4/2018 với P/S là 1,26.
P/S của công ty A qua các chu kỳ
Một số chuyên gia giới phân tích cho rằng, việc sử dụng P/S là gì khi đánh giá công ty qua các thời kỳ nên kết hợp các dữ liệu khác. Có thể ví dụ như biên lợi nhuận gộp ở phần tiếp theo sau.
Đối với việc phân tích cổ phiếu, chỉ số P/S được khuyến cáo sẽ kết hợp cùng dữ liệu biên lợi nhuận gộp/ròng. Nhờ đó, bạn có thể lý giải thỏa đáng hơn những biến động chỉ số P/S của một công ty qua các thời kỳ.
Như công ty A, giai đoạn Quý 1/2026 - Quý 1/2017, biên lợi nhuận gộp đã tăng từ 21% -> 27%. Cùng với đó thì P/S đã có những tiến triển tích cực, từ mức 1,35 của Quý 1/2017 lên 2,15 của Quý 3/2017.
P/S và biên lợi nhuận gộp của công ty A
Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) - thể hiện cho mối quan hệ giữa thu nhập và giá thị trường trên cổ phiếu. Thông qua P/E, bạn sẽ biết được mức giá cần phải bỏ ra để thu về một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu của công ty.
P/S và P/E có mối quan hệ với nhau
Chỉ số P/S và Chỉ số P/E có mối quan hệ như sau:
Yếu tố thể hiện |
Chỉ số P/E |
Chỉ số P/S |
Ngành mang yếu tố chu kỳ |
Có phần sai lệch vì lợi nhuận của công ty sẽ bị tác động theo chu kỳ |
Hiệu quả hơn khi sử dụng phân tích và so sánh qua chu kỳ |
Ngành xu hướng chuyển dịch mới |
Vẫn mang yếu sai lệch và hạn chế khi đánh giá công ty theo xu hướng chuyển dịch mới |
Thích hợp sử dụng nhưng cần có thời gian, nhằm phản ánh đúng giữa doanh thu với lợi nhuận |
Khả năng đánh giá công ty |
Không có ý nghĩa nếu hoạt động của công ty thua lỗ (P/E<0) |
Vẫn có ý nghĩa vì các tham số của P/S không bị ảnh hưởng bởi lợi nhuận |
Thủ thuật kế toán ảnh hưởng đến kết quả đánh giá |
Phản ánh không chính xác do P/E phần lớn chịu giá trị của tham số lợi nhuận |
Không bị hạn chế vì P/S có thể soi chiếu các khoản thu theo bảng cân đối kế toán |
Khi tìm hiểu P/S là gì, bạn không thể bỏ qua các ưu - nhược điểm của loại chỉ số này. Ghi nhận cụ thể như sau:
Ưu điểm của P/S |
Nhược điểm của P/S |
|
|
Với các thông tin tìm hiểu như trên, bạn có thể nắm vững chỉ số P/S là gì cũng như P/S viết tắt của từ gì? Đồng thời là những chia sẻ về ý nghĩa, cách tính và cách sử dụng loại chỉ số đánh giá này sao cho chuẩn xác nhất. Hy vọng những dữ liệu này hữu ích và giúp bạn vận dụng tối ưu vào giao dịch của mình.
Duy Thanh