logo
Theo dõi investo trên google news

thứ tư, 05/07/2023

OPEC là gì? Tìm hiểu vai trò và tầm ảnh hưởng của các tổ chức OPEC+

OPEC là tên viết tắt của tổ chức các nước dầu mỏ trên thế giới. Phụ trách một vai trò quan trọng trong việc điều tiết, phân bố dầu mỏ toàn cầu. Song, đây cũng được coi là một công cụ điều chỉnh sản lượng dầu đáng chú ý. Vậy cụ thể hơn, hãy cùng Investo theo dõi và tìm hiểu tất cả thông tin cần biết về khối OPEC này ở dưới đây nhé! 

1. OPEC là gì? OPEC+ là gì?

Organization of Petroleum Exporting Countries (OPEC) là tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ toàn thế giới. Được thành lập từ 1960, tính đến năm 2020, tổ chức liên chính phủ OPEC đã chính thức có bao gồm 14 thành viên quốc gia. Trong đó, mọi thành viên đều là những đất nước phát triển khai thác dầu mỏ lớn. Tổ chức OPEC sẽ là đơn vị thông qua các quyết định, chịu trách nhiệm điều phối và thống nhất các chính sách về dầu mỏ của mọi quốc gia thành viên. 

Về OPEC +, tại nhiều thời điểm, tổ chức các nước dầu mỏ thế giới có hợp tác với nhiều quốc gia không phải thành viên trong thời gian ngắn. Điều này giúp điều chỉnh lại các mức sản xuất, cân bằng giá dầu. Các nước cùng hợp tác không phải thành viên này được gọi là OPEC+. 

Trong đó, Nga, Kazakhstan và Mexico là 3 đất nước dầu mỏ lớn nhất mà tổ chức từng hợp tác. 

OPEC là gì Lá cờ của tổ chức các nước dầu mỏ thế giới OPEC - OPEC + là gì?

Mục tiêu hoạt động của OPEC và OPEC+

Được ghi rõ trong quy chế thành lập, tổ chức OPEC hoạt động với mục tiêu chính là điều phối và thống nhất các chính sách khai thác dầu mỏ thế giới. Bằng việc cân bằng các chính sách từ mọi thành viên, việc khai thác dầu mỏ sẽ diễn ra ổn định. Công cuộc khai thác hạn chế được nhiều hệ quả tiêu cực và không gây ảnh hưởng giá dầu, nền kinh tế thế giới. Qua đó đảm bảo lợi nhuận công bằng và lợi ích cho thành viên và nhà đầu tư.

Xét về bản chất, OPEC tương tự một liên minh kinh tế giữa các nước xuất khẩu dầu lửa. Khi đó, tổ chức sẽ nắm bắt, duy trì và cố định một cơ cấu giá có lời để tạo nên sự công bằng giữa các thành viên và thế giới. Khi này, tổ chức cũng chịu trách nhiệm định giá và xây dựng hạn ngạch sản xuất. 

tổ chức OPEC+ OPEC là tên viết tắt của tổ chức nào? - OPEC là tổ chức gì?

Xem thêm: Giá dầu WTI Giá dầu Brent

2. Quá trình hình thành tổ chức OPEC 

Năm 1960, tổ chức các nước dầu mỏ toàn cầu thành lập với 5 thành viên là Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và Venezuela. Tính đến tháng 2 năm 2022, tổ chức chính thức bao gồm 13 thành viên. Trụ sở chính của OPEC hiện đang được đặt tại Vienna của Áo. Trong đó, bạn có thể tham khảo thêm về một số mốc thời gian nổi bật của tổ chức. Ví dụ như:

  • 14/09/1960: OPEC thành lập theo đề xuất của Venezuela.
  • Từ năm 1960 cho đến 1975: Các thành viên mới gia nhập gồm: Qatar, Indonesia, Libya, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Algeria và Nigeria.
  • 1973 - 1979: Tổ chức các nước dầu mỏ thế giới tập trung làm việc và thành công xử lý 2 cuộc khủng hoảng lớn. Đó là khủng hoảng dầu lần thứ nhấtkhủng hoảng dầu lần thứ 2.
  • 1980 - 2000: Thời điểm chiến tranh vùng vịnh, giá dầu cực kỳ bất ổn định.
  • 2005: Tổ chức quyết định giữ nguyên lượng khai thác là 27 triệu thùng. Ổn định giá dầu ở mức 22 - 28 USD cho mỗi thùng.

Để đạt được sự ổn định dầu mỏ trên khắp thế giới, OPEC đã phải trải qua nhiều khó khăn, giải quyết nhiều biến động mạnh mẽ của thị trường. Mặc dù trong nhiều thời điểm, tổ chức khiến công việc của FED gặp nhiều khó khăn. Nhưng khi nhìn vào những điểm chung, cả FED và OPEC đều hướng tới sự ổn định của toàn cầu. 

Khối OPEC là gì OPEC đã phát triển vượt bậc, thành công ổn định thị trường dầu mỏ toàn cầu

3. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC gồm những nước nào? 

Tính đến 2022, tổ chức các nước dầu mỏ thế giới đã chính thức có 13 thành viên. Trong đó bao gồm: Venezuela, Algeria, Iran, Iraq, Gabon, Libya, Kuwait, Indonesia, Cata, Nigeria, Ecuador, Liên bang các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Ả Rập. Tổng khối lượng dầu mỏ dự trữ của cả 13 nước thành viên chiếm tổng 60% sản lượng toàn cầu. Hơn thế, báo cáo mới nhất có cho thấy rõ hơn 80% sản lượng dầu xuất khẩu của thế giới có nguồn gốc từ tổ chức. Dưới đây là chi tiết các quốc gia đã gia nhập OPEC.

Châu Phi

  • Algérie (từ tháng 7 năm 1969). 
  • Libya (từ tháng 12 năm 1962).
  • Nigeria (từ tháng 7 năm 1971).
  • Angola (từ tháng 1 năm 2007).

Trung Đông

  • Iran (gia nhập từ tháng 9 năm 1960).
  • Iraq (gia nhập từ tháng 9 năm 1960). Tuy nhiên tính đến năm 1998, do một số lý do, Iraq không được tính vào phần xuất khẩu của OPEC.
  • Kuwait (gia nhập từ tháng 9 năm 1960).
  • Cata (gia nhập từ tháng 12 năm 1961).
  • Ả rập (gia nhập từ tháng 9 năm 1960).
  • Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (gia nhập từ tháng 11 năm 1967).

Nam Mỹ

  • Venezuela (gia nhập từ tháng 9 năm 1960).
  • Ecuador (gia nhập từ 1973-1993 và buộc phải tách rời tổ chức do một số lý do. Tuy nhiên, sau thời điểm đó, Ecuador quay trở lại làm thành viên vào năm 2007).

Cựu thành viên

  • Indonesia (gia nhập từ tháng 12 năm 1962). Là thành viên đến từ Đông Nam Á đầu tiên. Tuy nhiên cho đến năm 2008 Indonesia đã rút khỏi Tổ chức do không còn là nước xuất khẩu dầu.
  • Gabon (gia nhập từ 1975 và rời đi vào năm 1995).

Các nước đã được OPEC mời tham gia gồm Bolivia, Canada, Xuđăng, Syria và Nga. Trong đó, Nga là thành viên tiềm năng nhất mà tổ chức từng mời gọi sau các chiến dịch OPEC+. Tuy vẫn cùng hợp tác trong nhiều thương vụ cho đến nay, nhưng ở thời điểm hiện tại, Nga vẫn chưa đưa ra bất kỳ dấu hiệu gì cho thấy kế hoạch trở thành thành viên mới nhất của tổ chức này.

OPEC và OPEC + là gì? OPEC và 13 nước thành viên - OPEC là tổ chức gì? OPEC và OPEC + là gì?

4. Vai trò của tổ chức OPEC

Tổ chức các nước dầu mỏ thế giới được thành lập với mục tiêu chính là điều phối, thống nhất và cân bằng mọi vấn đề liên quan đến dầu mỏ khắp thế giới. Theo đó, các vai trò chính của OPEC sẽ là:

  • Cân bằng các chính sách về khai thác, phân phối và sản xuất dầu mỏ của mọi nước thành viên.
  • Làm việc cùng các tổ chức khai thác và đảm bảo việc khai quật dầu mỏ diễn ra ổn định. 
  • Kiểm soát giá dầu thế giới, xử lý các tác nhân ảnh hưởng và hạn chế các hệ quả tiêu cực lên giá dầu. Điều này có góp phần làm ổn định nền kinh tế toàn cầu.
  • Đảm bảo lợi nhuận công bằng và lợi ích cho mọi thành viên của tổ chức.
  • Nắm bắt, duy trì và cố định cơ cấu giá dầu, từ đó tạo nên sự ổn định dầu mỏ.
  • Bên cạnh đó, OPEC còn chịu trách nhiệm định giá và xây dựng hạn ngạch sản xuất.

Ví dụ: Những thời điểm OPEC cắt giảm sản lượng dầu sản xuất, tức sản lượng dầu thế giới bắt đầu giảm. OPEC đang thúc đẩy sự tăng giá dầu trên thị trường. Mô hình chung điều này ảnh hưởng trực tiếp lên nền kinh tế tất cả các nước liên quan. Từ vị trí đó, nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ. Điều này là tương tự nếu các nước OPEC tăng sản lượng thay vì đặt mục tiêu là sự ổn định lâu dài. 

Tổ chức OPEC là gì OPEC được thành lập để tạo nên sự ổn định và phát triển lâu dài cho thị trường dầu mỏ - Tổ chức OPEC là gì?

5. Tầm ảnh hưởng của OPEC đến giá dầu mỏ

OPEC là tổ chức quyền lực sở hữu hơn 1 phần ba nguồn cung dầu mỏ toàn cầu.Tổng số thùng dầu OPEC sản xuất có thể lên đến 32 triệu thùng mỗi ngày. Tức khoảng 40% sản lượng sản xuất dầu toàn cầu.

Xét trên thị trường toàn cầu, giá dầu chịu sự ảnh hưởng lớn từ OPEC thông qua 3 yếu tố chính như sau: 

  • Nguồn cung: Mức sản xuất thúc đẩy giá dầu toàn cầu tăng trưởng và suy giảm. Với hơn 40% sản lượng dầu toàn cầu, OPEC quyết định hạn chế nguồn cung để hỗ trợ giá. 
  • Nhu cầu: Xu hướng toàn cầu ảnh hưởng nhiều đến sự biến động giá dầu. Đặc biệt là với các xu hướng năng lượng. Thế nhưng dầu mỏ của OPEC vẫn được đón nhận ở mọi nơi.
  • Suy đoán về giá: Thị trường tương lai ảnh hưởng khá lớn đến giá dầu hiện tại. Đặc biệt là với những suy đoán về thị trường tương lai. Mọi xu hướng giảm tiềm ẩn hoàn toàn có thể đánh bay dầu mỏ ra khỏi top 3 ngành năng lượng. OPEC sinh ra nhằm đảm bảo thị trường này có thể tăng trưởng ổn định.

Với Hoa Kỳ, OPEC là một vấn đề gây nhiều khó khăn cho công việc của FED. Song, suốt những năm thành lập, OPEC luôn giữ tâm thế ổn định và vượt qua nhiều khó khăn bao gồm cả 2 cuộc khủng hoảng về dầu mỏ. Điều này khiến tổ chức trở thành chỗ dựa vững chắc cho nhiều quốc gia bạn bè. 

opec là tên viết tắt của tổ chức nào Với hơn 80% sản lượng dự trữ dầu thế giới, OPEC là vị vua dầu mỏ đến cả Hoa Kỳ cũng phải cúi đầu.

6. Công cụ điều chỉnh sản lượng dầu của OPEC là gì?

Hạn ngạch sản xuất là công cụ điều chỉnh chính mà OPEC sử dụng để điều chỉnh giá dầu. Theo đó, mỗi năm, tổ chức các nước dầu mỏ thế giới sẽ họp 2 lần để báo cáo về mức cung cầu của dầu thô. Từ các thông tin này, OPEC có thể hạn ngạch sản xuất mới và chia theo tỷ lệ tương ứng với mỗi thành viên. Điều này tạo sự ổn định và tính công bằng lâu dài của tổ chức. 

Công cụ điều chỉnh sản lượng dầu OPEC có thể không đặt những cam kết nhất quán với các thành viên. Đặc biệt là với các nước nhỏ. Tuy được coi là mất cân bằng, nhưng khi nhìn vào sự tổng thể và thị trường tương lai. Các cam kết không nhất quán là phương án tối ưu để tổ chức phát triển, ổn định lâu dài.

Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về tổ chức các nước dầu mỏ toàn cầu . Là tổ chức dầu lớn mạnh và có tầm ảnh hưởng nhất hiện nay, OPEC luôn giữ một vai trò rất lớn trong việc đảm bảo thị trường dầu tăng trưởng ổn định. 

Phương Sơn

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến