logo
Theo dõi investo trên google news

thứ năm, 20/04/2023

Biên độ là gì? Ý nghĩa của biên độ giao dịch chứng khoán

Biên độ dao động hay Amplitude of oscillation là một trong những thuật ngữ quan trọng trong đầu tư và phân tích giao dịch. Cùng tìm hiểu chi tiết về biên độ là gì? và những thông tin cụ thể liên quan đến biên độ giao dịch ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Biên độ là gì? 

Biên độ giao dịch chứng khoán

Amplitude of oscillation hay biên độ giao dịch chứng khoán, biên độ giao động giá là mức giới hạn dao động giá của cổ phiếu được quy định trong một khoảng thời gian xác định.

biên độ là gì Biên độ là gì? Biên độ giao dịch chứng khoán hiện nay

Hiểu đơn giản, biên độ giao dịch chứng khoán là số phần trăm biến động (tăng hoặc giảm) của giá cổ phiếu trong một phiên giao dịch. Từ biên độ giao dịch và giá tham chiếu, nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định được giá trần và giá sàn của phiên giao dịch đó.

Biên độ dao động giá

Biên độ dao động giá hay Daily Trading Limit (Fluctuation Limit) là khoảng dao động giá chứng khoán cho phép được quy định trong ngày giao dịch.

Daily Trading Limit là giới hạn biến động giá chứng khoán quy định trong ngày giao dịch được tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá tham chiếu.

Daily Trading Limit Daily Trading Limit - Biên độ dao động giá chứng khoán

Theo Thông tư số 120/2020/TT - BTC, dựa trên tình hình thực tế của thị trường, sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chấp thuận, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ đưa ra quyết định biên độ dao động của giá. Trường hợp cần thiết, Uỷ ban Chứng khoán sẽ đứng ra quyết định điều chỉnh biên độ giá.

Biên độ dao động giá được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế chứ không thông qua thương nhân hay bất kì sàn giao dịch nào. Với giá trị giao dịch lớn, tính kinh tế lớn, khối lượng mua bán lớn, lĩnh vực này cần được quản lý bởi Nhà nước để giảm thiểu rủi ro hỗn loạn thị trường.

Xác định biên độ dao động giá như thế nào?

Để xác định chính xác biên độ dao động giá, người ta thường cộng, trừ một tỷ lệ phần trăm nhất định của giá tham chiếu - mức giá đóng cửa của ngày giao dịch trước đó.

Fluctuation Limit Cách xác định biên độ các sàn chứng khoán.

Tại Việt Nam, biên độ dao động giá chứng khoán áp dụng cho các loại chứng khoán được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước quy định.

Ý nghĩa của biên độ giá chứng khoán

Là một trong những kiến thức cơ bản trước khi tham gia vào thị trường chứng khoán, vậy biên độ giá có ý nghĩa như thế nào? Cùng giải đáp ngay nhé!

biên độ giá chứng khoán Ý nghĩa biên độ tăng giảm chứng khoán.

Quan tâm đến biên độ dao động của giá chứng khoán có ý nghĩa:

  • Đảm bảo việc đặt lệnh chính xác theo nguyên tắc: giá giao dịch đưa ra phải nằm trong khoảng giữa giá trần và giá sàn. Không xác định được biên độ giao dịch chứng khoán, mức giá trader đưa ra có thể sẽ được coi là không hợp lệ.
  • Nhằm cân đối cung cầu trên thị trường chứng khoán: Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, việc điều chỉnh biên độ giao động của giá sẽ kích thích tăng quy mô, tăng tính thanh khoản cho thị trường, cân đối cung cầu, tăng tính hấp dẫn cho thị trường và giảm thiểu hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra đối với nhà đầu tư.
  • Ngăn không để thị trường giảm sốc khi có những diễn biến xấu: Khi thị trường có những diễn biến xấu, biên độ dao động của giá được điều chỉnh giảm là một trong những biện pháp cần thiết, ngăn không cho thị trường giảm sốc, hạn chế đà giảm mạnh. Khi thị trường ổn định hơn, khi đã kiểm soát tốt các yếu tố cơ bản, biên độ giao dịch sẽ được điều chỉnh tăng dần đều.

Tại sao phải quy định biên độ dao động giá?

Chúng ta đã biết được khái niệm cũng như ý nghĩa của biên độ là gì? Hãy tìm hiểu tiếp lí do tại sao lại phải quy định biên độ dao động giá trong nội dung sau nhé!

Thời điểm hiện tại, nhận thức của người dân về thị trường chứng khoán còn khá thấp, rất ít người dân nhận định được chính xác về giá trị của một doanh nghiệp mà thường ra quyết định đầu tư dựa trên tin tức thị trường. Điều này dễ dẫn tới rủi ro dễ bị thao túng giá bởi những tin tức xấu.

Chính vì nhận thức về môi trường hiện tại, Chính Phủ và Nhà nước cho rằng quy định biên độ dao động giá sẽ giúp ổn định thị trường chứng khoán, điều tiết thị trường, hạn chế ảnh hưởng mạnh mẽ của giá cổ phiếu từ những tin đồn ngoài lề gây xáo trộn thị trường, góp phần ổn định tâm lý nhà đầu tư.

biên độ giao dịch chứng khoán Tại sao phải quy định biên độ trần sàn chứng khoán?

Ví dụ: Vào đầu năm 2007, hợp đồng tương lai giao dịch lúa mì đã quy định biên độ giao dịch hàng ngày 30 cent trong nhiều phiên giao dịch liên tiếp, tại bối cảnh cả nhà đầu cơ và người tiêu dùng mua vào ngũ cốc ồ ạt. Sự biến động này có nguyên nhân cơ bản đến tự việc mất mùa thường xuyên làm nguồn cung giảm. Chính vì thế, Uỷ ban Giao dịch hàng hóa tương lai (CFTF) đã tăng giới hạn giao dịch hàng ngày và yêu cầu các sàn giao dịch tăng mức ký quỹ để ngăn chặn nhu cầu của các Nhà đầu cơ.

Ví dụ về biên độ giao dịch chứng khoán hiện nay

Để hiểu rõ hơn về biên độ biến động giá chứng khoán, cùng tham khảo ví dụ sau:

biên độ các sàn chứng khoán Biên độ giao động giá. Biên độ chứng khoán Mỹ.

Giả sử rằng một hợp đồng tương lai gỗ xẻ đang được giao dịch với giá thị trường là 3,5$, giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó là 4$, sàn chứng khoán này đặt giới hạn cho biên độ giao dịch hàng ngày ban đầu là 3,75$ - 4,25$.

Cũng giả sử thời điểm này là một mùa trồng trọt đặc biệt khô hạn, mỗi ngày luôn có những tin tức đưa tin về một trận cháy rừng lớn bùng phát, đe dọa sự sống của một khu vực trồng rừng nguyên sinh. Chính sự kiện này sẽ khiến giá hợp đồng tương lai tăng lên và có thể cố gắng vượt qua giới hạn 4,35$. Kết quả là sàn chứng khoán này có thể mở rộng biên độ giao dịch hàng ngày lên 4,6$.

5 khái niệm liên quan đến biên độ chứng khoán 

Liên quan đến khái niệm biên độ giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư cần hiểu rõ một số thuật ngữ khác như:

2.1. Giá tham chiếu

Giá tham chiếu là mức giá cơ sở, được dùng để tính giá trần và giá sàn của mỗi phiên giao dịch.

biên độ tăng giảm chứng khoán Với sàn UPCOM, giá tham chiếu là giá bình quân gia quyền của các giao dịch trong phiên giao dịch gần nhất

Giá tham chiếu chính là mức giá đóng cửa - giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng trong phiên giao dịch gần nhất trước đó (ngoại trừ trong những trường hợp đặc biệt).

Lưu ý: Riêng với sàn giao dịch UPCOM, giá tham chiếu là giá bình quân gia quyền của các giao dịch trong phiên giao dịch gần nhất (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt).

2.2. Giá trần

Giá trần là mức giá tối đa mà một cổ phiếu được phép đạt tới, tính trong một phiên giao dịch. Mức giá trần sẽ khác nhau trong mỗi phiên giao dịch chứng khoán.

biên độ dao động giá chứng khoán Nhà đầu tư phải đặt giá giao dịch sao cho thấp hơn giá trần

Nhà đầu tư chỉ có thể đặt lệnh cho cổ phiếu của mình sao cho giá giao dịch phải thấp hơn giá trần.

Công thức tính giá trần:
Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ giao dịch của giá).

2.3. Giá sàn

Ngược lại với giá trần, giá sàn là mức giá tối thiểu mà một cổ phiếu được phép giảm tới, tính trong một phiên giao dịch. Giá sàn sẽ khác nhau trong mỗi phiên giao dịch chứng khoán.

biên độ trần sàn chứng khoán Giá sàn.

Nhà đầu tư chỉ có thể đặt lệnh cho cổ phiếu của mình sao cho giá giao dịch phải cao hơn giá sàn.

Công thức tính giá sàn:
Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x Biên độ giao dịch của giá).

2.4. Giá đóng cửa

Giá đóng cửa là mức giá được thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng của một mã chứng khoán, cổ phiếu trong một phiên giao dịch. Nói cách khác, giá đóng cửa được coi là mức giá trên thị trường của cổ phiếu tính vào thời điểm kết thúc của một phiên giao dịch.

biên độ giao động giá Giá đóng cửa.

Trường hợp không thể xác định được giá thực hiện trong ngày giao dịch, giá đóng của của một mã cổ phiếu được xem là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó.

Ngoại trừ sàn UPCOM, tại các sàn giao dịch khác, giá đóng cửa hôm trước tính là giá tham chiếu của ngày giao dịch hôm sau.

2.5. Quy tắc làm tròn giá

Tại thị trường Việt Nam, biên độ giao dịch của giá chứng khoán trên 3 sàn HOSE, HNX và UpCom được quy định lần lượt là 7%, 10%, 15%. Tuy nhiên, khi tính ra mức giá trần giá sàn thông qua việc nhân biên độ giao dịch với giá tham chiếu, kết quả cho thấy đa phần đều ra số lẻ. Vì thế, quy tắc làm tròn giá được ra đời để giải quyết vấn đề này.

Amplitude of oscillation Quy tắc làm tròn giá.

Ví dụ, cổ phiếu APG trên sàn giao dịch HOSE được giao dịch với giá tham chiếu là 95.000 đồng/cổ phiếu.

Với biên độ giao dịch chứng khoán quy định trên sàn HOSE là 7% - tương đương 6.650. Tuy nhiên, theo quy tắc làm tròn giá, ta có 2 giá trị 6.600 và 6.700 có thể xem xét. Nhưng biên độ dao động giá cổ phiếu làm trong không được lớn hơn giá trị ban đầu. Chính vì thế chúng ta sẽ lựa chọn mức dao động 6.600 đồng.

Như vậy, giá trần phiên giao dịch hôm sau sẽ được tính bằng = 95.000 + 6.600 = 101.600 đồng, giá sàn được tính bằng = 95.000 - 6.600 = 88.400 đồng. 

4. Kết luận

Trên đây, Investo đã gửi đến quý độc giả những thông tin chi tiết nhất về biên độ là gì? khái niệm, cách xác định, ý nghĩa, nguyên nhân và ví dụ về biên độ biến động giá chứng khoán. Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về một trong những khái niệm cơ bản nhất trong chứng khoán, phục vụ cho hành trình chinh phục đầu tư chứng khoán thu lợi nhuận cao.

Lan Hương

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến